Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Việt Nam tập trung thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 5G

Công nghệ 5G chính là chìa khóa mở ra các cơ hội mới, tạo ra các mô hình vận hành kinh doanh mới có khả năng làm thay đổi nền kinh tế, giúp Việt Nam bứt phá trở thành nước phát triển về công nghệ.

Công nghệ 5G chính là chìa khóa mở ra các cơ hội mới, tạo ra các mô hình vận hành kinh doanh mới có khả năng làm thay đổi nền kinh tế, giúp Việt Nam bứt phá trở thành nước phát triển về công nghệ.

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân nghe giới thiệu về robot mô phỏng các động tác được điều khiển từ xa qua sóng 5G. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)

Việt Nam đang xây dựng chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số.

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của từng ngành, từng lĩnh vực một cách nhanh chóng và bền vững, Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư các yếu tố hạ tầng công nghệ thông tin như mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu…, trong đó đặc biệt cần tập trung thúc đẩy sự phát triển của công nghệ 5G.

Công nghệ kết nối thế hệ mới 5G chính là chìa khóa mở ra các cơ hội mới, tạo ra các mô hình vận hành kinh doanh mới có khả năng làm thay đổi nền kinh tế, giúp Việt Nam bứt phá trở thành một nước lớn mạnh về mặt phát triển công nghệ.

5G - công nghệ tương lai

Công nghệ di động thế hệ thứ năm, gọi tắt là 5G, đang được thử nghiệm tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm 2018, chuẩn 5G đã được định dạng (Release 15) và đã có hơn 110 nhà mạng (thuộc hơn 20 quốc gia) công bố đang đầu tư phát triển mạng 5G trong giai đoạn đầu.

Trên thế giới, nhiều tập đoàn lớn như Ericsson, Huawei, ZTE… đã có có sản phẩm trạm phát sóng (BTS) 5G thương mại triển khai cho các nhà mạng lớn trên thế giới.

Tính đến tháng 6/2019, có năm quốc gia vận hành mạng 5G thương mại và 16 quốc gia triển khai thử nghiệm mạng 5G. Ngày 15/6/2019, nhà mạng Vodadone (công ty mạng đa quốc gia có trụ sở chính tại Vương quốc Anh) đã sử dụng các thiết bị của hãng Huawei để triển khai mạng 5G tại 15 thành phố của Tây Ban Nha. Công nghệ 5G đã và đang trở thành xu hướng công nghệ của tương lai.

Theo nghiên cứu của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU), công nghệ thông tin di động không dây thế hệ thứ năm 5G cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao. Về mặt kỹ thuật, mạng 5G hoạt động trong băng tần bước sóng milimet, ở giữa dải phổ tần 30 GHz và 300 GHz.

Tổ chức Liên minh Viễn thông Quốc tế quy định mạng chuẩn thế hệ thứ tư 4G-LTE phải đạt tốc độ 100Mb/giây khi di chuyển tốc độ cao và tốc độ 1Gb/giây đối với những thiết bị cố định. Trong khi đó, ước tính tốc độ dữ liệu đường truyền của mạng 5G gấp 20 lần chuẩn 4G-LTE hiện tại, đồng thời có khả năng hỗ trợ đến 1 triệu thiết bị cùng sử dụng mạng trong phạm vi 1km2.

Theo thông tin trên trang web techradar.com, mạng 5G có thể đạt tới tốc độ đường truyền “không tưởng” là 800 Gb/giây. Tốc độ siêu khủng này có khả năng phá vỡ mọi giới hạn về lưu lượng đường truyền Internet không dây và thỏa mãn bất kỳ nhu cầu nào trên thiết bị di động hiện nay.

Người dùng có thể trải nghiệm công nghệ này theo một cách hoàn toàn mới và khác hẳn so với những công nghệ không dây trước đó (công nghệ 2G, 3G, 4G). Công nghệ 5G sẽ có sự ảnh hưởng vượt ra ngoài các thiết bị điện thoại thông minh, bởi nó có thể kết nối mọi đồ vật với nhau trong thế giới Internet vạn vật và dường như con người có thể “giao tiếp” với máy móc.

