Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nơi tưởng nhớ Ðức Việt Nam Y Tổ 

Hôm nay, ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Dần, nhiều người tề tựu thắp hương nhân Lễ Giỗ lần thứ 231 của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Ðức Y Tổ của nước ta.

Bài, ảnh: DUY KHÔI

Hôm nay, ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Dần, nhiều người tề tựu thắp hương nhân Lễ Giỗ lần thứ 231 của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Ðức Y Tổ của nước ta.

Thắp hương tưởng nhớ Ðức Y Tổ , Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Đền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại Cần Thơ tọa lạc tại số 126, đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều. Theo tài liệu của Ban Quản lý Di tích TP Cần Thơ, đền thờ được một số thầy thuốc Ðông y, dược sĩ ở Cần Thơ cùng với nhân dân địa phương đóng góp xây dựng lần đầu tiên vào năm 1967, bằng vật liệu tre lá; 2 năm sau thì cất lại bằng bê tông cốt thép nhưng khá đơn sơ. Trải qua thời gian dài, đền thờ xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2012, TP Cần Thơ đầu tư xây dựng lại Ðền thờ Ðức Y Tổ, do Sở Y tế TP Cần Thơ làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục: nhà thờ chính, cổng rào, sảnh tiếp… Công trình được khánh thành vào đầu năm 2013, từ đó đến nay, trở thành địa chỉ đỏ, điểm đến về nguồn của du khách trong và ngoài thành phố.

Ðức Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) quê làng Liêu Xá, huyện Ðường Hào, Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hưng Yên). Ông là một thầy thuốc giỏi, có tài có đức, cũng là một nhà văn, nhà tư tưởng lớn của nước ta vào thế kỷ XVIII. Ông được hậu thế tôn xưng là Ðức Việt Nam Y Tổ. Ông để lại cho đời bộ sách y học nổi tiếng là "Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh", gồm 28 tập, 66 quyển, trở thành sách "gối đầu" trong lĩnh vực y học cổ truyền. Ở lĩnh vực văn học, Ðức Hải Thượng Lãn Ông còn là tác giả của nhiều tác phẩm giá trị như "Thượng kinh ký sự", "Lĩnh Nam bản thảo"…

Trong kháng chiến chống Mỹ, Ðền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi khám, chữa bệnh cho nhân dân và là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng. Ðền thờ cũng là địa điểm thành lập chi bộ Ðảng đầu tiên của khu phố An Hòa (nay là phường An Hòa, quận Ninh Kiều). Ngôi đền không chỉ là nơi thờ phụng Ðức Việt Nam Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông mà còn là phòng khám, chữa bệnh cho nhân dân địa phương. Các thầy thuốc trong một phòng chẩn bệnh của đền thờ vừa điều trị cho bệnh nhân, vừa tuyên truyền giác ngộ ý thức cách mạng cho nhân dân. Năm 2013, UBND TP Cần Thơ đã xếp hạng Ðịa điểm thành lập chi bộ An Hòa tại Ðền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là Di tích Lịch sử cấp thành phố.

Theo người trông coi Ðền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thời điểm dịch COVID-19 chưa bùng phát, hằng tuần có nhiều khách đến tham quan, thắp hương tại di tích. Ngoài cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên và người công tác trong ngành Y - Dược, còn có học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn TP Cần Thơ. Cần Thơ vinh dự là địa phương duy nhất ở ÐBSCL có Ðền thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và được tôn tạo quy mô, trang trọng.

Hiến tặng kỷ vật của các cựu binh: Chung tay xoa dịu nỗi đau

(ĐCSVN) – Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, Quỹ Mãi mãi tuổi 20, Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - Đài Truyền hình Việt Nam và Nhóm “Trái tim người lính” phối hợp chính thức phát động cuộc vận động sưu tầm và hiến tặng kỷ vật, di vật và tư liệu liên quan đến những cựu binh Mỹ và Việt Nam.

Hiến tặng kỷ vật của các cựu binh: Chung tay xoa dịu nỗi đau

(ĐCSVN) – Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, Quỹ Mãi mãi tuổi 20, Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - Đài Truyền hình Việt Nam và Nhóm “Trái tim người lính” phối hợp chính thức phát động cuộc vận động sưu tầm và hiến tặng kỷ vật, di vật và tư liệu liên quan đến những cựu binh Mỹ và Việt Nam.

Hiến tặng kỷ vật của các cựu binh: Chung tay xoa dịu nỗi đau

(ĐCSVN) – Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam, Quỹ Mãi mãi tuổi 20, Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự - Đài Truyền hình Việt Nam và Nhóm “Trái tim người lính” phối hợp chính thức phát động cuộc vận động sưu tầm và hiến tặng kỷ vật, di vật và tư liệu liên quan đến những cựu binh Mỹ và Việt Nam.

554 Đạo sắc phong được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm

(ĐCSVN) - Ngày 12/7, Sở Nội vụ Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3).

554 Đạo sắc phong được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm

(ĐCSVN) - Ngày 12/7, Sở Nội vụ Hà Nội đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định công nhận tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3).
Top