Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chùa Giác Hoa ở Bạc Liêu 

Chùa Giác Hoa (ảnh) tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, từng được xem là ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu và từng là trung trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở địa phương vào đầu thế kỷ XX.

Huỳnh Hà

Chùa Giác Hoa (ảnh) tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, từng được xem là ngôi chùa thờ Phật Thích Ca lớn nhất Bạc Liêu và từng là trung trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở địa phương vào đầu thế kỷ XX.

Theo thông tin trên tấm bia được dựng trước chùa, chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó, thường gọi là cô Hai Ngó, xây dựng vào năm 1919. Cô Hai Ngó là con gái lớn trong gia đình có 4 người con của ông Huỳnh Giang Hiệp và bà Nguyễn Thị Kiểu - hai vợ chồng đều là những người lao động ở làng Châu Thới, nhờ duyên may làm ăn phát đạt trở nên giàu có. Cô Hai Ngó được sinh ra từ lúc gia đình còn bần hàn, nên thông cảm với cuộc sống của người lao động, luôn hòa nhã, thương yêu, giúp đỡ mọi người. Ðầu năm 1914, cô Hai Ngó lập gia đình, nhưng chỉ hơn một năm thì chồng cô bị tai nạn mất sớm, người con đầu lòng của cô chưa đầy tuổi cũng bị bạo bệnh qua đời. Lần lượt mất người thân, vào năm 1915 cô thọ Tam quy Ngũ giới, được Hòa thượng Chí Thành (trụ trì chùa Phi Lai, Châu Ðốc) - một người rất tinh thông Phật học thuộc Thiền phái Lâm Tế, thường gọi là Tổ Phi Lai - hướng dẫn cách tu tại gia, nhất là những việc làm bố thí, cứu tế xã hội. Từ đó cô theo lời thầy dạy, không chỉ tụng kinh niệm Phật ở nhà mà còn luôn ủng hộ, bố thí hoặc vận động nhiều người tham gia cứu tế những gia đình nghèo khó, bị thiên tai, bệnh tật ở các nơi.

“Tháng 3 năm 1919, cô Hai Ngó hiến tiền, đất xây dựng ngôi chùa theo lối nội công, ngoại quốc, kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương Ðông và phương Tây. Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối, phía trước là Chánh điện, phía sau là sân Thiên tĩnh và ngôi nhà Hậu tổ. Ngôi chùa xây dựng quay về hướng Bắc, mái chùa lợp ngói âm dương, toàn bộ khung sườn như cột, kèo, xiên, đòn tay… làm bằng gỗ căm xe và thao lao, nền lót gạch tàu, tường xây gạch. Hai bên chánh điện có nhà Ðông lang và Tây lang. Có thể nói, ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ. Sau 18 tháng thi công, ngôi chùa đã được hoàn thiện, khánh thành và đưa vào sử dụng. Chùa thờ Phật theo phái Bắc tông và được đặt tên là chùa Giác Hoa. Sau khi xây dựng chùa xong, cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện các công việc lợi ích xã hội như dạy học, giúp đỡ người nghèo… Ngôi chùa đi vào hoạt động không lâu, cô Hai Ngó giao ngôi chùa cho sư cô Diệu Ngọc đứng tên và trụ trì, còn cô Hai Ngó tiếp tục làm từ thiện đến khi viên tịch. Ngôi chùa còn là nơi truyền dạy Phật học, mở lớp an cư kiết hạ đầu tiên cho hàng trăm tăng ni đến học miễn phí. Hiện nay, ngôi chùa còn có Trường Trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý, dành cho các ni cô theo học”(1).

