Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Vào rừng hái dứa dại

Lội bùn lầy, luồn lách vào các bụi dứa gai để thu hoạch vài chục kilôgam trái, kiếm vài trăm ngàn trang trải cuộc sống. Hàng ngày, những người hái dứa dại vẫn cần mẫn vác cái rựa lội sâu trong bưng biền tìm “đặc sản” trong vùng hoang hóa.

1.Buổi sáng, ăn vội bữa cơm, anh Nguyễn Trung Nghĩa, ở xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, mang cái rựa được mài bén ngót xuống vỏ lãi “dong” thẳng vào rừng hái dứa. Ở miền bưng biền, chua phèn này, dứa gai có tự đời nào không ai nhớ nổi, chỉ nhớ đây là loại cây gắn liền với tuổi thơ khốn khó của những con người nơi đây.


Để có dứa, anh Nguyễn Trung Nghĩa phải luồn lách vào những bụi dứa đầy gai, rậm rạp

“5, 10 năm trước, hầu như sau hè, cặp hông nhà nào cũng có vài bụi dứa gai. Mỗi khi chúng sinh sôi nhiều quá phải chặt bớt nhưng cây dứa có sức sống mãnh liệt, chặt một cây thì ở gốc lại mọc lên 3, 4 chồi non mới. Hồi đó, dân quê ưa hái trái dứa chín vạt ra, phơi khô rồi nấu nước uống cho mát, chứ chưa ai nghĩ có ngày loại trái này lại có thể kiếm ra tiền” - anh Nghĩa nhớ lại.

Chiếc vỏ lãi lướt trên sông, hai bên bờ chỉ dứa với dứa. Những bụi dứa xanh mướt, cao gần 5 mét, đầy gai nhọn lấn át các loài cây dại khác. Đi tiếp hơn 10 cây số nữa, anh Nghĩa vào sâu trong các khu đất còn hoang hóa, chỉ có cây tràm, năng sinh sôi. Anh nói, mấy bụi dứa ở cặp sông, gần đường, người ta hái nhiều, giờ không còn trái nào, chỉ ở các khu vực hoang vu mới còn.

Sau hơn 30 phút vòng vèo trên các con rạch nhỏ, anh cặp xuồng tại khu vực dứa gai mọc hoang rộng hàng trăm mét vuông rồi lấy chai dầu nóng bỏ vô túi áo đề phòng bị kiến hay muỗi, vắt cắn có cái mà xức. Chân trần, anh vác rựa băng qua vạt năng nước ngập tới đầu gối, phạt mấy tàu lá dứa đầy gai dọn đường.

Giữa bụi dứa đầu tiên có 2 trái dứa nhỏ màu xanh còn nằm trong nách lá. Anh Nghĩa nói, 2 trái này còn nhỏ quá, để nó lớn tầm 2-3 ký mới hái, sang bụi khác, anh thấy mấy trái dứa già, vỏ ngả sang màu vàng nhạt như trái khóm đang bị kiến bu quanh. Anh phải mất chừng 10 phút phạt mấy nhánh dứa gai góc xung quanh mới hái được.

Độ khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ rảo quanh đám dứa, anh Nghĩa hái gần 20 trái dứa chắc nịch khoảng chừng 40kg. Dù có 5, 6 năm kinh nghiệm hái dứa, vậy mà khi trở ra từ đám dứa, hai tay anh vẫn bị gai cào trầy xước, rướm máu.

Anh cho biết, thường một đám dứa sau khi khai thác phải đợi 1-1,5 tháng mới có trái trở lại, nên thợ hái phải biết xoay vòng, tính toán sao cho khi hái đám dứa cuối cùng thì đám dứa đầu tiên có trái chín.


Sau hành trình vất vả, anh Nghĩa cho dứa lên vỏ lãi chở về bán

2.Gần đây, nhiều khách hàng ở TP.HCM săn lùng trái dứa rừng để làm thuốc nam chữa bệnh nên giá dứa tăng cao. Mỗi kilôgam dứa tươi ở Đức Huệ có giá khoảng 20.000 đồng, bình quân mỗi chuyến vào rừng, một người hái được khoảng 40-50kg, kiếm được vài trăm đến cả triệu đồng.

Người dân địa phương thấy dứa có giá nên cũng bỏ tiền ra mua dứa tại vựa rồi sang tay lại cho các mối lái ở thành phố. Những người như anh Nghĩa nếu không bán cho vựa thì bỏ công đem dứa ra đường bày bán kiếm thêm chút đỉnh tiền lời.

Mỗi bận hái dứa bán, anh Nghĩa đều giữ lại 1, 2 trái rồi vạt ra, phơi khô, nấu nước uống. Anh nói, ở quê không có thứ trái gì uống vào mát người như dứa dại, lại không sợ phân bón, thuốc trừ sâu.

Thế nhưng mấy tháng gần đây, hành trình vào rừng hái dứa của anh và mấy người đi chung như ngày càng dài ra, nhiều người hái không ý tứ chặt luôn cả trái non đem bán dù biết rõ trái chín mới có vị thuốc nên dứa cạn kiệt dần, muốn hái phải vào sâu trong rừng.

Mặc dù “hái” ra tiền nhưng những người chọn nghề này chỉ xem đây là nghề tạm, tranh thủ làm những lúc nông nhàn. Bởi anh biết, dù cây dứa sinh sôi nhanh nhưng nó không nhanh bằng những nhát dao của người hái.

Mấy năm gần đây, công nghiệp phát triển, những đám dứa gai ngày nào dần nhường chỗ cho nhà xưởng. Và cái nghề mưu sinh với cái rựa trên vai, luồn sâu vào rừng của những người hái dứa cũng dần mai một./.

Nguyệt Nhi-Thụy Du

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Thiệt hại lớn tại “thủ phủ tôm hùm của Việt Nam” do thủy sản chết hàng loạt

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), vùng nuôi trồng thủy sản đầm Cù Mông có khoảng 160 hộ nuôi bị thiệt hại với số lượng gần 62 tấn tôm hùm và gần 30 tấn cá nuôi bị chết.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top