Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hàn Quốc trước ngã rẽ mới khi bà Park Geun-hye bị phế truất

Sau nhiều tháng chìm trong bất ổn chính trị, bà Park Geun-hye đã trở thành tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất.

Sau nhiều tháng chìm trong bất ổn chính trị, bà Park Geun-hye đã trở thành tổng thống dân cử đầu tiên của Hàn Quốc bị phế truất.

Bà Park Geun-hye. (Nguồn: The Economist)

Việc bà Park "ngã ngựa" cũng khiến uy tín của đảng Hàn Quốc Tự do cầm quyền sụt giảm nghiêm trọng. Có thể nói, những diễn biến mới nhất trên chính trường Hàn Quốc đang đẩy quốc gia Đông Bắc Á này vào ngã rẽ mới với nhiều khó khăn và thách thức.

Tòa án Hiến pháp nêu rõ rằng cựu Tổng thống Park Geun-hye “đã phản bội lòng tin của dân chúng”, “vi phạm Hiến pháp và pháp luật." Tòa cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhà lãnh đạo này bị bãi nhiệm trong hòa bình để đảm bảo nền dân chủ kéo dài 3 thập kỷ qua của Hàn Quốc.

Hiện Hàn Quốc đang phải đối mặt với vô vàn thách thức cả từ bên trong và bên ngoài. Ở bên trong, tình hình chính trị bất ổn và xã hội chia rẽ sâu sắc với các cuộc biểu tình quy mô lớn cả của lực lượng ủng hộ và phản đối bà Park; những bê bối về việc lợi dụng ảnh hưởng để tham nhũng hay dành những ưu ái đặc biệt cho giới chóp bu về chính trị và kinh tế càng làm gia tăng sự bất mãn âm ỉ trong xã hội.

Trong khi đó, môi trường khu vực Đông Bắc Á có nhiều biến động khiến cộng đồng quốc tế lo ngại: Triều Tiên liên tục thử tên lửa và hạt nhân bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trở nên căng thẳng do các biện pháp trừng phạt kinh tế của Bắc Kinh nhằm phản đối việc Seoul bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ...

Các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc nhằm vào ngành du lịch và thương mại của Hàn Quốc đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế. Đó là chưa kể tới mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Nhật Bản xung quanh vấn đề “phụ nữ mua vui” và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ...

Theo các nhà phân tích, kinh tế Hàn Quốc đã mất khả năng chịu đựng và rơi vào tình trạng đình trệ. Bất ổn kéo dài và tương lai chưa chắc chắn khiến nhiều doanh nghiệp phải hoãn kế hoạch đầu tư và tuyển dụng trong năm 2017 trong khi các hộ gia đình phải "thắt lưng buộc bụng." Thống kê cho thấy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong quý IV/2016 đạt 0,4%, giảm 0,2% so với quý trước đó và là mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua.

Trong bối cảnh đó, dư luận Hàn Quốc kỳ vọng tổng thống mới kế nhiệm bà Park sẽ là người có thể chèo lái đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Với việc bà Park bị phế truất, Hàn Quốc sẽ phải tổ chức bầu cử tổng thống sớm hơn dự kiến, có thể vào ngày 9/5 tới thay vì tháng 8. Hiện các chính trị gia thuộc phe tự do đang tìm cách trở lại nắm quyền sau gần 10 năm phe bảo thủ lãnh đạo đất nước.

Theo kết quả thăm dò mới nhất của Viện Gallup, ông Moon Jae-in - Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập, đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu cho chiếc ghế tổng thống. Ông là người có nhiều kinh nghiệm trên chính trường và cũng từng là đối thủ của bà Park trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2012. Đứng thứ 2 trong danh sách các ứng cử viên tiềm năng là Quyền Tổng thống Hwang Kyong-ahn.

Ông là người duy nhất thuộc phe bảo thủ có tên trong danh sách ứng cử viên hàng đầu, song đến nay ông vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về việc tham gia tranh cử.

Ngoài ra, ông Ahn Hee-jung, Thống đốc tỉnh Nam Chungcheong, cũng được coi là một đối thủ đáng gờm. Ông là người ủng hộ việc triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, tăng cường trừng phạt Triều Tiên và có một cách tiếp cận thận trọng với Bình Nhưỡng.

Nếu đảng Dân chủ lên nắm quyền, chính sách đối với Triều Tiên chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi bởi ông Moon Jae-in là người có quan điểm ôn hòa với Bình Nhưỡng. Ông Moon Jae-in từng làm việc trong chính quyền của cố Tổng thống Roh Moo-hyun, người theo đuổi chính sách "Ánh dương" những năm 2000.

Nếu đắc cử, ông Moon Jae-in được cho là sẽ thúc đẩy nhiều hơn các cuộc đối thoại với Triều Tiên, khuyến khích các hoạt động kinh tế liên Triều, trong đó có việc mở lại khu công nghiệp chung Kaesong vốn bị chính quyền của bà Park Geun-hye đóng cửa hồi năm ngoái sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân và tên lửa.