Tính đến nay chùa Giác Hoa đã có lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển. Trong khoảng thời gian đó, ngôi chùa cũng là chứng nhân của lịch sử và là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. “Chùa Giác Hoa ngoài kiến trúc gỗ độc đáo - có thể gọi là độc nhất vô nhị ở Nam Bộ, bên trong còn chứa đựng nhiều hiện vật cổ có giá trị mỹ thuật cao, có niên đại từ năm 1919 trở về trước. Ðiển hình là bức hoành phi (nặng khoảng 800kg) trên bàn thờ Phật ở chánh điện được chạm nổi song long và hoa văn dây leo sơn son thếp vàng rất tinh tế. Trên bàn thờ chính của chánh điện còn có nhiều tượng, đặc biệt nhất là bức tượng đồng đúc lộng bộ Cửu Long (chín con rồng) với đường nét sắc sảo. Phía dưới bức tượng này là năm bức tranh phù điêu gốm thể hiện năm vị Bồ Tát đang cưỡi các linh vật. Trong chánh điện, ngoài bàn thờ Phật ở giữa, hai bên còn có bàn thờ các vị Bồ Tát. Phía sau các bàn thờ này trang trí 6 bộ tranh thiên thủ thiên nhãn vẽ ngược trên kiếng rất có giá trị - có thể nói đây là bộ tranh cổ duy nhất của Nam Bộ. Mỗi bộ gồm 9 bức thể hiện nhiều tư thế của các vị Bồ Tát với đường nét thanh thoát, màu sắc hài hòa. Ở nhà hậu tổ cũng có nhiều cổ vật giá trị, nổi bật nhất là tấm hoành phi khắc lộng bộ Ngũ long sơn son thếp vàng và chiếc khánh thờ chạm lộng năm lớp với đường nét tinh vi, sắc sảo. Vào những năm giữa thế kỷ XX, chùa Giác Hoa đã là nơi đông đảo phật tử đến chiêm bái và hành hương, nơi đây cũng là trụ sở trường Phật học tăng ni lớn nhất ở Nam Bộ lúc bấy giờ. Và hiện vật đặc biệt liên quan đến sự kiện này là bộ mộc bản dùng để in sách bằng tiếng Hán còn lưu giữ nơi đây”(2).

Ngoài các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, chùa Giác Hoa còn có giá trị lịch sử. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, ngôi chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân địa phương và người dân ở các nơi đến cầu tự, tham gia các hoạt động lễ hội thường niên. “Ðồng thời, từ năm 1940 đến 1975 ngôi chùa là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, nơi đóng quân của bộ đội 1046 và bộ đội Năm Chà, là địa điểm liên lạc của các cán bộ cách mạng, là nơi tập kết đưa cán bộ vào nội ô thị xã Bạc Liêu và căn cứ của Thị ủy Bạc Liêu ở ấp Ðông Hưng, xã Vĩnh Hưng hoạt động như: Trần Thị Mạnh (Ba Ðào), Nguyễn Văn Ðằng (hòa thượng Thích Hiển Giác), Trần Thanh Hồng (Tư Hồng)… Ðặc biệt giai đoạn năm 1940-1951, cô Hai Ngó lúc còn sống đã ủng hộ cho cách mạng 40 tấn lúa, nhiều thuốc men chữa bệnh, văn phòng phẩm và nhiều đồ dùng cần
thiết khác”(3).

Với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, với những hiện vật còn bảo lưu cũng như những giá trị về lịch sử cách mạng, chùa Giác Hoa đã được UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2001.

------------------

(1) “Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó) - Di tích lịch sử cấp tỉnh”, Công thông tin điện tử huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

(2) “Chùa Giác Hoa: Nơi lưu giữ nhiều cổ vật độc đáo”, Báo Bạc Liêu, ngày 7-7-2021

(3) “Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó) - Di tích lịch sử cấp tỉnh”, Công thông tin điện tử huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Chuẩn bị tổng kết 10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020

(ĐCSVN) - Chiều 27/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về tiến độ triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 33, sơ kết Nghị quyết 102 và tổng kết 10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

Chuẩn bị tổng kết 10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020

(ĐCSVN) - Chiều 27/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về tiến độ triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 33, sơ kết Nghị quyết 102 và tổng kết 10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

Chuẩn bị tổng kết 10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020

(ĐCSVN) - Chiều 27/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị liên quan về tiến độ triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 33, sơ kết Nghị quyết 102 và tổng kết 10 năm chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

“Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”

(ĐCSVN) - Với hơn 40 bản báo cáo, tham luận gửi tới Hội thảo và các ý kiến phát biểu tại hội trường, Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” đã làm rõ hơn cuộc đời hoạt động và những cống hiến to lớn của đồng chí Đào Duy Tùng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 15 sẽ mở rộng quy mô

(ĐCSVN) - Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 15 năm 2019 (ITE HCMC 2019) diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - Q.7, thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 05 - 07/09/2018 sẽ mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Top