Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Xử lý thực phẩm sau Tết 

Nhiều gia đình trữ thực phẩm dành cho những ngày Tết, nhưng qua Tết vẫn còn dư thừa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm, một số loại thức ăn dùng cho ngày Tết có thể tiếp tục bảo quản và sử dụng

Nhiều gia đình trữ thực phẩm dành cho những ngày Tết, nhưng qua Tết vẫn còn dư thừa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm, một số loại thức ăn dùng cho ngày Tết có thể tiếp tục bảo quản và sử dụng; tuy nhiên, một số cần loại bỏ để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe.

Thực phẩm ngày Tết có thời gian sử dụng nhất định. Khi thực phẩm bị ôi thiu, cần loại bỏ (ảnh mang tính minh họa).

Bánh chưng, bánh tét có mặt ở hầu hết bữa ăn ngày Tết của các gia đình Việt. Bánh được làm từ gạo nếp, thịt heo và đậu xanh. Một miếng bánh chưng, hay một khoanh bánh tét có trọng lượng khoảng 100gram, cung cấp trên 200kcal, tương đương 1 chén cơm trắng. Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, việc bảo quản các loại thực phẩm này cần lưu ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Ðó là do trong tháng Giêng, thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao sẽ thúc đẩy quá trình sinh sôi vi khuẩn và nấm mốc, khiến bánh dễ bị ôi thiu.

Nhiều người nghĩ rằng bánh mốc chỗ nào thì cắt bỏ chỗ đó và những chỗ vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, dù cắt bỏ phần bánh hỏng nhưng phần lành còn lại cũng đã bị nhiễm nấm mốc. Do vậy, bánh bị mốc bên ngoài lá gói hoặc mới bị mốc một góc bên trong cũng không nên ăn vì độc tố do nấm mốc sinh ra có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc. Ngoài ra, một số vi khuẩn nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng. Ðể đảm bảo an toàn thực phẩm, khi bánh có dấu hiệu bị mốc nên bỏ cả cái bánh. Ðể bảo quản bánh tránh bị mốc và ôi thiu, cần cất trữ bánh ở nơi khô ráo. Bánh để ở nhiệt độ ngoài trời có thể bảo quản trong 3-4 ngày. Bánh bảo quản bằng cách hút chân không có thể giữ được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Bánh để ở ngăn mát tủ lạnh có thể để được từ 15-20 ngày. Có thể bảo quản bánh ở ngăn đá để giữ được trong thời gian dài.

Một trong những thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình, thường được các gia đình lựa chọn dự trữ dịp Tết là thịt gà. Tuy nhiên nếu không bảo quản đúng cách, thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, trở thành nguồn gây bệnh cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, gà có thể được giữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 ngày. Gà đã nấu chín có thể được giữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3-4 ngày. Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Tốt nhất nên bảo quản gà trong ngăn đông, thời hạn sử dụng có thể lên đến vài tháng. Khi cất giữ gà nên bỏ trong hộp kín không rò rỉ để ngăn nước thịt tiết ra và làm nhiễm bẩn chéo với các thực phẩm khác.

Các chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng lưu ý về sự thay đổi màu sắc của thực phẩm. Gà sống hay đã nấu chín nếu có dấu hiệu chuyển sang màu xanh xám là đã bị hỏng. Các độ mốc từ sáng đến xanh lục cho thấy sự phát triển của vi khuẩn. Thứ hai, liên quan đến mùi hôi: cả thịt gà sống và nấu chín đều phát ra mùi giống như là mùi amoniac. Tuy nhiên, mùi này có thể khó nhận biết nếu gà đã được ướp với nước sốt thảo mộc hoặc gia vị.

Ðể đảm bảo những bữa ăn gia đình được an toàn, một trong những điều cần làm sau Tết là dọn dẹp tủ lạnh để sắp xếp lại thực phẩm. Cần loại bỏ những thực phẩm bị hư hỏng và có kế hoạch sử dụng tốt những thực phẩm còn lại. Các chị em chia sẻ kinh nghiệm dọn dẹp tủ lạnh hiệu quả: lấy hết mọi thứ trong tủ lạnh ra ngoài, kể cả các kệ tủ; sau đó, vệ sinh và lau sạch không gian bên trong tủ lạnh bằng khăn lau khử trùng và nước lau đa dụng. Chị em có thể thay thế hóa chất tẩy rửa bằng dung dịch nước nóng pha với giấm theo tỷ lệ 3 phần nước và 1 phần giấm. Sau khi đã dọn sạch tủ lạnh, có thể tiếp tục khử mùi bằng bột baking soda hay dung dịch chiết xuất vani. Khi tủ lạnh đã được dọn dẹp sạch sẽ, chị em bố trí lại các ngăn kệ, cất trữ các loại thực phẩm còn hạn sử dụng, an toàn cho sức khỏe.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.

Khuyến cáo khẩn của ngành y tế về ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 

(CTO) - Thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, gây lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Top