Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Việt Nam giành được lòng tin quốc tế nhờ những đóng góp có trách nhiệm

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, nên Việt Nam đã giành được lòng tin của Liên hợp quốc, các đối tác và nước sở tại mà lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam có mặt.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, nên Việt Nam đã giành được lòng tin của Liên hợp quốc, các đối tác và nước sở tại mà lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam có mặt.


Lễ xuất quân Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei và Nam Sudan tháng 4/2022. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Đánh giá về thành tựu phát triển, đảm bảo quyền con người và vai trò vị thế của Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên trung tâm Tương lai Chính sách, Đại học Queensland (Australia) nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh câu này đã khái quát sự phát triển toàn diện các mặt của Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, từ kinh tế đến an ninh-quốc phòng và đối ngoại.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Australia, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có được như ngày nay là nhờ vào sự đóng góp của Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó có việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Chính vì sự tham gia của Việt Nam xuất phát từ ý thức trách nhiệm, chứ không phải xem đó là nghĩa vụ, nên Việt Nam đã giành được lòng tin của Liên hợp quốc, các đối tác, và nước sở tại mà lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam có mặt.

Theo ông, không phải nước nào, lực lượng gìn giữ hòa bình của nước nào cũng nhận được lòng tin như vậy.

Đề cập những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải nêu bật Việt Nam là một trong số những nước tiên phong tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền con người, trong đó riêng công ước về quyền trẻ em, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai ở châu Á-Thái Bình Dương ký kết gia nhập và phê chuẩn công ước này.

Việt Nam cũng đã tham gia và phê chuẩn công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước về quyền của người khuyết tật.

Sau khi gia nhập và phê chuẩn các công ước này, Việt Nam đã chủ động và tích cực nội luật hóa những quy định của các công ước này.

Nhờ đó, có thể nói rằng khung pháp luật quốc gia của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của những nhóm yếu thế này được hoàn chỉnh hơn và phù hợp, tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế trong việc bảo vệ quyền của các nhóm này.

Ông Nguyễn Hồng Hải nhận định kinh tế phát triển đã góp phần to lớn vào thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.

Ông viện dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong giai đoạn 1993-2014, cho biết Việt Nam đã đưa hơn 40 triệu người, nghĩa là xấp xỉ một nửa dân số đất nước, thoát nghèo.

Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam đã được nhiều chuyên gia quốc tế ghi nhận và dự đoán Việt Nam sẽ trở thành một con hổ, con rồng kinh tế Á Đông.

Trong hơn hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau,” Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đảm bảo các quyền của người dân như được chăm sóc y tế miễn phí, tiêm vaccine phòng bệnh, có nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn.

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải đánh giá đây là chủ trương và chính sách vừa nhân văn, vì người dân và cũng vừa vì sự phát triển của đất nước.

Kết quả của chiến dịch tiêm vaccine COVID-19, thành tích kiểm soát dịch của Việt Nam để kinh tế đất nước có đà phục hồi như hiện nay là đáng tự hào.

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Hải cho rằng trên bình diện quốc tế, việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc mang một ý nghĩa đặc biệt bởi Việt Nam từng là nạn nhân của chiến tranh, từng là nước đi tìm kiếm và mưu cầu hòa bình, nay là nước góp phần kiến tạo và xây dựng hòa bình cho những nước là nạn nhân của chiến tranh. Điều này cho thấy trách nhiệm của Việt Nam./.

Nguyễn Minh (TTXVN/Vietnam+)

Vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn: Liên lạc được với phi hành đoàn

Giới chức Iran đã liên lạc được với một thành viên của phái đoàn tháp tùng Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một trong những thành viên phi hành đoàn trên chiếc trực thăng gặp nạn ở Đông Azarbaijan.

Quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại Iraq để ổn định tình hình

Các lực lượng quân đội Mỹ sẽ ở lại Iraq 'chừng nào còn cần thiết' để giúp ổn định các khu vực từng do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát.

Quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại Iraq để ổn định tình hình

Các lực lượng quân đội Mỹ sẽ ở lại Iraq 'chừng nào còn cần thiết' để giúp ổn định các khu vực từng do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát.

Quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại Iraq để ổn định tình hình

Các lực lượng quân đội Mỹ sẽ ở lại Iraq 'chừng nào còn cần thiết' để giúp ổn định các khu vực từng do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát.

Quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện tại Iraq để ổn định tình hình

Các lực lượng quân đội Mỹ sẽ ở lại Iraq 'chừng nào còn cần thiết' để giúp ổn định các khu vực từng do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát.

Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25

(ĐCSVN) - Với chủ đề “Đi tìm trật tự thế giới mới để thoát khỏi hỗn loạn”, Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25 đã thảo luận về các xu thế phát triển mới, các vấn đề có tác động lớn đến tương lại của Châu Á và thế giới như: già hoá dân số, biến đổi khí hậu, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh thế giới và trật tự thế giới...

Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25

(ĐCSVN) - Với chủ đề “Đi tìm trật tự thế giới mới để thoát khỏi hỗn loạn”, Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25 đã thảo luận về các xu thế phát triển mới, các vấn đề có tác động lớn đến tương lại của Châu Á và thế giới như: già hoá dân số, biến đổi khí hậu, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh thế giới và trật tự thế giới...

Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25

(ĐCSVN) - Với chủ đề “Đi tìm trật tự thế giới mới để thoát khỏi hỗn loạn”, Hội nghị quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 25 đã thảo luận về các xu thế phát triển mới, các vấn đề có tác động lớn đến tương lại của Châu Á và thế giới như: già hoá dân số, biến đổi khí hậu, sự chuyển dịch của cơ cấu kinh thế giới và trật tự thế giới...

Điện mừng Tổng thống và Phó Tổng thống Indonesia

Nhân dịp Ngài Joko Widodo (Giô-cô Uy-đô-đô) tái đắc cử Tổng thống Cộng hòa Indonesia (In-đô-nê-xi-a) nhiệm kỳ 2019 - 2024, ngày 21/5/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi các Điện chúc mừng.

Điện mừng Tổng thống và Phó Tổng thống Indonesia

Nhân dịp Ngài Joko Widodo (Giô-cô Uy-đô-đô) tái đắc cử Tổng thống Cộng hòa Indonesia (In-đô-nê-xi-a) nhiệm kỳ 2019 - 2024, ngày 21/5/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi các Điện chúc mừng.
Top