Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Dấu ấn Di tích Trận Giồng Bốm 

Tháng 4-2022, UBND tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia đối với “Ðịa điểm Trận Giồng Bốm (1946)”.

Bài, ảnh: DUY LỮ

Tháng 4-2022, UBND tỉnh Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia đối với “Ðịa điểm Trận Giồng Bốm (1946)”. Di tích là dấu ấn quan trọng trong hưởng ứng lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến của người dân Bạc Liêu nói chung, phái Cao Ðài Minh Chơn Ðạo nói riêng.

Di tích “Ðịa điểm Trận Giồng Bốm (1946)”.

Di tích “Ðịa điểm Trận Giồng Bốm (1946)” hiện tọa lạc tại ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ðây cũng là địa điểm tọa lạc của Thánh thất Ngọc Minh (còn gọi là Thất Giồng Bốm), nằm ven dòng kênh hiền hòa, với kiến trúc đặc trưng của Cao Ðài Minh Chơn Ðạo.

Theo Hồ sơ di tích của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, khoảng thời gian 1928-1940, phái Cao Ðài Minh Chơn Ðạo đã xây dựng trên 50 thánh thất ở nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ, nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên... với trên 100.000 tín đồ, đa số là nông dân lao động có tinh thần yêu nước.

Sau Khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng đồng bào các vùng khởi nghĩa, sát hại nhiều người yêu nước. Thực dân Pháp nghi ngờ Cao Ðài Minh Chơn Ðạo có liên quan đến cách mạng nên cho đốt phá thánh thất, bắt nhiều chức sắc, chức việc, người theo đạo. Tòa thánh Ngọc Minh ở Giồng Bốm cũng bị niêm phong, cấm hoạt động.

Hưởng ứng lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến 23-9-1945, ông Cao Triều Phát, Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài - Hội thánh Minh Chơn Ðạo, Tổng Trưởng Thanh niên Ðoàn Ðạo đức Hậu Giang, chủ trì tổ chức cuộc “Khoáng đại hội nghị” tại Tòa thánh Ngọc Minh ở Giồng Bốm. Qua 2 ngày thảo luận, hội nghị đi đến thống nhất Tòa thánh Ngọc Minh làm bản doanh tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sau thời gian chuẩn bị, ngày 6-4-1946 (nhằm mùng 5-3 năm Bính Tuất), Pháp kéo một tiểu đội vào Giồng Bốm, nhưng lọt vào ổ phục kích của lực lượng Giồng Bốm, 3 tên địch bị tiêu diệt. 6 ngày sau đó, 3 máy bay của thực dân Pháp bắn phá vào Giồng Bốm, gây cho lực lượng Giồng Bốm nhiều tổn thất: 11 người tử trận, 21 người bị thương, nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá.

Ngày 13-4-1946, Pháp tổ chức khoảng 100 lính bộ binh càn vào Giồng Bốm. Do tương quan lực lượng giữa ta và địch không cân xứng, sau nhiều giờ chiến đấu ác liệt, lực lượng Giồng Bốm tiêu diệt rất nhiều sinh lực địch nhưng cũng bị thiệt hại nặng: 137 chiến sĩ tử trận, Tòa thánh Ngọc Minh, Ngũ Hành tòa, cùng nhiều tài sản khác bị phá hủy. Ông Cao Triều Phát ra lệnh rút quân để bảo tồn lực lượng.

Trận Giồng Bốm ghi dấu mốc trong lịch sử chống Pháp ở Bạc Liêu, nhất là các chức sắc, tín đồ Cao Ðài Minh Chơn Ðạo. Hưởng ứng Nam Bộ kháng chiến, dù vũ khí thô sơ, lực lượng ít và thiếu kinh nghiệm nhưng vì lòng quả cảm, yêu nước, căm thù giặc, các chức sắc, chức việc, tín đồ Cao Ðài Minh Chơn Ðạo Giồng Bốm vẫn xông pha đánh giặc ngoại xâm. Ðể tưởng nhớ những người con Giồng Bốm hy sinh vì Tổ quốc, hằng năm, Hội Thánh Minh Chơn Ðạo và Ban Trị sự Thánh Thất Ngọc Minh cùng thân nhân lại tổ chức cúng giỗ tập thể.

“Ai qua Giồng Bốm hôm nay

Nhớ ngày khởi nghĩa chống Tây hôm nào”

Về Giồng Bốm nghe kể chuyện Trận Giồng Bốm cách đây 76 năm về trước, lòng rưng rưng tri ân công đức của tiền nhân.

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng đầu tháng 7/2024

DANAFF tổ chức vào tháng 7 thay vì tháng 5 như năm ngoái, dự kiến diễn ra từ ngày 02 đến hết ngày 06/7 với các hạng mục: phim châu Á dự thi, phim Việt Nam dự thi và phim truyện 'Điện ảnh Việt Nam hôm nay'.

16 tập thể, cá nhân nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019

(ĐCSVN) - 6 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội sẽ được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm 89 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).

16 tập thể, cá nhân nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2019

(ĐCSVN) - 6 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống, đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội sẽ được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam nhân kỷ niệm 89 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).

“Chúng em hát về Bác và Thủ đô anh hùng”

(ĐCSVN) – Các ca khúc được thiếu nhi biểu diễn tại Liên hoan ca khúc măng non 2019 với chủ đề “Chúng em hát về Bác và Thủ đô anh hùng” đã thể hiện lòng biết ơn đối với Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

“Chúng em hát về Bác và Thủ đô anh hùng”

(ĐCSVN) – Các ca khúc được thiếu nhi biểu diễn tại Liên hoan ca khúc măng non 2019 với chủ đề “Chúng em hát về Bác và Thủ đô anh hùng” đã thể hiện lòng biết ơn đối với Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Top