Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

'Mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế'

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng chủ trì Họp báo tháng 3. (Ảnh: Thu Phương/TTXVN phát)

Chiều 28/3, tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước những va chạm mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu tiếp tế của Philippines ở Bãi Cỏ Mây, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng cho biết:

"Chúng tôi đã phát biểu về vấn đề này. Chúng tôi rất quan ngại về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông.

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông."

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị nêu quan điểm của Việt Nam về một số hoạt động của Trung Quốc và Philippines ở khu vực Sandycay, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng nêu rõ:

"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ quy tắc (COC) ở Biển Đông hiện nay.

Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình"./.

Theo TTXVN

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/moi-hoat-dong-o-bien-dong-phai-phu-hop-voi-luat-phap-quoc-te-post937083.vnp

Zimbabwe: Nhiều tiếng nổ lớn, quân đội chiếm đài truyền hình quốc gia

Nhiều tiếng nổ đã xuất hiện tại thủ đô Harare vào đầu giờ sáng 15/11, gia tăng lo ngại về một cuộc đảo chính sau khi nhiều xe tăng và xe bọc thép quân đội nước này xuất hiện bên ngoài thủ đô.

Sri Lanka thúc đẩy hợp tác với Ấn Độ 

Nhằm cân bằng sự hiện diện của Trung Quốc trên khắp Sri Lanka, chính quyền Tổng thống Ranil Wickremesinghe đang đẩy mạnh các hoạt động thu hút giới doanh nghiệp Ấn Độ tham gia vào nhiều dự án quan trọng.

Quân đội Zimbabwe bắt Giám đốc Cảnh sát quốc gia, Bộ trưởng Tài chính

Thông tin về hai vụ bắt giữ được đưa ra trong bối cảnh các sĩ quan quân đội Zimbabwe bác bỏ tin đồn đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Robert Mugabe.

Chính phủ Hàn Quốc họp khẩn bàn cách khắc phục hậu quả động đất

Trận động đất mạnh 5,4 độ Richter ngày 15/11 tại Hàn Quốc đã làm hư hại hơn 1.000 tòa nhà và nhiều ôtô, làm bị thương ít nhất 57 người và 1.536 người phải rời bỏ nhà cửa.

Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm 12 ngư dân Triều Tiên mất tích

Ngày 16/11, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản thông báo đang tìm kiếm 12 ngư dân Triều Tiên mất tích sau khi tàu của họ bị lật ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Ishikiwa, miền Trung Nhật Bản.

Việt Nam nhấn mạnh cải tổ Hội đồng bảo an LHQ là vấn đề cấp bách

Đông đảo đại diện các nước thành viên Liên Hợp Quốc ngày 17/11 đã tham gia thảo luận tại Đại hội đồng về vấn đề cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ.

Chủ tịch Quốc hội lên đường dự AIPA-43, thăm chính thức Campuchia, Philippines

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) Samdech Heng Samrin, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Philippines...

Chủ tịch nước tiếp xúc song phương bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2022

Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2022, Chủ tịch nước đã tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hongkong, Trung Quốc và Tổng Giám đốc IMF.

Chủ tịch nước tiếp xúc song phương bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2022

Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2022, Chủ tịch nước đã tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hongkong, Trung Quốc và Tổng Giám đốc IMF.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bắt đầu thăm chính thức nước CHDCND Lào

Nhận lời mời của đồng chí Phankham Viphavanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 19/6, đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước CHDCND Lào từ ngày 19-22/6.
Top