Thứ hai, 06/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tháo gỡ vướng mắc trong thu hút đầu tư bằng hình thức đối tác công tư tại TP. Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức dự án PPP (dự án theo hình thức đối tác công tư). Thành phố cũng rất nỗ lực thực hiện hoá các quy định tại Nghị quyết 98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn. Tuy vậy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc...

(ĐCSVN) - TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức dự án PPP (dự án theo hình thức đối tác công tư). Thành phố cũng rất nỗ lực thực hiện hoá các quy định tại Nghị quyết 98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn. Tuy vậy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc...

Ngày 24/4, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Phiên Toàn thể Diễn đàn Hỗ trợ Pháp lý Đầu tư 2024 - Kỳ 1 “Đầu tư bằng hình thức đối tác công tư trong bối cảnh mới của TP. Hồ Chí Minh”. Diễn đàn có tham gia của đại diện nhiều cơ quan ban ngành cùng gần 200 đại biểu là nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực và các cơ quan thông tấn báo chí.

Phát biểu khai mạc, TS. Trần Du Lịch - Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Chủ tịch Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 đã cung cấp một số thông tin khái quát về tiến trình triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15, đặc biệt là đối với việc triển khai các dự án PPP (dự án theo hình thức đối tác công tư) tại TP Hồ Chí Minh.

 Toàn cảnh Diễn đàn. (Ảnh: CM)

Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã kêu gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP (41 dự án trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, y tế theo Nghị quyết 181/NQ-HĐND; 05 dự án BOT công trình giao thông đường bộ hiện hữu;  08 dự án khác thuộc lĩnh vực giáo dục, thể thao vừa được TP Thủ Đức kêu gọi vốn đầu tư ngày 17/4 vừa qua). Thành phố cũng rất nỗ lực thực hiện hoá các quy định tại Nghị quyết 98 trong việc triển khai các dự án PPP trên địa bàn thành phố. Tuy vậy, có thể thấy, quá trình kêu gọi, triển khai các dự án PPP đang gặp một số vướng mắc như thiếu hướng dẫn cụ thể cũng như các vấn đề liên quan đến tính phù hợp của hình thức PPP đối với một số dự án.

Mở đầu Phiên Toàn thể, ông Ngô Thành Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Đức (VILAF) nhận định, với những lợi ích mà PPP mang lại, Việt Nam là một trong những quốc gia đã và đang theo đuổi PPP như một lựa chọn chiến lược để huy động đầu tư tư nhân và cải thiện việc cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, việc thực hiện PPP ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trở ngại, dẫn đến số lượng dự án thành công thấp và khối kinh tế tư nhân còn dè dặt, đặc biệt là những nhà đầu tư thực sự có tiềm năng, muốn tham gia nghiêm túc. Một trong những thách thức chính trong việc thực hiện PPP ở các nước đang phát triển là thiếu khung pháp lý, quy định rõ ràng và nhất quán xác định vai trò, trách nhiệm và quyền của các đối tác nhà nước và tư nhân, cũng như các thủ tục, tiêu chí và cơ chế lựa chọn, thẩm định, phê duyệt, mua sắm, quản lý hợp đồng, giám sát và đánh giá dự án.

Bên cạnh đó, vấn đề về năng lực thể chế và nguồn nhân lực của khu vực công cũng là một yếu tố làm cản trở sự thành công của các dự án PPP. Như vậy, để cải thiện tình hình, vượt qua những thách thức này và nắm bắt cơ hội của các dự án PPP trong các lĩnh vực xã hội, Chính phủ, khu vực công và cả khu vực tư nhân cần áp dụng một số biện pháp cụ thể, chẳng hạn như xây dựng và áp dụng các phương pháp và chỉ số phù hợp, tham gia và tham vấn với các bên liên quan, cung cấp các ưu đãi và hỗ trợ tài chính và phi tài chính, lồng ghép và điều chỉnh các dự án PPP trong các lĩnh vực xã hội với các kế hoạch và chiến lược phát triển quốc gia và địa phương, bảo đảm tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của các dự án PPP trên địa bàn xã hội.

