Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Xuân về trên xã nông thôn mới

Lợi Bình Nhơn là 1 trong 4 xã của TP.Tân An, tỉnh Long An được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ đó, góp phần tạo diện mạo mới cho vùng ven đô.

Vùng ven chuyển mình

Khi bắt tay vào xây dựng xã NTM, Lợi Bình Nhơn gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông liên ấp, liên xã. Chủ tịch UBND xã Lợi Bình Nhơn - Hồ Duy Tâm cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương xác định, muốn phong trào xây dựng NTM đạt hiệu quả cao thì cần có sự đồng thuận của người dân. Với nhận thức “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Lợi Bình Nhơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và xem đây là “chìa khóa” cho sự thành công. Nhờ đó, xã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM và được công nhận đạt chuẩn vào tháng 5-2016.

Đường giao thông nông thôn được láng nhựa phẳng phiu giúp người dân đi lại dễ dàng hơn

Nét khởi sắc dễ dàng nhận thấy ở Lợi Bình Nhơn là đường giao thông khang trang hơn. Với nguồn kinh phí gần 23,5 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 21,2 triệu đồng, còn lại do nhân dân đóng góp. Đến nay, hầu như toàn bộ đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bêtông hóa; đường trục ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; đường ngõ xóm sạch và không còn lầy lội vào mùa mưa; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới lưu thông qua lại dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Văn Chợ, ở ấp Cầu Tre là một trong những nông dân tiêu biểu trong phong trào hiến đất làm đường. Tuyến đường giao thông nông thôn Cầu Tre được thực hiện, gia đình ông tự nguyện hiến 200m2 đất, di dời vật kiến trúc, hoa màu trị giá gần 300 triệu đồng.

“Trước đây, mấy con đường nông thôn đi lại khó khăn, có năm tết đến, nước ngập hầu như không đi đâu được. Ngày nay, đường sá được xây dựng khang trang, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, con cháu thoải mái đi chơi xuân, vui tết” - ông Nguyễn Văn Tiền, người dân ấp Cầu Tre chia sẻ.

Chuyển đổi sản xuất, thoát nghèo bền vững

Trong quá trình xây dựng NTM, Lợi Bình Nhơn nhận thức được rằng, đích đến cuối cùng nâng cao mức sống của người dân trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Từ chỗ độc canh cây lúa, đến nay, nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp người dân ổn định kinh tế hơnHiện nay, ngoài gần 600ha lúa, năng suất bình quân 55 tạ/ha/vụ, nông dân Lợi Bình Nhơn còn chuyển đổi trên 70ha sang trồng rau màu, thanh long, chanh, sen và trồng cỏ, nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30,5 triệu đồng/năm (năm 2010 là 15 triệu đồng), tỷ lệ hộ nghèo còn 2,51% (năm 2010 là 9,8%). Gia đình bà Võ Thị Bèo, ngụ ấp Cầu Tre hiện có cuộc sống kinh tế tương đối ổn định nhờ sản xuất lúa kết hợp trồng cỏ nuôi bò. Gia đình bà hiện nuôi 8 con bò, trung bình mỗi năm xuất chuồng 2 con bò thịt, trị giá khoảng 18 triệu đồng/con; sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 30 triệu đồng/năm.

Bên cạnh được hỗ trợ vốn, khoa học - kỹ thuật, người dân còn chủ động tìm hiểu mô hình sản xuất mới, học hỏi kinh nghiệm, thông tin qua Internet, ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Ông Nguyễn Hữu Trân, ở ấp Ngãi Lợi A chia sẻ: “Sống trong xã NTM mà còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì biết đến bao giờ mới tiến bộ. Đã đến lúc mình phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, phải biết tự vươn lên trong cuộc sống nhằm giảm bớt gánh nặng cho địa phương, xã hội. Đặc biệt, thời công nghệ thông tin, nông dân cũng nên tìm hiểu những cách làm hay, mô hình hiệu quả từ Internet. Nhiều năm qua, cũng nhờ học hỏi kinh nghiệm, hướng dẫn trên mạng mà 2ha lúa của gia đình đều cho năng suất cao, không có sâu bệnh như trước”.

“Mặc dù được công nhận xã NTM, nhưng hiện nay, xã tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí đạt thấp, từng bước nâng chất để được tái công nhận trong những năm tiếp theo và sớm được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Đặc biệt, xã sẽ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng; mở rộng Trường Tiểu học Rạch Chanh đáp ứng nhu cầu dạy và học; nâng chất các tuyến đường giao thông: Phan Văn Tuấn, Nguyễn Tấn Chín, Nguyễn Đại Thời, Bùi Văn Bộn và tuyến đê bao Rạch Chanh - Rạch Gốc - Kênh Xáng” - Chủ tịch UBND xã Lợi Bình Nhơn - Hồ Duy Tâm cho biết thêm.

Chia tay xã NTM Lợi Bình Nhơn trong cái nắng ấm của tiết trời vào xuân, phía sau là những ngôi nhà kiên cố, những vườn cây ăn trái, cánh đồng lúa xanh mướt báo hiệu một mùa xuân no ấm đang về./.

Phong Nhã 

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Chủ động khắc phục đứt gãy lao động vì dịch bệnh

(ĐCSVN) - Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh kế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu tăng trưởng năm 2021.

Chủ động khắc phục đứt gãy lao động vì dịch bệnh

(ĐCSVN) - Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh kế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu tăng trưởng năm 2021.

Chủ động khắc phục đứt gãy lao động vì dịch bệnh

(ĐCSVN) - Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh kế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu tăng trưởng năm 2021.

Chủ động khắc phục đứt gãy lao động vì dịch bệnh

(ĐCSVN) - Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh kế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu tăng trưởng năm 2021.

Chủ động khắc phục đứt gãy lao động vì dịch bệnh

(ĐCSVN) - Đợt bùng phát lần thứ tư của dịch COVID-19 đã gây sức ép nặng nề về mọi mặt cho nền kinh kế Việt Nam nói chung và cho thị trường lao động nói riêng. Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho Chính phủ trong nỗ lực đạt được các mục tiêu tăng trưởng năm 2021.

Thiệt hại lớn tại “thủ phủ tôm hùm của Việt Nam” do thủy sản chết hàng loạt

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), vùng nuôi trồng thủy sản đầm Cù Mông có khoảng 160 hộ nuôi bị thiệt hại với số lượng gần 62 tấn tôm hùm và gần 30 tấn cá nuôi bị chết.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top