Với ưu thế và những tính năng vượt trội, 5G là xu hướng của công nghệ, chìa khóa tạo sự khác biệt trong tương lai.

Ngành Viễn thông Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ triển khai công nghệ 5G. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Đầu tư cho 5G tại Việt Nam

Hiện nay, nhiều nhà cung cấp mạng trên thế giới dự kiến, mạng di động 5G sẽ được thương mại hóa trong năm 2020 với mục tiêu đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống của mọi người.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông, tập đoàn kinh tế lớn cũng đang tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của các thiết bị 5G cũng như nâng cao tỷ lệ phủ sóng 5G.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết hiện Viettel đã thành lập ban chỉ đạo cấp tập đoàn để điều hành dự án 5G. Viettel dành nguồn nhân lực tập trung khoảng 300 kỹ sư nhiều kinh nghiệm tham gia dự án 5G.

Về hạ tầng, hiện Viettel có phòng thí nghiệm Lab 4G hoàn chỉnh với các thiết bị đo đầy đủ cho cả tuyến thu, tuyến phát và hiệu năng, tính năng của hệ thống.

Viettel đang đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng phòng Lab 5G, đồng thời Viettel đã phê duyệt dự toán 500 tỷ đồng đầu tư cho sản xuất thiết bị Microcell 5G.

Ngoài ra, Viettel tích cực hợp tác với các công ty của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ấn Độ để sản xuất bộ vi xử lý chip-set 5G cũng như các thiết bị, sản phẩm, phần mềm sử dụng nền tảng công nghệ 5G.

Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, cho biết khi công nghệ 5G bùng nổ, Viettel cũng sẽ phải có thiết bị 5G của riêng mình để sử dụng. Do đó, Viettel chắc chắn phải tìm ra cách phát triển thành công công nghệ 5G.

Quan trọng hơn nữa, toàn bộ sản phẩm 5G về phần cứng và phần mềm sẽ được Viettel nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam để đảm bảo tốt ưu nhất về vấn đề an toàn an ninh thông tin mạng.

Các đại biểu tham quan và trải nghiệm công nghệ thực tế ảo trên đám mây của Viettel. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
Ông Ngô Hoàng Anh, Viện nghiên cứu Thiết bị Viễn thông, Công ty Vinsmart (thuộc tập đoàn Vingroup), cho biết Vinsmart đang tập trung nghiên cứu và sẽ sản xuất các hệ thống 5G, Internet kết nối vạn vật (IoT). Đồng thời Vinsmart đã xây dựng phòng thí nghiệm (Lab) hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển điện thoại 5G và thiết bị viễn thông 5G.

Dự kiến tháng 7/2020 sẽ có sản phẩm điện thoại 5G đầu tiên ra mắt, tháng 8/2020 bắt đầu thử nghiệm các thiệt bị viễn thông 5G. Vinsmart cũng đã làm việc với hãng Cisco, Intel để phát triển các thiết bị mạng 5G.

Đại diện Công ty Phần mềm FPT chia sẻ, việc sản xuất được bộ vi xử lý điện tử công nghệ mới là vô cùng khó. Do đó FPT tìm hướng đi khác để tiếp cận vi mạch của chip-set 5G bằng việc đưa chiến lược sản xuất chip trong thời gian 10 năm và đi từng bước khá thận trọng.

Trong năm năm đầu (2014-2019), FPT thành lập nhóm các kỹ sư thiết kế bộ vi điện tử chip-set chuyên đi làm thuê (outsoursing) cho các công ty trên toàn thế giới để tích lũy kinh nghiệm.

Hiện nay, FPT đã có hơn 100 kỹ sư có thể thiết kế được bộ vi điện tử chip-set. Trong giai đoạn hai (2019-2023), đội ngũ kỹ sư của FPT khi đã có kinh nghiệm sẽ phối hợp lại để tạo ra cả gói sản phẩm về chip-set nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Nhận định việc sản xuất chip-set 5G là vô cùng khó khăn và tốn kém, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm chia sẻ Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn hình thành một cộng đồng những doanh nghiệp, chuyên gia… để chia sẻ kinh nghiệm xung quanh vấn đề làm thế nào để hoàn tất việc sản xuất chip-set 5G tại Việt Nam trong thời gian tới.