Liên quan đến vấn đề “Lựa chọn loại hợp đồng PPP và yêu cầu về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án PPP”, bà Nguyễn Thị Linh Giang – Chánh Văn phòng PPP Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ khi Luật PPP ra đời và có hiệu lực vào năm 2021, có tổng cộng 36 dự án được triển khai theo hình thức PPP, trong đó, đa phần các dự án được thực hiện dưới dạng hợp đồng BOT (28/36 dự án), còn lại các dự án được thực hiện dưới dạng BLT, BOO và 01 dự án triển khai dưới dạng hợp đồng O&M. Điều nay có thể khẳng định mức độ ưu thích của nhà đầu tư khi lựa chọn loại hợp đồng. Đồng thời, cũng khẳng định cần có hợp đồng mẫu nhằm hướng tới hài hoà mối quan hệ giữa các bên trên nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa khu vực công - tư. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng hợp đồng mẫu như thế nào để phù hợp với từng lĩnh vực, tương ứng với nhu cầu của từng ngành, chỉ có như vậy, hợp đồng mẫu mới phát huy tác dụng triệt để - là một công cụ để làm rõ quyền, lợi ích, nghĩa vụ, tạo căn cứ để phòng ngừa những rủi ro, xây dựng phương án xử lý hiệu quả cho từng trường hợp.

Về phần mình, bà Lương Thị Thanh Ngân – Đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chuyên gia cao cấp về Đầu tư Tư nhân chia sẻ, thất bại của dự án PPP xảy ra ở nhiều giai đoạn và phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, vì vậy, trước khi kêu gọi đấu thầu hoặc đưa ra quyết định đầu tư, Nhà nước cũng như nhà đầu tư cần có những đánh giá, nhận định đúng đắn về đặc điểm dự án, tính khả thi thực hiện. Đáng chú ý, không phải tất cả các dự án trong danh mục hiện nay đều có thể thực hiện PPP, có những dự án, nếu áp dụng PPP, cả Nhà nước và nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ; trong khi đó, có những dự án nhiều tiềm năng và nếu áp dụng PPP sẽ mang lại hiệu quả rất cao.

Ông Ngô Thành Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Đức (VILAF) trình bày. (Ảnh: CM) 

Phần chia sẻ của LS. Nirmalan Amirthanesan - Luật sư Công ty Luật Mori Hamada & Matsumoto nhận định, không chỉ luật PPP mà nhiều luật chuyên ngành cùng một số nghị định, thông tư hướng dẫn đã đưa ra quy định về cơ chế phân bổ rủi ro giữa Nhà đầu tư và Nhà nước. Thực tiễn cho thấy, các vấn đề về cơ chế chia sẻ rủi ro nói riêng và các quy định khác được các bên trong dự án PPP chuẩn hóa bằng cách đưa vào hợp đồng. Ở một số quốc gia trên thế giới, các quy định này thậm chí còn được đưa vào hợp đồng mẫu và quy định chi tiết. Và tại Việt Nam, các bên cũng nên áp dụng cách thức để cân bằng lợi ích, đặc biệt Nhà nước và Nhà đầu tư cần có những cam kết trong hợp đồng và cùng chịu trách nhiệm trong việc quản lý hợp đồng. Cùng với đó, để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, tăng cường hơn vai trò của họ, Chính phủ và các cơ quan ban ngành cũng cần lưu tâm hơn đến việc cải thiện hệ thống quy định pháp luật; đặc biệt là chú tâm hơn đến việc xây dựng hợp đồng mẫu.

Cùng quan điểm trên, PGS. TS. Dương Đăng Huệ - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, Trọng tài viên VIAC chia sẻ, Luật PPP hiện nay đang có nhiều quy định chưa rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn và gây ra sự bất tương xứng khi áp dụng trên thực tế. Đối với nhà đầu tư, những thiếu sót này đã khiến họ phải chịu nhiều thiệt thòi, mất đi tính cân bằng về quyền, lợi ích với cơ quan nhà nước khi thực hiện dự án. Một số thiếu sót điển hình có thể nhắc tới đó là chưa có quy định về trách nhiệm của nhà nước khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; cơ chế cho việc phân chia lợi nhuận rủi ro chưa thực sự công bằng và gây tốn kém thời gian cho nhà đầu tư; nhà đầu tư không được tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, kinh doanh dự án PPP…

Từ những đánh giá và phân tích thực tiễn, PGS.TS. Huệ cũng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao vai trò và bảo vệ nhà đầu tư hơn. Cụ thể, chuyên gia khuyến nghị Quốc hội cần thực hiện hoạt động giám sát thực hiện Luật PPP và trong khi chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời Luật và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, cần nghiên cứu, soạn thảo và ban hành mẫu hợp đồng dự án PPP. Bên cạnh đó, các cơ quan ban ngành liên quan cũng cần có sự tổng hợp liên tục các vướng mắc, bất cập để đồng hành cùng nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các vấn đề của họ. Có như vậy, dự án PPP mới thu hút được các nguồn đầu tư mới, có nhiều cải thiện hơn và triển khai hiệu quả hơn.

