Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Xe điện Trung Quốc nỗ lực thống trị thị trường toàn cầu 

Với lợi thế giá rẻ và sự hỗ trợ từ chính phủ, các hãng xe điện Trung Quốc ngày càng phát triển và đang nỗ lực mở rộng thị trường sang nhiều nước khác.

Một mẫu xe điện của BYD được trưng bày tại Bangkok, Thái Lan.

Theo dữ liệu công bố tuần này, doanh số bán xe điện ở Trung Quốc tăng đều mỗi năm. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cho biết, năm 2023 Trung Quốc bán ra 8,9 triệu chiếc xe điện và xe lai điện (plug-in hybrid vehicle - PHEV, sử dụng song song pin điện và động cơ xăng/dầu). Nước này hiện là thị trường xe điện lớn nhất thế giới, chiếm 60% doanh số toàn cầu.

Tháng 3 vừa qua, mặc dù nhu cầu nội địa có chững lại, song nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc vẫn báo cáo doanh số tăng trưởng ở mức 2 con số. Đó là nhờ sự phổ biến của mẫu xe điện SU7 của Xiaomi và việc nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc BYD đã giảm giá mạnh nhiều mẫu xe của họ. Tuy BYD gần đây để mất danh hiệu hãng xe bán chạy nhất toàn cầu vào tay Tesla của tỉ phú Elon Musk (Mỹ), nhưng việc BYD vượt qua Tesla trong quý trước đó đã được truyền thông trong nước khen ngợi như một “cột mốc” để đưa Trung Quốc tiến tới trở thành nhà xuất khẩu ôtô lớn nhất thế giới.

Điều gì giúp xe điện Trung Quốc lên ngôi?

Trong một bài xã luận mới đây, bà Xirui Li - chuyên gia của Viện nghiên cứu Intellisia, nhận định sự bùng nổ của ngành xe điện Trung Quốc chủ yếu nhờ vào các chính sách hỗ trợ to lớn từ chính phủ. Theo S&P Global, Trung Quốc đã bắt đầu trợ cấp cho những phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV) vào năm 2009. Còn theo một báo cáo của Nikkei, trong tốp 10 công ty nhận trợ cấp chính phủ nhiều nhất nửa đầu năm 2023, có tới 5 công ty là các nhà sản xuất xe điện hoặc pin. Bloomberg thì cho biết hầu hết người dùng ở Trung Quốc được miễn thuế khi mua xe điện.

Bên cạnh đó, giá cả cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành xe điện Trung Quốc. Được biết, giá bán lẻ trung bình xe điện ở nước này đã giảm trong những năm qua, chỉ còn hơn 34.000USD/chiếc vào năm 2022, thấp hơn 33% so với giá trung bình của một chiếc xe chạy bằng xăng. Một lý do khác khiến xe điện Trung Quốc rẻ hơn là vì nước này thống trị chuỗi cung ứng pin. Năm 2022, các nhà sản xuất Trung Quốc nắm giữ 60% thị phần pin EV toàn cầu. Nước này cũng kiểm soát việc sản xuất các vật liệu pin như niken, coban và lithium.

Các nhà phân tích của Moody’s nhận định tất cả những lý do nêu trên đã mang lại lợi thế về chi phí sản xuất cho các hãng xe điện Trung Quốc. Được biết, mẫu xe điện rẻ nhất hiện nay của hãng Tesla có giá khoảng 39.000USD tại Mỹ, trong khi Trung Quốc có những mẫu xe có giá bán chỉ 10.000USD.

Tại Đông Nam Á, các thương hiệu Trung Quốc cũng ngày càng phổ biến, chiếm khoảng 75% thị trường xe điện khu vực này. BYD là thương hiệu xe điện bán chạy nhất ở cả Singapore và Thái Lan. Một nghiên cứu của Hiệp hội Công nghiệp ô tô Indonesia cho thấy khoảng 66% người tiêu dùng tại đây có thiện cảm với xe điện Trung Quốc, gồm giá cả phải chăng, tính năng cải tiến, tính di động và sự thoải mái. Theo chuyên gia Li, sự phổ biến của xe điện Trung Quốc ở Đông Nam Á dường như cho thấy nước này “ngày càng được công nhận về phát triển công nghệ và các sản phẩm công nghệ cao”, so với ấn tượng trước đây cho rằng Trung Quốc chỉ đơn thuần là “công xưởng thế giới” và dòng chữ “ Made in China” (“sản xuất tại Trung Quốc”) được hiểu là hàng hóa giá rẻ và có giá trị gia tăng thấp.

