Thứ bảy, 27/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ công nghiệp thép thế giới?

Ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong khu vực và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ngành thép khu vực Đông Nam Á và cải thiện vị trí trong ngành công nghiệp thép thế giới.

Ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong khu vực và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ngành thép khu vực Đông Nam Á và cải thiện vị trí trong ngành công nghiệp thép thế giới.

(Ảnh minh họa: Quốc Dũng/TTXVN)

Ngành thép trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về công suất, sản lượng cũng như chủng loại thép. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để cho ra lò những sản phẩm thép có chất lượng cao, được các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng.

Theo các chuyên gia, thép Việt Nam đã có bước nhảy vọt trong ngành công nghiệp thép thế giới.

Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay kể từ khi ngành thép Việt Nam vẫn còn non trẻ, năm 2000, tổng công suất phôi chỉ đạt khoảng 300.000 tấn, sản xuất thép thành phẩm chỉ đạt 2,4 triệu tấn; đến năm 2015, công suất phôi đạt hơn 12 triệu tấn, tăng hơn 40 lần so với năm 2000; thép thành phẩm các loại đạt hơn 26 triệu tấn, tăng hơn 10 lần so với năm 2000.

Bên cạnh sản lượng thì sự đa dạng trong chủng loại sản phẩm cũng giúp ngành thép Việt Nam bổ sung đủ các dải sản phẩm mà hiện nay vẫn đang còn thiếu.

Nhờ đó, ngành thép Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong khu vực và giữ vai trò ngày càng quan trọng trong ngành thép khu vực Đông Nam Á và cải thiện vị trí trong ngành công nghiệp thép thế giới.

Năm 2015, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 24 về sản xuất thép thô trong top 50 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới theo thống kê của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel), tăng 2 bậc so với năm 2014 (ở vị trí thứ 26).

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở vị trí số 1, chiếm 29% tổng sản lượng thép thô của khu vực này. Sản xuất thép thành phẩm Việt Nam năm 2015 ở vị trí số 1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiếm gần 34 % tổng sản lượng thép thành phẩm của khu vực.

Cũng theo chuyên gia ngành thép Nguyễn Văn Sưa, trong 10 năm trở lại đây, ngành thép Việt Nam phát triển rất mạnh, cho đến năm 2020, ngành thép Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 14 thế giới.

Đây là bước tiến rất khá trên bản đồ ngành thép thế giới. Năm 2020, tính sản xuất thép thô của Việt Nam đã đạt mức rất cao 19,5 triệu tấn/năm.

Về công nghệ, Việt Nam vẫn đi theo xu hướng chung thế giới, với công nghệ lò cao, đi từ quặng sắt, luyện gang để luyện ra thép. Công nghệ này thế giới vẫn đang chiếm 70%. Còn công nghệ lò điện chiếm chỉ khoảng 30%.

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục có triển vọng phát triển mạnh công nghệ mới này, ông Sưa dự báo.

Điểm nhấn thứ hai về phát triển thép trong nước phải kể đến quy mô các dự án của doanh nghiệp. Trước đây, khoảng năm 2004, công nghệ thép Việt Nam còn rất khiêm tốn, nhỏ lẻ, phân tán và lạc hậu.

Đến nay, các doanh nghiệp đã có bước tiến rất dài cả về quy mô, sản lượng và công nghệ đều tương đương tầm cỡ thế giới hiện tại; trong đó đặc biệt là Công ty Trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa), Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát).

Có mặt thăm quan tại Khu liên hợp sản xuất Gang Thép Hòa Phát Dung Quất, khung cảnh một khu liên hợp sản xuất quy mô khiến đoàn chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng.

Mới 4 năm trước, nơi đây còn ngổn ngang những máy móc, mặt bằng chưa được san lấp... nhưng đến nay, trên diện tích hơn 400ha, gần như toàn bộ dự án đã hoàn thành, sẵn sàng cung ứng ra thị trường khoảng 2,7 triệu tấn thép cuộn cán nóng, hàng triệu tấn phôi và thép xây dựng...

Ông Đinh Văn Chung, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất cho hay, hiện nay, các mặt hàng thép cuộn cán nóng của tập đoàn đều ở trong tình trạng “cháy hàng,” sản xuất không kịp cung ứng cho thị trường.

(Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN)

Ngoài việc lấn sân thành công làm cảng nước sâu để đón tàu hàng, Hòa Phát sẽ tiếp tục đầu tư dự Hòa Phát Dung Quất 2 vào đầu năm 2022 với công suất 5 triệu tấn/năm, tập trung sản xuất thép cuộn cán nóng HRC với công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay, tốt hơn cả dây chuyền hiện tại.

Có thể nhận thấy, mặc dù đa dạng và đáp ứng tốt thị trường trong nước, song theo đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, chủng loại thép hiện vẫn là các loại thép thông thường dùng trong xây dựng, phục vụ đại trà với nhu cầu xã hội rất lớn.

Còn với thép đặc chủng, chế tạo máy móc, hiện Việt Nam vẫn chưa phát triển. Bởi lẽ các sản phẩm thép đặc chủng đòi hỏi công nghệ phức tạp, đầu tư rất lớn, chủng loại nhiều nhưng dung lượng thị trường lại nhỏ, dẫn tới hiệu quả sản xuất kém.

Hơn nữa, hiện thép đặc chủng cao cấp là những sản phẩm của các hãng thép thế giới đã có tiếng hàng trăm năm nay, nên việc tham gia của các doanh nghiệp trong nước cũng được nhận định sẽ gặp khó. Dù vậy, đây vẫn sẽ là hướng đi trong tương lai. Khi dung lượng thị trường tốt, hiển nhiên, các doanh nghiệp sẽ tính toán để tham gia đầu tư.

Chia sẻ của ông Đinh Văn Chung cho thấy, bắt đầu một số công ty kết cấu trong nước và chế tạo cũng đã đề nghị với Hòa Phát về thép chế tạo, nhưng đến nay tập đoàn vẫn đang lựa chọn cấu hình công nghệ sản xuất.

“Các đơn vị đang đặt vấn đề và Hòa Phát phải khảo sát thị trường, dung lượng đủ lớn mới có thể tính toán đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất đó,” ông Chung nói.

Hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất được một số mặt hàng trước đây các doanh nghiệp sản xuất thép hạ nguồn phải nhập khẩu như: thép dự ứng lực, bao gồm thép thanh, sợi, cáp thép dự ứng lực... đủ cung ứng trong nước. Trước đây, các sản phẩm này hoàn toàn nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, hiện nay, Việt Nam cũng có thể tham gia được vào sản xuất các sản phẩm thép đặc chủng phục vụ cho sản xuất máy móc, công nghiệp, vì nhu cầu cũng đang lớn dần.

“Cách đây hơn 20 năm, nhu cầu thép hợp kim, thép đặc chủng của Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 100.000 tấn/năm. Để xây dựng nhà máy, doanh nghiệp phải đầu tư lớn hàng trăm triệu USD nên sẽ không hiệu quả. Nhưng đến nay, nhu cầu sản phẩm này tăng lên nhiều. Chúng tôi cũng đã nhiều lần khuyến nghị các cuộc điều tra về nhu cầu thép hợp kim, thép đặc chủng, để có số liệu, làm cơ sở cho các doanh nghiệp tính toán đầu tư. Nhưng đến giờ vẫn chưa có cuộc điều tra nào thực sự quy mô,” ông Sưa chia sẻ.

Theo ước tính, các sản phẩm thép không gỉ mỗi năm tiêu thụ hàng triệu tấn/năm (hiện mới chủ yếu nhập khẩu). Ông Sưa cho rằng, nhu cầu thép không gỉ, thép cho sản xuất chế tạo máy móc sẽ tăng dần trong tương lai.

Do vậy, cần có các khảo sát, nghiên cứu về thị trường để các doanh nghiệp trong nước hiện có đủ tiềm lực tiến tới đầu tư. Hoặc có thể kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, tập trung vào các sản phẩm thép chất lượng cao, thép không gỉ...

