Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những cung bậc tình cảm trong bài thơ “Lục bình trôi” 

(CTO) - Toà soạn vừa nhận được lời bình của tác giả Phạm Trường Giang về bài thơ “LỤC BÌNH TRÔI” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

(CTO) - Toà soạn vừa nhận được lời bình của tác giả Phạm Trường Giang về bài thơ “LỤC BÌNH TRÔI” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Lục bình trôi

Nguyễn Hồng Vinh

Bồi hồi nhìn lục bình trôi

Nao nao hết đứng, lại ngồi nhìn sang

Bờ bên một chiếc thuyền nan

Có em ở đó sắp sang bên này

Mong trời, mong nước, mong mây

Sóng yên, gió lặng, thuyền vơi bớt người

Bình an nhé, hỡi em yêu

Vượt qua con nước thủy triều đang dâng

Lòng hụt hẫng, thấy đò sang

Lại không có bóng dáng em trong này?

Hay là lễ hội quá vui

Hay là “sức hút” của người nào chăng?

Hẹn hò đã mấy mùa trăng

Tự dưng em tạo cách ngăn bất ngờ?!

Phải chăng “nước chảy đá mòn”

Những điều tâm nguyện đã tan một chiều

Tin yêu lành lại từ đâu?

Lục bình trôi, lục bình trôi, lục bình…

Tháng 8/2023

Lời bình của Phạm Trường Giang

Với bài thơ “Lục bình trôi” của Nguyễn Hồng Vinh, cấu trúc không cầu kỳ, lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát, người đọc dễ hiểu, dễ tiếp nhận câu chuyện về tình yêu đôi lứa đang buổi mặn nồng diễn ra trên vùng sông nước Nam Bộ: “em” tạm xa người yêu đi về phương Nam vì công chuyện; và theo đúng hẹn, “anh” đến đón em về ở phía bắc sông, nhưng chờ mãi, chờ mãi vẫn biệt tăm! Từ bối cảnh ấy, diễn biến tâm trạng của “anh” trải qua nhiều cung bậc: ban đầu là hồi hộp, vừa ngắm lục bình trôi, vừa đau đáu dõi theo chiếc thuyền đang đón khách ở bờ nam. “Anh” cầu mong mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ, hanh thông “mong trời, mong nước, mong mây/ Sóng yên, gió lặng, thuyền vơi bớt người”; đồng thời muốn gửi nhanh một thông điệp tới người lái đò rằng, “hãy nhận ít khách thôi” để “em của tôi cập bến an toàn”. Từ hồi hộp triền miên, đến kết thúc sự việc, đã làm anh sững sờ, hụt hẫng “thấy đò sang/ Lại không thấy bóng dáng em trong này”? Vậy là tâm trí “anh” dồn dập bao điều nghi vấn: “Hay là lễ hội quá vui/Hay là “sức hút” của người nào chăng?” Từ nghi ngờ đến trách móc: “Hẹn hò đã mấy mùa trăng/ Tự dưng em tạo cách ngăn bất ngờ”! Phải chăng, “em” đang làm ngược lại những điều tâm nguyện hôm nào? Hay nói cách khác, “em” đã phản bội lời hò hẹn thiêng liêng?!

Thật ra, trong tình yêu đôi lứa, những hờn giận, hiểu lầm nhau, lúc này, lúc khác, thậm chí có lúc “ghen” là chuyện bình thường. Vì vậy, tác giả bài thơ đã khéo tiết chế và mở ra một “chương mới” - đó là từ xót xa, thất vọng, nhưng không tuyệt vọng, “anh” vẫn nghĩ cách nối lại tình yêu. Nhưng một câu hỏi không dễ hóa giải một sớm, một chiều: "Tin yêu làm lại từ đâu?” Thay “lối thoát”, tác giả Nguyễn Hồng Vinh khéo léo khép lại bài thơ bằng câu thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc: "Lục bình trôi, lục bình trôi, lục bình". Trong triền miên vương vấn, nhớ nhung và xa xót, “anh” chỉ biết gửi vào những khóm lục bình với hy vọng được sẻ chia và “mách nước”. Phận "anh" bây giờ giống hệt phận lục bình cứ dập dềnh trôi theo sông nước. Nhưng theo quy luật thủy triều ở những dòng sông Nam bộ, thì lục bình thường xuôi về phía biển, nhưng vào thời điểm nước triều dâng, lục bình lại ngược dòng về chốn cũ! Và vì thế, “anh” hy vọng, rồi sẽ được gặp lại “em” để nối lại tình xưa, nghĩa cũ!...

Viết đến đây, tôi nhớ lại một trong những câu thơ hay nhất của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính: "Em đi đấy, em về đâu / Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”. Nguyễn Hồng Vinh đã biết kế thừa nghệ thuật hình tượng hóa của lớp thi sĩ đi trước, nhưng biết làm mới nội dung với cách tiếp cận và diễn đạt câu chuyện tình cảm của lứa đôi ở vùng sông nước Cửu Long bằng những câu thơ bình dị, nhưng sâu lắng tình người, tình đời!./.

Tháng 8/2023

(*). Trên sông nước Nam bộ có rất nhiều khóm lục bình san sát triền sông, hoa tím rực (ngoài bắc gọi là bèo tây).

Theo Báo Nhà báo và công luận

Triển lãm “Quân với dân một ý chí”

(ĐCSVN ) - Triển lãm “Quân với dân một ý chí” được tổ chức nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về truyền thống gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh...

Triển lãm “Quân với dân một ý chí”

(ĐCSVN ) - Triển lãm “Quân với dân một ý chí” được tổ chức nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về truyền thống gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh...

Triển lãm “Quân với dân một ý chí”

(ĐCSVN ) - Triển lãm “Quân với dân một ý chí” được tổ chức nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về truyền thống gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh...

Triển lãm “Quân với dân một ý chí”

(ĐCSVN ) - Triển lãm “Quân với dân một ý chí” được tổ chức nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về truyền thống gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh...

Triển lãm “Quân với dân một ý chí”

(ĐCSVN ) - Triển lãm “Quân với dân một ý chí” được tổ chức nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân về truyền thống gắn bó máu thịt giữa quân đội với nhân dân; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh...
Top