Để đảm bảo an toàn trong lĩnh vực 5G, Chính phủ Việt Nam có chiến lược cho sản phẩm chip-set 5G do người Việt Nam sản xuất và làm chủ thương hiệu "Make in Vietnam." Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 5G cho ba nhà mạng (Viettel, Mobifone, VNPT), đồng thời nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã bắt tay nghiên cứu, tìm hiểu về các thiết bị 5G.

Để hộ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi như miễn thuế, thủ tục cấp phép… cho các đơn vị đầu tư cho việc nghiên cứu và sản xuất chip-set 5G, Internet kết nối vạn vật…

Với sự vào cuộc của các đơn vị công nghệ thông tin trong nước cùng sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý, hy vọng trong năm 2020, bộ vi xử lý chip-set công nghệ 5G có thương hiệu Made in Vietnam sẽ xuất hiện để tạo nền tảng, động lực cho những đột phá của Việt Nam./.

Theo TTXVN

Màng phủ đồng giúp chống khuẩn cho màn hình cảm ứng 

Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu và Nghiên cứu cao cấp Catalan (ICREA), Viện Khoa học Quang tử (ICFO) của Tây Ban Nha hợp tác với Tập đoàn Corning của Mỹ vừa phát triển một bề mặt đồng có cấu trúc nano trong suốt

Chiếu ánh sáng vào đầu và bụng có thể đẩy lùi stress 

Theo một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Affective Disorders, việc áp dụng trị liệu quang sinh học đồng thời vào phần đầu và bụng có thể làm giảm tác động của tình trạng căng thẳng tinh thần (stress) mãn tính.

Đêm nay, Việt Nam đón mưa sao băng "Bảo Bình" rực rỡ nhất

Khoảng 50 ngôi sao băng sẽ được phun ra mỗi giờ từ một ngôi sao rất sáng của chòm sao Bảo Bình.

Tàu SpaceX Dragon trở về Trái Đất, mang theo các thí nghiệm khoa học giá trị

Tàu Dragon của SpaceX đã rơi xuống khu vực ngoài khơi bờ biển Tampa, bang Florida (Mỹ) vào lúc 1h38 sáng 30/4 theo giờ bờ Đông, sau khi rời ISS chiều 28/4.

AI giúp nhận biết những ai phù hợp với liệu pháp miễn dịch trị ung thư 

Nhằm tăng hiệu quả điều trị ung thư, các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển thành công một mô hình dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ đáp ứng với liệu pháp miễn dịch hoặc người nào sẽ gặp tác dụng phụ bất lợi.

Neuralink của Elon Musk phát hiện sự cố sau ca cấy chip vào não người

Trong thông báo ngày 08/5, công ty về chip não Neuralink của Elon Musk cho biết thiết bị dùng để cấy ghép vào bệnh nhân đầu tiên đã gặp sự cố về cơ học.

Những "ông trùm" sẵn sàng chi lớn để thâu tóm TikTok

Sau khi Tổng thống Mỹ ký đạo luật buộc chủ sở hữu Trung Quốc phải bán ứng dụng TikTok, một số 'ông trùm' tài chính và công nghệ Mỹ đang chuẩn bị 'núi' tiền USD để mua ứng dụng này.

Khuyến khích, huy động thanh niên tích cực tham gia công cuộc chuyển đổi số quốc gia 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Công văn số 1537/UBND-KGVX về việc tăng cường hoạt động, công tác thanh niên (TN).

Vì sao Apple không hỗ trợ sạc siêu nhanh cho iPhone?

Vấn đề sạc nhanh chậm của Apple tiếp tục trở thành chủ đề nóng khi các quyết định của công ty về công nghệ pin và sạc đều dựa trên sự cân nhắc toàn diện ở nhiều khía cạnh.

Ðẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, công dân số 

(CT) - Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa ký ban hành Công văn số 1458/UBND-KSTT gửi giám đốc các sở, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, về việc triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024
Top