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nghiêm Xuân Ða cho hay, để nắm bắt tốt cơ hội, các doanh nghiệp ngành thép cần tiếp tục bám sát thị trường, thể hiện tốt năng lực cạnh tranh thông qua việc cơ cấu lại sản phẩm để có những điều chỉnh phù hợp, bảo đảm cho việc phát triển lâu dài.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có hoạch định, chiến lược phát triển ngành thép theo chiều sâu, hướng các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ để đưa ra thị trường những sản phẩm thép đặc chủng chất lượng cao./.

Theo TTXVN

EVFTA giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư mới

Báo Nikkei Asia Review của Nhật Bản vừa bình luận việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) là động thái có thể giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư mới cho các doanh nghiệp sản xuất.

Ủng hộ nông sản Việt

(ĐCSVN) - Ví điện tử MoMo, Báo Tuổi Trẻ và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) phối hợp thực hiện chương trình “Ủng hộ nông sản Việt” với mục tiêu cùng toàn xã hội tiếp tục ủng hộ đầu ra cho nông sản Việt sau dịch COVID-19.

Lục Ngạn đẩy mạnh tiêu thụ nội địa vải thiều

(ĐCSVN) - Bắt đầu từ hôm nay (10/6), nông dân trồng vải ở Lục Ngạn bước vào thu hoạch chính vụ và dự kiến kết thúc trước 30/7. Huyện đang chủ động thực hiện phương án hỗ trợ tiêu thụ trong điều kiện tình hình dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát nhưng chưa hết dịch.

Thời điểm vàng kích cầu du lịch hậu COVID-19

(ĐCSVN) - “Thời điểm vàng kích cầu du lịch hậu COVID-19” là chủ đề cuộc tọa đàm trực tuyến do Báo Tiền phong phối hợp với Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức vào ngày 10/6 tại Hà Nội.

Việt Nam nhập khẩu hơn 67.638 tấn thịt lợn

(ĐCSVN) - Trong 5 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 67.638 tấn thịt lợn, chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Braxin,…

Bộ Nông nghiệp chủ trương lấy chăn nuôi bù đắp cho thâm hụt toàn ngành

Người đứng đầu ngành nông nghiệp khẳng định ​nhóm hàng đang có nhiều lợi thế là ngành chăn nuôi, bao gồm chăn nuôi cả ba nhóm gia cầm, đại gia súc và lợn đều đang rất thuận lợi.

Tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015

Đây là năm thứ 3 Lễ tôn vinh các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được tổ chức. Sau năm tháng phát động chương trình tại 63 tỉnh, thành phố, Ban tổ chức đã xét và chọn 189 sản phẩm tiêu biểu gửi về Hội đồng bình chọn cấp Trung ương.

Tiền Giang: Sau hạn mặn trái dứa đạt mức giá kỷ lục

Hiện nay, nông dân Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi do giá trái khóm (dứa) đạt mức kỷ lục.

Vụ lúa Hè Thu năm 2016 năng suất thấp, lợi nhuận không cao

Vụ lúa Hè Thu năm nay được kỳ vọng giúp nông dân bù vào khoản thua lỗ từ vụ trước do hạn, mặn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn vì năng suất lúa thấp.

Ứng dụng công nghệ cao bước đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải pháp đột phá thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Long An. Mục tiêu của đề án là phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Cần tuân thủ lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đối với công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Một số công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, UBND tỉnh Long An sẽ rà soát, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định.

Long An thống nhất đề xuất triển khai đường Vành Đai 4 và mở rộng Quốc lộ 62   

Đường Vành đai 4, Long An thống nhất đề xuất chọn theo phương án Đường cao tốc, tốc độ 100km/h, 4 làn hoàn chỉnh, nền đường 25,5m. Trong khi đó, mở rộng Quốc lộ 62 thống nhất 3 phương án để tham mưu UBND tỉnh.

Phòng ngừa cháy, nổ trong cao điểm mùa khô

Khoảng 2 tháng gần đây, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra cháy do đốt rác, thực bì, dọn dẹp các khu đất trong khu dân cư và khu, cụm công nghiệp um tùm cây cỏ.

Đầu tư hạ tầng giao thông tạo động lực cho phát triển   

Xác định rõ “hạ tầng giao thông là động lực cho phát triển”, những năm qua, tỉnh Long An đã và đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh.
Top