Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Sen trên gốm Việt 

Trong khuôn khổ Lễ hội Sen do tỉnh Ðồng Tháp tổ chức, buổi nói chuyện chuyên đề “Hình tượng hoa sen trên gốm cổ Việt Nam” do TS Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh là diễn giả

Bài, ảnh: DUY KHÔI

Trong khuôn khổ Lễ hội Sen do tỉnh Ðồng Tháp tổ chức, buổi nói chuyện chuyên đề “Hình tượng hoa sen trên gốm cổ Việt Nam” do TS Mã Thanh Cao, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh là diễn giả, thu hút sự quan tâm của khách tham quan và giới ngoạn cổ. Gốm Việt xưa và nay, sen vẫn là đề tài có sức hút mãnh liệt.

Trưng bày các sản phẩm gốm có hoa văn, họa tiết hình ảnh sen tại Lễ hội Sen Ðồng Tháp.

Tại Lễ hội Sen, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Ðồng Tháp trưng bày các tác phẩm gốm Nam Bộ được trang trí hoa văn, họa tiết, hình dáng từ sen. Ðây là các tác phẩm do nhà sưu tập Ðỗ Quyên (An Giang) sở hữu. Thú vị với những bình hoa bằng gốm tráng men với hình ảnh hoa sen uyển chuyển, sinh động. Hay là bộ bàn và đôn ngồi được vẽ hoa sen đẹp mắt, hoành tráng. Những chiếc dĩa, thố, đèn dầu hay phù điêu đắp nổi hoa sen... làm từ gốm Nam Bộ cũng gây chú ý với công chúng. Nhà sưu tập Ðỗ Quyên cho biết, bà rất yêu thích gốm Nam Bộ, trong đó gốm trang trí đề tài hoa sen được bà chuộng hơn cả. Nhìn những tác phẩm như vậy, bà cảm nhận được sự thuần Việt, thanh khiết của gốm.

TS Mã Thanh Cao cho biết: Sen là đề tài có từ lâu đời, xuyên suốt trên gốm cổ Việt Nam. Từ thời Ðinh, Lê, Lý, Trần... gốm đề tài hoa sen đã xuất hiện rất nhiều. Ðiển hình là các hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia. Bảo tàng Quảng Ninh đang lưu giữ Bảo vật quốc gia Thạp gốm hoa nâu thời Trần. Từ trên xuống dưới của thạp được sáng tạo nhiều lớp hoa văn trang trí, nhưng nổi bật là 15 cánh sen chính liền nhau nằm trên và 15 cánh sen phụ nằm dưới giữa hai cánh sen chính. Các cánh sen chính phụ được khắc thủ công, nên không đều nhau, kích thước to nhỏ khác nhau, trong đó họa tiết cánh sen chính được tạo nổi. Chính những yếu tố này giúp chiếc thạp thêm sinh động, tinh tế.

Bảo tàng Quảng Ninh cũng đang bảo quản Bảo vật quốc gia Bình gốm hoa sen thời Lý. Chiếc bình được tạo hình mô phỏng hoa sen 10 cánh đang độ mãn khai, mỗi cánh cong nổi như đang ôm lấy đài sen. Vai bình chạm nổi bằng cánh sen kép, cánh to xen cánh nhỏ. Chiếc bình được làm từ cao lanh và đất sét trắng, mang giá trị đặc biệt về khoa học, lịch sử và là tác phẩm nghệ thuật nổi trội về giá trị thẩm mỹ, tiêu biểu cho phong cách trang trí đồ gốm của một thời đại.

Với dòng gốm Nam Bộ cổ xưa và đương đại, hình tượng sen được thể hiện rất nhiều. Nổi bật là tích sen - hạc trên bình hoa các dòng gốm: Lái Thiêu, Biên Hòa, Sài Gòn, Cây Mai... Các sản phẩm từ gốm khác như chén, dĩa, đôn, ghế nghi (chò), phù điêu, bình trà, đèn dầu... cũng dễ bắt gặp hình ảnh hoa sen và các bộ phận của cây sen.

Từ xưa đến nay, người Việt Nam luôn xem sen là biểu tượng của sự thanh cao, thuần khiết và sự vươn lên mạnh mẽ. Sen còn biểu trưng cho vẻ đẹp thiền định. Vậy nên, không lạ với sự xuất hiện của hoa sen trên gốm Việt. Cảm hứng thẩm mỹ từ vẻ đẹp của sen mang đến cho gốm Việt một đề tài thú vị, bất tận.

“Vui Tết Trung thu - Vầng trăng cổ tích”

(ĐCSVN) – Tối 6/9, nhân dịp Tết Trung thu và chào đón năm học mới, Đoàn Thanh niên và Công đoàn cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu - Vầng trăng cổ tích”. Đây là một món quà đầy ý nghĩa gửi tới con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ban Tuyên giáo Trung ương.

Ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử

(ĐCSVN) – Bàn về vấn đề này, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy.

20 tác phẩm xuất sắc nhận Giải thưởng Báo chí Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ X

(ĐCSVN) - 20 tác phẩm xuất sắc gồm 3 giải nhất, 3 giải nhì, 2 giải ba và 12 giải khuyến khích được nhận Giải thưởng Báo chí Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ X năm 2019. Giải thưởng nhằm biểu dương và là động lực cho các phóng viên, nhà báo tiếp tục có những tác phẩm xuất sắc đóng góp cho sự phát triển chung của TP.

Trải nghiệm văn hóa Gia Lai tại Thủ đô

(ĐCSVN) - Chương trình Trung thu 2019 "Sắc màu văn hoá Gia Lai" với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, đem đến cho các bạn nhỏ những trải nghiệm thú vị trong dịp Tết Trung thu cổ truyền và giới thiệu tới du khách những nét văn hóa truyền thống của tộc người Bana và Giarai ở tỉnh Gia Lai ngay tại Thủ đô Hà Nội.

Vinh danh tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản

(ĐCSVN) - Đây là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tổng kết kinh nghiệm trong quá trình quản lý, trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, trên cơ sở đó tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu để làm tốt hơn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản.
Top