Sau phần báo cáo chuyên môn, phần Đối thoại giữa Nhóm Công tác và Nhóm Chuyên môn Diễn đàn được diễn ra với sự điều phối của LS. Ngô Thanh Tùng - Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Đức (VILAF), Trọng tài viên VIAC. Tại phần đối thoại này, các ý kiến từ Phiên Trù bị và Phiên Toàn thể đã được đưa ra tranh luận; từ đó, đưa đến những kết luận sau cùng và kiến nghị cụ thể cho các vấn đề phát sinh trong quá trình kêu gọi, triển khai dự án PPP tại TP Hồ Chí Minh.

Phát biểu kết luận, TS. Vũ Tiến Lộc - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhấn mạnh, Diễn đàn đã ghi nhận toàn bộ các ý kiến, đóng góp từ đa dạng đối tượng trong xuyên suốt Phiên Trù bị và Phiên Toàn thể. Điều này cho thấy chủ đề về PPP hiện đang là vấn đề quan trọng và “nóng” của TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các ý kiến này, Diễn đàn sẽ đưa ra Báo cáo tổng hợp cuối cùng và có các kiến nghị chi tiết, khả thi đến Thành phố nhằm giúp cơ quan chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư hiệu quả và đồng thời cũng giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định đồng hành cùng Thành phố trong các dự án PPP thời gian tới./.

CM

Hà Nội: Sản phẩm OCOP tạo bước chuyển cho khu vực nông thôn

(ĐCSVN) – Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề và nông sản, đặc sản nổi tiếng. Đây là tiềm năng và nền tảng để phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Phát triển điện gió công suất 27,2MW ở Nam Trung Bộ

(ĐCSVN) - Các tuabin 3MW có dải công suất đa dạng từ 3,2MW đến 3,8MW, trong đó tuabin 3MW-137 thuộc nhóm có hiệu suất cao nhất. Sau khi hoàn thiện và hoạt động vào Quý 3/2021, dự án sẽ cung cấp hơn 100 triệu kWh/năm vào lưới điện quốc gia.

Xuất khẩu năm 2020 lập đỉnh cao mới

Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng nhưng với kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019.

Thu ngân sách 1,2 triệu tỷ đồng, tiến sát 100% dự toán

(ĐCSVN) - Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, số thu ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế thực hiện đến hết ngày 24/12/2020 đạt 1,2 triệu tỷ đồng, bằng 96,93% so với dự toán và tăng trên 112 nghìn tỷ đồng so với số Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại thời điểm tháng 6/2020.

Đội thi sScan giành giải Nhất chương trình kỹ năng quản lý tài chính 2020

(ĐCSVN) - Vượt qua 6 đội thi, đội thi sScan với dự án cùng tên của 3 sinh viên trường đại học Ngoại thương cơ sở 2 (TP. Hồ Chí Minh) đã xuất sắc giành giải nhất chương trình Kỹ năng quản lý tài chính 2020.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Doanh thu quý I của Bách hóa xanh đạt hơn 9.100 tỉ đồng 

(CT) - Theo Báo cáo tình hình kinh doanh công bố mới đây của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động (MWG), doanh thu lũy kế của Bách hóa xanh (thuộc MWG), quý I năm 2024 đạt hơn 9.100 tỉ đồng, tăng 44% so với quý I năm 2023.

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội an toàn, bền vững 

Những tháng đầu năm 2024, hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện Vĩnh Thạnh được đánh giá phát triển ổn định, bền vững. Trong đó có nhiều lĩnh vực tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, tạo đà phát triển cho những tháng tiếp theo trong năm 2024.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng 

Sáng 27-4, tại ga Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Tổng Công ty Ðường sắt Việt Nam đã khai trương đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 ( chặng Sài Gòn - Ðà Nẵng), phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30-4, 1-5

HĐND TP Cần Thơ và Hội đồng tỉnh Jeollanam (Hàn Quốc) thắt chặt quan hệ hợp tác, hữu nghị 

(CT) - Chiều 26-4-2024, tại UBND TP Cần Thơ diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa HĐND TP Cần Thơ và Hội đồng tỉnh Jeollanam (Hàn Quốc). Đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố

Viettel Cần Thơ trao thưởng cho khách hàng "Lên 4G - Lên đời" 

Ngày 26-4, Viettel Cần Thơ tổ chức trao giải cho khách hàng trúng thưởng tại TP Cần Thơ trong chương trình “Lên 4G - Lên đời”. Theo chương trình, tại TP Cần Thơ sau 3 đợt quay số, có 9 khách hàng trúng giải thưởng là 1 máy Samsung Galaxy A05
Top