Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Vùng đồng bằng sông Hồng quy hoạch theo phương châm “Truyền thống - Liên kết - Bứt phá”

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bản Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa quan trọng. Nhất là, có tư duy mới, tầm nhìn mới nhằm tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ để phát huy nhanh, hiệu quả được các giá trị truyền thống kết hợp với khai thác các cơ hội mới, bắt kịp xu thế, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; mạnh dạn tái cơ cấu kinh tế, tổ chức lại không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực.

(ĐCSVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bản Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa quan trọng. Nhất là, có tư duy mới, tầm nhìn mới nhằm tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ để phát huy nhanh, hiệu quả được các giá trị truyền thống kết hợp với khai thác các cơ hội mới, bắt kịp xu thế, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; mạnh dạn tái cơ cấu kinh tế, tổ chức lại không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực.

 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Ảnh: MPI)

Chia sẻ với báo chí trước thềm Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày mai (9/5) được chủ trì bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính, chiều 8/5, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tới 6 chữ “Truyền thống - Liên kết - Bứt phá” để thể hiện nội dung của Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Bộ trường, liên quan tới "Truyền thống", vùng Đồng bằng sông Hồng có “quá nhiều” những giá trị truyền thống về mọi mặt là lợi thế lớn, nhưng cũng là thách thức lớn trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị đó, đặc biệt là thoát ra khỏi tư duy phát triển “cũ” có tính truyền thống, xác lập tư duy phát triển mới tạo ra động lực mới cho sự phát triển vùng. Phát triển vùng phải phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các thế mạnh về địa chính trị, địa kinh tế, điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử; các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị; phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quốc gia có liên quan; bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa và sự phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành quốc gia.

Đồng thời, phát triển và cơ cấu lại kinh tế vùng phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của vùng; phải phát huy hiệu quả các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu quốc gia để chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp và dịch vụ hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, bảo đảm vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái dẫn đầu cả nước.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng cũng đã nhấn mạnh phát triển kinh tế hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, giá trị lịch sử, nhất là văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Coi văn hóa và các giá trị truyền thống là nguồn lực phát triển hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo bảo đảm chất lượng cao, hiện đại, tương đương với các quốc gia phát triển trong khu vực.

Cũng theo đồng chí Nguyễn Chí Dũng, liên quan tới "Liên kết", cần tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của vùng và liên kết vùng. Liên kết vùng phải trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng. Nội dung về liên kết vùng trong Bản quy hoạch đã tập trung vào:

Thứ nhất, phát triển hạ tầng kết nối vùng, bao gồm cả kết nối song phương giữa các tỉnh, thành phố, ưu tiên gắn với các hành lang quan trọng của vùng; trong đó ưu tiên chuẩn bị và triển khai xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lạng Sơn - Hà Nội; đồng bộ hóa từng bước các điểm đầu mối (hub) về giao thông như cụm cảng Hải Phòng – Quảng Ninh, các tuyến kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương (các tuyến vành đai và các trục kết nối với các địa phương); phát triển đồng bộ hạ tầng số để tạo nền tảng thực hiện chuyển đổi số…

Thứ hai, xử lý các vấn đề môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất và bảo đảm an ninh nguồn nước liên tỉnh; chú trọng các giải pháp hiệu quả để ứng phó với diễn biến hạ thấp mực nước trên hệ thống sông của vùng và hồi sinh các dòng sông như sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, Bắc Hưng Hải...

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới sáng tạo, tăng cường phối hợp và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực; chia sẻ, liên kết trong phát triển khoa học và công nghệ hướng vào giải quyết những vấn đề công nghệ đặt ra trong phát triển vùng; hình thành và tăng cương liên kết mạng lưới các trung tâm, cơ sở đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, là hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng và liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối trong việc sử dụng nguồn lực nhà nước (như cho phép các địa phương được sử dụng ngân sách địa phương chủ động tham gia các hoạt động liên kết và đầu tư cho các dự án vùng, liên vùng; ngân sách cấp này được thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp khác đối với các dự án vùng, liên vùng vì lợi ích chung của địa phương, vùng và cả nước); kiến tạo hệ sinh thái tốt để các doanh nghiệp, nhà đầu tư (là những chủ thể chính) đẩy mạnh và thực hiện liên kết trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

"Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được phê duyệt nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong vùng và hạn chế các xung đột, triệt tiêu động lực của các địa phương trong mối quan hệ hữu cơ với nhau"- Bộ trưởng nói.

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được phê duyệt nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong vùng và hạn chế các xung đột, triệt tiêu động lực của các địa phương trong mối quan hệ hữu cơ với nhau (Ảnh: PV) 

Liên quan tới “bứt phá”, trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Quy hoạch vùng cần có sự bứt phá trong việc tạo dựng hệ sinh thái phát triển tốt, nói cách khác chính là thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá phát triển gắn liền với các đặc thù của vùng, phát huy được các giá trị truyền thống, song phải đổi mới mạnh mẽ, hướng đến việc chủ động kiến tạo phát triển. Theo đó xác định trọng tâm và đột phá phát triển chủ yếu, bao gồm:

Một là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế, nhất là khai thác hiệu quả mạng lưới giao thông kết nối Thủ đô Hà Nội và các cảng biển với các địa phương của vùng và liên vùng; hoàn thành dứt điểm các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, hạ tầng số, hạ tầng đô thị.

Hai là, tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp. Hình thành các cụm liên kết ngành về đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu thương mại tự do với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có sức cạnh tranh quốc tế và khu vực.

Ba là, tập trung bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa của nền văn minh sông Hồng, hình thành các trung tâm, trục di sản Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, đặc biệt là trục văn hóa sông Hồng trong tổng thể không gian văn hóa của vùng Bắc Bộ; phát triển các dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch; phát triển mạnh công nghiệp văn hóa.

Bốn là, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tăng cường liên kết và hình thành các chuỗi đô thị, trong đó, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ; chuỗi đô thị tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình gắn với phát triển kinh tế biển, liên kết chặt chẽ thông qua vành đai kinh tế ven biển.

Năm là, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng và liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối một số lĩnh vực như: Phát triển hạ tầng, các cụm liên kết ngành, xử lý các vấn đề môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo an ninh nguồn nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định rằng, những nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển nêu trên là hết sức quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn tới./.

 

Lê Anh (lược ghi)

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD trong 9 tháng

(ĐCSVN) - 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%; lâm sản chính đạt khoảng 11,97 tỷ USD, tăng 31,6%,…

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top