Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ðiều chỉnh thu hút FDI phù hợp thực tiễn

Lần đầu lọt Tốp 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới nhưng dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam đang có xu hướng giảm mạnh do tác động bất lợi của đại dịch Covid-19.

Lần đầu lọt Tốp 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới nhưng dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam đang có xu hướng giảm mạnh do tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Yêu cầu mới đặt ra là cần khẩn trương nắm bắt tình hình để điều chỉnh giải pháp thu hút FDI phù hợp thực tiễn trong thời gian tới.

Sản xuất động cơ điện tại Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia, Khu công nghiệp Amata (Ðồng Nai). Ảnh: THIÊN VƯƠNG

Chưa thể đón "đại bàng"

Số liệu thống kê về tình hình thu hút FDI bảy tháng năm 2021 của Cục Ðầu tư nước ngoài (ÐTNN - Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) có nhiều điểm đáng chú ý. Ðó là sự suy giảm của dòng vốn FDI vào Việt Nam đang trở nên rõ nét hơn. Cụ thể, trong bảy tháng qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ÐTNN đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,1% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà ÐTNN giảm mạnh 55,8%, vốn điều chỉnh giảm 3,7%, chỉ có vốn đầu tư đăng ký mới tăng 7%. Ðáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng về vốn thực hiện của các dự án FDI đã chậm lại kể từ tháng 7, chỉ tăng 3,8% so mức tăng 6,8% của sáu tháng đầu năm. "Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước dẫn đến một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, vốn thực hiện trong tháng 7 giảm", đại diện Cục ÐTNN lý giải về nguyên nhân của sự thay đổi này.

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh suy giảm của dòng vốn FDI toàn cầu thì thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn khả quan. TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phân tích: Theo Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nguồn vốn FDI toàn cầu năm 2020 giảm 35%. Dự báo năm 2021, FDI toàn cầu sẽ hồi phục 10-12% nhưng vẫn thấp hơn khoảng 25% so năm 2019. Tại Việt Nam, năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so cùng kỳ nhưng vốn thực hiện chỉ giảm nhẹ 2%. Kết quả này là đáng ghi nhận trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và so sánh với sự sụt giảm mạnh của dòng vốn FDI toàn cầu. Năm 2021, khả năng thu hút FDI của Việt Nam được dự báo tương đương năm 2020 (khoảng 28 đến 30 tỷ USD).

Trong hai năm qua, khái niệm "làm tổ đón đại bàng" được nhắc đến với kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn FDI với chất lượng ngày càng cao. Trong thực tế, Việt Nam đã thu hút được một số dự án lớn như dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu (của nhà đầu tư Singapore), vốn đăng ký 4 tỷ USD; dự án Tổ hợp hóa dầu miền nam (Thái Lan) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, điều chỉnh tăng vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD; dự án Khu trung tâm đô thị tây hồ Tây tại Hà Nội của nhà đầu tư Hàn Quốc điều chỉnh tăng vốn đầu tư gần 0,8 tỷ USD… Như vậy, có thể thấy nhà ÐTNN đang ngày càng quan tâm đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực tiềm năng như công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo,… nhưng chưa đạt kỳ vọng về thu hút vốn FDI trong bối cảnh có dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu với xúc tác từ đại dịch Covid-19. Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, mức cam kết thấp hơn của dòng vốn FDI vào Việt Nam gần đây có thể phản ánh các yếu tố thời vụ, nhưng cũng thể hiện sự thận trọng của các nhà ÐTNN do tình hình bùng phát dịch hiện nay.

Ðiều chỉnh giải pháp phù hợp

Các báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư khi nhắc đến hoạt động thu hút FDI đã lưu ý đến tín hiệu giảm mạnh của dòng vốn ngoại khi giảm mạnh về số dự án đăng ký, tiến độ triển khai các giải pháp đề ra còn chậm, chưa đạt hiệu ứng như mong đợi. Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng không loại trừ khả năng tín hiệu về sự hấp dẫn các nhà ÐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam đã giảm sút và một trong những nguyên nhân của tình trạng này là chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc, hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ chưa hiệu quả trong ngắn hạn. Từ thực tế này, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cho rằng, cần nắm bắt tình hình để điều chỉnh giải pháp thu hút FDI phù hợp tình hình mới. Các giải pháp được đề xuất gồm: Tổ chức lại công tác xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động tiếp cận, tìm hiểu và hỗ trợ các đối tác, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực cần tập trung thu hút vốn đầu tư. Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư. Chú trọng công tác đối thoại chính sách, xúc tiến đầu tư tại chỗ, nắm bắt tình hình để có biện pháp kịp thời, phù hợp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là về thủ tục hành chính, đất đai. Thay đổi cách xúc tiến đầu tư mới...

