Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Liên kết để phát huy tiềm năng du lịch khu vực Đông Nam Bộ

(ĐCSVN) – Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch Đông Nam Bộ đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành phố thuộc khu vực này sẽ là cơ hội để phục hồi sau dịch, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch đối với vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của cả nước.

(ĐCSVN) – Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành du lịch Đông Nam Bộ đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành phố thuộc khu vực này sẽ là cơ hội để phục hồi sau dịch, đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch đối với vùng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của cả nước.

Đồng Nai có khá nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. (Ảnh: K.V) 

Chương trình liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về giá trị tài nguyên du lịch, vị trí chiến lược và đẩy mạnh kết nối du lịch giữa các tỉnh, thành phố gồm: TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. Theo đánh giá của ngành chức năng, hiện sản phẩm du lịch trong vùng Đông Nam Bộ đã có, tuy nhiên tính hấp dẫn, liên tuyến, liên vùng chưa chặt chẽ nên cần sự hợp tác nhằm xây dựng sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng; thúc đẩy đầu tư vào du lịch; tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch...

Qua hoạt động quảng bá này cũng góp phần kích cầu du lịch nội địa và phục hồi ngành du lịch do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các địa phương trong khu vực đã lên kế hoạch triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2025. Theo đó, sẽ phát triển sản phẩm du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình kích cầu du lịch kết nối từ TP.Hồ Chí Minh tới 5 tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, xây dựng chương trình du lịch gắn với tham quan các khu di tích lịch sử; chương trình du lịch sinh thái cộng đồng; chương trình văn hóa trải nghiệm ẩm thực, làng nghề truyền thống; du lịch đường thủy kết hợp với các phương tiện khác. Cụ thể, sẽ xây dựng một số tuyến du lịch giữa TP.Hồ Chí Minh - Bà Rịa-Vũng Tàu - Đồng Nai; TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Tây Ninh; TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước...

Những tour tuyến này được xây dựng với chính sách giá riêng cho doanh nghiệp lữ hành 6 địa phương nhằm tạo sản phẩm có tính cạnh tranh và khuyến khích doanh nghiệp lữ hành khai thác, kích cầu du lịch đến với 6 tỉnh, thành phố trong chương trình liên kết. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh cho biết, một số địa phương như Bình Dương có tiềm năng về tài nguyên du lịch, nếu giải quyết bài toán về giao thông sẽ phát triển trong tương lai gần. Đối với các tỉnh như Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai…, đây cũng là các địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ, liên kết với TP.Hồ Chí Minh.

Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cho rằng, trong hợp tác phát triển du lịch nhất định phải có sự liên kết vùng để phục vụ cả khách du lịch thuần túy lẫn khách đi công vụ. Có 4 nội dung tập trung trong vấn đề liên kết gồm: Phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến; đầu tư vào phát triển hạ tầng hoặc các tuyến điểm dịch vụ về du lịch; liên kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.

Ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, việc liên kết giữa các địa phương trong vùng là cần thiết để tăng sức cạnh tranh, đa dạng hóa các sản phẩm, tuyến du lịch và các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư cao… đang là vấn đề cấp bách mà các địa phương Đông Nam Bộ phải cùng nhau chung tay thực hiện.

Khu du lịch biển Long Hải- TP Bà Rịa. (Ảnh: K.V) 

Trên cơ sở đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố để thúc đẩy sự phát triển du lịch trong vùng được bền vững, khẳng định thương hiệu trong khu vực và quốc tế. Trên thực tế, muốn tăng cường liên kết giữa các địa phương trong lĩnh vực du lịch, hệ thống giao thông cần phải được đầu tư, tạo ra kết cấu hạ tầng thuận lợi, tăng cường các đường dẫn đến các tuyến điểm du lịch, cảng thủy nội địa, bến bãi đường sông. Cùng với đó là tăng cường đầu tư xây dựng, khai thác các khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch… Đồng thời, đẩy mạnh liên kết phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Với đặc điểm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch của vùng Đông Nam Bộ cần nghiên cứu kỹ, có kế hoạch cụ thể cho từng nhóm đối tượng, từng địa bàn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, phong tục tập quán của từng địa phương, chú trọng đào tạo ngoại ngữ và kỹ năng thực hành. Cùng với đó là liên kết trong phát triển sản phẩm và công tác quảng bá, truyền thông cần phải có chiến lược cụ thể: mỗi địa phương trong vùng đều có đặc trưng riêng: Bà Rịa-Vũng Tàu có sản phẩm du lịch biển đảo; Bình Phước có tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực gắn với văn hóa độc đáo của các dân tộc vùng cao; Đồng Nai có lợi thế phát triển du lịch khám phá-mạo hiểm-trải nghiệm; Tây Ninh có chiến khu D và núi Bà Đen… đồng thời, cần khai thác hiệu quả sự đa dạng và khác biệt này trong chiến lược xây dựng sản phẩm chủ lực, thương hiệu chung cho vùng; cần phải thường xuyên đổi mới, hoàn thiện sản phẩm cũng như các yếu tố bổ trợ để nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của du lịch vùng.

Được biết, trong năm 2019, vùng Đông Nam Bộ đã đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế và hàng chục triệu lượt khách trong nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, Đông Nam Bộ vẫn có khả năng thu hút nhiều hơn nữa. Để làm được điều đó, các địa phương cần có sự liên kết, tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng, tạo lập không gian du lịch thống nhất để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh cho du lịch nội địa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó cũng là xu hướng chung để ngành du lịch vùng Đông Nam Bộ tập trung khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững./..

K.V

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Cuối tuần, giá vàng tăng mạnh

(ĐCSVN) – Phiên giao dịch cuối tuần, ngày 29/5, giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng trở lại.

5 tháng 2021, CPI tăng 1,29%, thấp nhất kể từ năm 2016

(ĐCSVN) - Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.

5 tháng 2021, CPI tăng 1,29%, thấp nhất kể từ năm 2016

(ĐCSVN) - Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.

5 tháng 2021, CPI tăng 1,29%, thấp nhất kể từ năm 2016

(ĐCSVN) - Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.

5 tháng 2021, CPI tăng 1,29%, thấp nhất kể từ năm 2016

(ĐCSVN) - Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.

Hỗ trợ sản xuất lúa theo hướng VietGAP tại Tân Hưng   

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp ngành Nông nghiệp huyện Tân Hưng tổ chức triển khai mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP lúa vụ Hè Thu 2024 tại huyện Tân Hưng.

Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể   

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai các giải pháp xây dựng, phát triển HTX

Trồng rau trong nhà lưới, thu nhập cao 

Sau nhiều năm trồng lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phạm Văn Lắm ở khu vực 3, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng rau trong nhà lưới.

Cần Giuộc đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất   

Huyện Cần Giuộc hiện có 136 tuyến kênh rạch với tổng chiều dài 195,5km và 69 đê bao, bờ bao dài là 85,33km. Hệ thống kênh nội đồng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh và hàng năm đều được bố trí kinh phí nạo vét.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME.
Top