Ngoài ra, đảng Dân chủ cùng một số đảng nhỏ khác ở Hàn Quốc cũng đang kêu gọi xem xét lại kế hoạch triển khai THAAD. Nếu kịch bản này xảy ra, mối quan hệ Hàn-Trung cũng sẽ phần nào được cải thiện, khi đó, tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ không phải chứng kiến sự sụt giảm do các đòn “trả đũa” của Bắc Kinh.

Chưa rõ ứng cử viên nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Xanh sắp tới, nhưng một điều chắc chắn rằng người kế nhiệm bà Park sẽ phải tìm cách hàn gắn xã hội Hàn Quốc hiện đang bị chia rẽ sâu sắc sau vụ bê bối chính trị vừa qua để củng cố khối đoàn kết dân tộc và cùng vượt qua khó khăn, thách thức./.

TTXVN

Tổng thống Venezuela tố cáo nhóm cực hữu kích động bạo lực

Tổng thống Maduro khẳng định những gì xảy ra trong ngày là một phần trong âm mưu của Mỹ nhằm lật đổ chính quyền cách mạng Bolivar với nhiều phương thức mà Venezuela đã từng phải đối mặt.

Nam Phi: Giải cứu thành công hơn 1.500 thợ mỏ mắc kẹt

Sáng 01/5, các lực lượng cứu hộ Nam Phi đã giải cứu thành công hơn 1.500 thợ mỏ bị mắc kẹt dưới lòng đất một ngày trước đó tại một mỏ khai thác bạch kim của Công ty sản xuất vàng Sibanye Stillwater.

Mỹ đánh giá đàm phán thương mại với Trung Quốc đạt hiệu quả

Theo giới phân tích, sự nhượng bộ lẫn nhau trong các vòng đàm phán trước được xem là những yếu tố tích cực đẩy các bên xích lại gần nhau trong lần gặp nhau này.

Ấn Độ yêu cầu công dân nhanh chóng sơ tán khỏi thủ đô của Libya

Hiện có khoảng hơn 500 công dân Ấn Độ đang mắc kẹt ở Tripoli của Lybia trong bối cảnh nguy cơ bạo lực gia tăng giữa chính phủ và lực lượng nổi dậy.

Pháp: Biểu tình biến thành bạo động, hơn 100 người bị bắt tại Paris

Cảnh sát Pháp đã bắt giữ hơn 100 người biểu tình thuộc lực lượng “Áo vàng” tại thủ đô Paris khi hàng nghìn người lại xuống đường biểu tình trong tuần thứ 23 liên tiếp nhằm phản đối chính phủ.

Du lịch Việt Nam – Cơ hội cho các công ty lữ hành Kuwait

(ĐCSVN) - Hội thảo là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động quảng bá đa dạng và quyết liệt do Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait triển khai nhằm khai thác thị trường khách du lịch chất lượng cao trị giá 13 tỷ USD/năm của Kuwait.

Ngày Chiến thắng 7/1: Thắng lợi của tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả

Chiến thắng 7/1 là sự kiện lịch sử thể hiện tinh thần đại đoàn kết quốc tế giữa nhân dân và quân đội Campuchia-Việt Nam, mở ra trang mới trong quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt đẹp giữa hai nước.

Thủ tướng: Hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Lào cần có đột phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hai nước cần tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, năng lượng, khai khoáng...

Việt Nam - Campuchia là điển hình của quan hệ nước láng giềng tốt trên thế giới

Lễ kỷ niệm Chiến thắng Chiến tranh Bảo vệ Biên giới Tây Nam là dịp để Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam-Campuchia ôn lại lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung.

Bloomberg dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam trong năm 2024

Cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy tỷ lệ tái cấp vốn (hiện ở mức 4,5%) được cho là sẽ được giữ nguyên cho đến năm 2025 trong bối cảnh tăng trưởng GDP phục hồi nhờ xuất khẩu tăng mạnh.

Vợ cũ tỉ phú Bezos sắp ly hôn người chồng thứ hai 

Tỉ phú từ thiện MacKenzie Scott - vợ cũ của nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos - vừa nộp đơn ly hôn người chồng thứ hai sau chưa đầy hai năm chung sống.

Sữa lạc đà “lên ngôi” tại Kenya 

Mặc dù trà có thể là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Kenya, nhưng cà phê sữa lạc đà - thức uống pha chế từ cà phê và sữa lạc đà - là loại thức uống mới đang được yêu thích tại quốc gia này.

Indonesia cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài 

Ngày 25-10, Tổng cục Nhập cư thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia đã chính thức công bố chính sách thị thực “Second home”, trong đó cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài tại quốc gia Ðông Nam Á này.

Indonesia cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài 

Ngày 25-10, Tổng cục Nhập cư thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia đã chính thức công bố chính sách thị thực “Second home”, trong đó cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài tại quốc gia Ðông Nam Á này.

Nữ kiến trúc sư tiên phong chống ngập đô thị 

Trận lụt lịch sử tại Thái Lan hồi năm 2011 đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nơi ở. Chứng kiến cảnh lũ lụt tàn phá thủ đô Bangkok, nữ kiến trúc sư Kotchakorn Voraakhom đã hạ quyết tâm giúp thành phố
Top