Mặc dù vậy, các hãng xe điện Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều thách thức khi mở rộng ra toàn cầu. Một trong số đó là việc chính phủ Trung Quốc trợ giá sản xuất xe điện có thể bị giám sát chặt chẽ hơn. Theo công ty nghiên cứu Rystad Energy, bối cảnh xe điện bên ngoài Trung Quốc “khác biệt đáng kể”, chẳng hạn như thị trường xe điện châu Âu đang tăng trưởng chậm trong khi thị trường tại Mỹ thì cũng không sáng sủa. “Các công ty xe điện Trung Quốc có lẽ cần tìm hiểu về thị trường toàn cầu - có thể là các kênh bán hàng, sự cạnh tranh, hành vi của người tiêu dùng hoặc cơ sở hạ tầng”, chuyên gia Chengyi Lin tại trường kinh doanh INSEAD nhận định.

NGUYỆT CÁT (Theo CNA)

Lệnh ngừng bắn mới tại miền Đông Ukraine bắt đầu có hiệu lực

Bộ chỉ huy các chiến dịch của nước cộng hòa tự xưng Donetsk cho biết Các lực lượng vũ trang Ukraine đã ngừng nã pháo vào Donetsk sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào nửa đêm (giờ địa phương).

Quân đội Jordan chuyển hàng viện trợ cho hàng nghìn người Syria

Chính phủ Jordan thông báo quân đội nước này đã bắt đầu chuyển hàng viện trợ nhân đạo cho hàng nghìn người Syria đang tị nạn ở thị trấn Ramtha thuộc khu vực biên giới.

Anh sẵn sàng cho một Brexit 'không có thỏa thuận' nào

Những chính trị gia và các nhà doanh nhân ủng hộ Brexit đang kêu gọi Thủ tướng Anh Theresa May phải sẵn sàng rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không đạt được một thỏa thuận thương mại nào.

Zimbabwe bác bỏ khả năng hoãn bầu cử sau vụ nổ kinh hoàng

Zimbabwe bác bỏ khả năng trì hoãn bầu cử hay ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra vụ nổ tại buổi vận động tranh cử của đảng Liên minh Dân tộc Phi Zimbabwe-Mặt trận yêu nước cầm quyền.

Singapore 'tốn' 12 triệu USD cuộc gặp Donald Trump - Kim Jong-un

Singapore cho biết đã chi 16,3 triệu SGD (khoảng 12 triệu USD) cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra hôm 12/6 vừa qua.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi thăm thành phố Saint Petersburg

Chiều 30/6 theo giờ địa phương (tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Moskva đi thăm thành phố Saint Petersburg, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Lễ tiễn chính thức đã được tổ chức trọng thể tại sân bay Vnucovo - 2.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi thăm thành phố Saint Petersburg

Chiều 30/6 theo giờ địa phương (tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Moskva đi thăm thành phố Saint Petersburg, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga. Lễ tiễn chính thức đã được tổ chức trọng thể tại sân bay Vnucovo - 2.

Việt Nam tham gia đồng chủ trì Diễn đàn Đông Á lần thứ 15

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, đã tham gia đồng chủ trì Diễn đàn Đông Á (EAF) lần thứ 15 từ ngày 29/6 – 01/7/2017 tại Hồ Nam, Trung Quốc với sự tham dự của gần 60 đại biểu từ các cơ quan chính phủ và học giả của 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam tham gia đồng chủ trì Diễn đàn Đông Á lần thứ 15

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, đã tham gia đồng chủ trì Diễn đàn Đông Á (EAF) lần thứ 15 từ ngày 29/6 – 01/7/2017 tại Hồ Nam, Trung Quốc với sự tham dự của gần 60 đại biểu từ các cơ quan chính phủ và học giả của 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ Việt Nam - Nhật Bản

(ĐCSVN) - Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.
Top