Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

220 năm quốc hiệu Việt Nam, nhiều lần thay đổi và 'hồi sinh'

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.

Quốc hiệu Việt Nam được đặt chính thức dưới thời vua Gia Long 1804, đến nay đã 220 năm. (Ảnh: NGUYỄN T.A PHONG)

Ngày 23/4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo "220 năm quốc hiệu Việt Nam".

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Đức Cường, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nói rằng trong lịch sử nước ta, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa phải là quốc hiệu chính thức.

Phải đến năm Giáp Tý, ngày Đinh Sửu 17/2 (nhằm 28/3/1804, tức 2 năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra nhà Nguyễn), khi vua Gia Long làm lễ Khánh an kính cáo ở Thái miếu bên trong Hoàng thành đặt tên nước là Việt Nam.

Trong lời chiếu, nhà vua khẳng định: "Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa".

Quốc hiệu này được vua Gia Khánh của nhà Thanh chấp thuận và ban cho vua Gia Long ấn tín "Việt Nam quốc vương" được đúc bằng vàng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nói rằng tuy vậy quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn chỉ tồn tại 34 năm.

Các nhà nghiên cứu lịch sử tham gia thảo luận tại hội thảo "220 năm quốc hiệu Việt Nam - những chặng đường lịch sử" diễn ra vào sáng 23/4 tại TP Huế. (Ảnh: ANH TUẤN)

Sau 19 năm nối ngôi, lúc này đất nước đã mạnh lên, lãnh thổ được mở rộng, vua Minh Mạng đã ra chiếu đổi quốc hiệu thành Đại Nam mà không cần xin phép nhà Thanh vào năm 1838.

Quốc hiệu Đại Nam tồn tại suốt từ năm 1838 đến đầu tháng 3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, lúc này vua Bảo Đại mới ra chỉ dụ tuyên cáo độc lập và đổi tên nước thành "đế quốc Việt Nam".

Quốc hiệu Việt Nam được tái sinh dưới triều Nguyễn nhưng chỉ tồn tại chưa tròn 6 tháng, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

"Quốc hiệu Việt Nam đã hồi sinh trong tư thế mới của thời đại", ông Hoa nói./.

Theo tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/220-nam-quoc-hieu-viet-nam-nhieu-lan-thay-doi-va-hoi-sinh-20240423154151153.htm

Lễ hội chùa Thầy 2019: Khôi phục các giá trị văn hóa đặc sắc

(ĐCSVN) - UBND huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết lễ hội chùa Thầy 2019 sẽ khôi phục nguyên bản và phát huy những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa phi vật thể.

Lan tỏa tinh thần đọc sách tới mọi thành viên trong xã hội

(ĐCSVN) – Thông qua cuộc thi Ban tổ chức mong muốn tinh thần “Đọc sách vì tương lai” sẽ lan tỏa tới mọi thành viên trong xã hội để sách trở thành người bạn thân thiết, không thể thiếu trong đời sống tinh thần.

Mù Cang Chải lọt vào danh sách điểm đến sắc màu nhất thế giới

(ĐCSVN) - Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vừa lọt vào danh sách những địa điểm sắc màu nhất trên thế giới do tạp chí du lịch CN Traveler bình chọn.

Dịp 30/4 và 1/5 TP Hồ Chí Minh tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa

(ĐCSVN) - Hướng đến kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019); 133 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2019), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm, vui chơi phong phú, thiết thực.

Ngày hội “Sách - Kết nối tri thức và phát triển”

(ĐCSVN) - Chào mừng Ngày Sách Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4), Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức Ngày hội sách năm 2019 vào ngày 19/4.
Top