TS Cấn Văn Lực cho rằng, năm 2019, vốn đăng ký FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 65%, từ Hồng Công (Trung Quốc) tăng 143% so năm 2018 nhưng đà tăng này đã giảm mạnh từ đầu năm 2020 đến nay. Cụ thể, năm 2020, vốn đăng ký FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam giảm 39%, sáu tháng đầu năm 2021 giảm 20%; vốn FDI đăng ký từ Hồng Công giảm 65% nhưng sáu tháng đầu năm 2021 tăng trở lại gần 25%, chủ yếu là so với mức nền rất thấp của cùng kỳ năm 2020. Số liệu này cho thấy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại khu vực Ðông Nam Á đã ảnh hưởng lớn đến sự dịch chuyển của dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Theo TS Cấn Văn Lực, dòng vốn FDI sụt giảm là xu thế chung của thế giới do tác động của đại dịch trong gần hai năm qua. Nhưng rõ ràng việc đón nhận dịch chuyển dòng vốn FDI chưa được như mong muốn và chúng ta còn nhiều việc phải làm. Trong ngắn hạn, cần nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh và đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin, đạt được miễn dịch cộng đồng chậm nhất trong quý I hoặc quý II/2022. Ðây là điều kiện tiên quyết để duy trì, phát huy tính hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà ÐTNN. Ðồng thời, sớm sơ kết đánh giá quá trình thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ÐTNN và có cập nhật, điều chỉnh, cụ thể hóa chính sách, giải pháp phù hợp./.

Theo Nhân Dân

TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực cao đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm 2020

(ĐCSVN) – Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, “nhiệm vụ kép” của TP từ nay đến cuối năm 2020 là vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế sau dịch. TP Hồ Chí Minh không hy vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng như dự báo ban đầu là 8,3-8,5%/năm nhưng bằng mọi giải pháp, TP nỗ lực cao để đạt mức tăng trưởng 5%.

Cần nhiều hơn các không gian công cộng tại các khu đô thị ở Hà Nội

(ĐCSVN) – Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cũng cho thấy, để các công viên, không gian công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân, trước hết chính quyền các đô thị cần phải xây dựng được chiến lược phát triển không gian công cộng với những chính sách phát triển được đưa vào trong các quy hoạch tổng thể của thành phố.

Việt Nam thăng hạng trong bảng chỉ số minh bạch bất động sản

Các chuyên gia của Công ty JLL (Jones Lang LaSalle) thông tin, 2 đô thị trung tâm là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp Việt Nam đạt cột mốc minh bạch mới trong bảng chỉ số bất động sản toàn cầu.

Chỉ thị 40 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống

(ĐCSVN) - Ngày 15/7, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội và 63 điểm cầu trên toàn quốc, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với Ban cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về tín dụng chính sách xã hội.

Lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm mạnh

(ĐCSVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2020 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm mạnh 27% (tương ứng giảm 1.314 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước.

Quốc hội ủng hộ mở rộng diện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Tháo nút thắt tín dụng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Việc đầu tư cho vay cần hướng tới sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tăng khả năng liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm.

Tiểu vùng Đồng Tháp Mười cần liên kết để phát triển bền vững

Với điều kiện tự nhiên sẵn có, Đồng Tháp Mười có thế mạnh về nông nghiệp với lúa, cây ăn trái và thủy sản; tuy nhiên, muốn phát triển nhất thiết các địa phương trong vùng phải liên kết với nhau.

Nông dân trồng chanh thiệt hại nặng vì lũ

Mùa lũ về mang phù sa, tôm cá cho người dân vùng sông nước nhưng trái lại cũng gây thiệt hại khá nặng nề cho cây trồng nơi đây, trong đó phải kể đến cây chanh.

Australia muốn hợp tác kinh tế với nhiều vùng miền ở Việt Nam

Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick khẳng định, bản thân ông đã đi thăm 16 tỉnh, thành tại Việt Nam và mong sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước ở nhiều vùng miền hơn nữa.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Cần tuân thủ lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đối với công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Một số công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, UBND tỉnh Long An sẽ rà soát, kiểm tra và xử lý theo đúng quy định.

Long An thống nhất đề xuất triển khai đường Vành Đai 4 và mở rộng Quốc lộ 62   

Đường Vành đai 4, Long An thống nhất đề xuất chọn theo phương án Đường cao tốc, tốc độ 100km/h, 4 làn hoàn chỉnh, nền đường 25,5m. Trong khi đó, mở rộng Quốc lộ 62 thống nhất 3 phương án để tham mưu UBND tỉnh.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng 

Sáng 27-4, tại ga Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Tổng Công ty Ðường sắt Việt Nam đã khai trương đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 ( chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng), phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4, 1-5

HĐND TP Cần Thơ và Hội đồng tỉnh Jeollanam (Hàn Quốc) thắt chặt quan hệ hợp tác, hữu nghị 

(CT) - Chiều 26-4-2024, tại UBND TP Cần Thơ diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa HĐND TP Cần Thơ và Hội đồng tỉnh Jeollanam (Hàn Quốc). Đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

Viettel Cần Thơ trao thưởng cho khách hàng "Lên 4G - Lên đời" 

Ngày 26-4, Viettel Cần Thơ tổ chức trao giải cho khách hàng trúng thưởng tại TP Cần Thơ trong chương trình “Lên 4G - Lên đời”. Theo chương trình, tại TP Cần Thơ sau 3 đợt quay số, có 9 khách hàng trúng giải thưởng là 1 máy Samsung Galaxy A05

Công ty Điện lực Long An tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực Đức Hòa - Đức Huệ

Công ty Điện lực Long An tổ chức Hội nghị khách hàng khu vực Đức Hòa - Đức Huệ năm 2024.

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp 

Xác định đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Ðoàn và phong trào thanh niên
Top