Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ngôi đình cổ bên dòng Ngã Cái 

Bài ảnh: NGUYỄN THANH VŨ

Ðó là đình Tân Phú Trung, tọa lạc tại ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Ðồng Tháp. Lối vào đình là một con đường quê yên ả, mát rượi. Từ ngã ba quốc lộ 80 - tỉnh lộ 853 (đoạn ngay TP Sa Ðéc), khách phương xa cứ hỏi người dân địa phương, men theo con rạch Ngã Cái đậm màu phù sa là đến ngôi đình cổ kính nằm nép mình bên cầu Ngã Cái.

Trước cổng chính điện của đình.

Đình Tân Phú Trung nằm giữa những vườn cây ăn trái, cánh đồng lúa xanh rì. Theo tài liệu ghi chép tại đây, đình được xin phép xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1835 (năm Minh Mạng thứ 15) đến năm 1842 (năm Thiệu Trị thứ 2) bởi 3 họ tộc là Huỳnh, Cao, Lê và được chức sắc địa phương chấp thuận. Năm 1853, đình bắt đầu được xây dựng với sự giúp sức của người dân quanh vùng, tại trấn Tân Thành, huyện Vĩnh An, thôn Tân Phú Trung. Vào ngày 26-4-1854, đình được vua Tự Ðức ban sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh. Năm 1914, ngôi đình bị xuống cấp nghiêm trọng buộc Ban tế tự phải dời đình về dựng tại ấp Tân Phú, xã Tân Phú Trung. Thoạt đầu, đình được xây bằng gỗ, mái lợp lá đơn sơ. Trải qua những thăng trầm, đình được tu sửa những năm 1952, 1977, 1993, 2017... và vẫn giữ diện mạo cổ kính, uy nghiêm. 

Kiến trúc đình là một phức hợp hơi khác so với những ngôi đình cổ khác, vì chỉ có dãy chính điện và nhà hương hội (được xây mới vào năm 2012). Sân đình rộng, thoáng đãng, được lát gạch tàu, giữa là cột cờ cao 8m. Dưới chân cột cờ là Ðàn xã tắc. Trước Ðàn xã tắc là Bình phong, phía trước là tranh vẽ cảnh đôi rồng uốn lượn trong mây, phía sau là hổ xuống núi. Trong sân đình, bên phải là miếu Sơn Thần đối xứng là miếu Ngũ Hành Nương Nương. Ðây là những biểu tượng văn hóa tâm linh thường thấy của bà con vùng đất này từ xa xưa.

Chính điện gồm ba khối nhà theo kiểu sắp đọi, mỗi nhà có bốn cột chính, có ba nóc, kiểu: thượng lầu hạ hiên, trùng thiềm điệp ốc. Mái đình lợp ngói âm dương, trên cùng trang trí công phu những lưỡng long tranh châu, cá hóa long, lân vờn mẫu tử, bát tiên, chim phượng ngậm cuốn thư… Trong đình, nhiều mảng chạm khắc các hoành phi, bao lam, câu đối với các đề tài khá phổ biến như: long, lân, quy, phụng; xuân, hạ, thu, đông, hoa lá cách điệu. Ðình có khu thờ Quan Thánh Ðế Quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành Hoàng Bổn Cảnh. Ðặc biệt đình có 3 tượng Quan Thánh Ðế Quân làm bằng gỗ quý hiếm.

Ðình Tân Phú Trung không chỉ là công trình kiến trúc lâu đời của nhân dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ những hoạt động văn hóa tín ngưỡng cộng đồng tiêu biểu, góp phần bảo tồn văn hóa bản địa. Ngày 14-11-2006, đình được UBND tỉnh Ðồng Tháp công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày 6-6-2012, đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. 

Hằng năm, lễ hội Kỳ yên đình Tân Phú Trung diễn ra vào những ngày 16, 17 tháng 4 âm lịch (năm chẵn) và 12, 13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ) thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, chiêm bái, cầu quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi việc hanh thông…

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng thi đua thực hiện văn hóa công sở

(ĐCSVN) - Nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ, công chức, viên chức Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng là chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính; thực hiện chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần, thái độ làm việc tận tụy, nghiêm túc, trách nhiệm; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuẩn mực về đạo đức lối sống…

Nhiều hoạt động kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Lai Châu

(ĐCSVN) - Chương trình kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh sẽ diễn ra tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu vào tối 5/10. Bên cạnh đó là các chương trình biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Tân Uyên và Sìn Hồ; triển lãm “Lai Châu trên con đường phát triển”...

Phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

​(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

"Sự kì diệu của ghi-ta Tây Ban Nha"

(ĐCSVN) - Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam giới thiệu chương trình “Sự kì diệu của ghi-ta Tây Ban Nha” do bậc thầy ghi-ta người Tây Ban Nha Rafael Serrallet trình diễn độc tấu.

Phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới

(ĐCSVN) - Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng và mỗi cá nhân. Vì vậy, phát triển gia đình là nhiệm vụ có tính chiến lược của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
Top