Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thoát khỏi vỏ bọc cá nhân, bao quát vấn đề xã hội trong sáng tác 

Hoàng Khánh Duy là tác giả trẻ ở Cần Thơ có nhiều tác phẩm tạo dấu ấn trong làng văn hiện nay. Từ những sáng tác đầu tiên khi còn trên giảng đường đại học, Hoàng Khánh Duy ngày càng cho thấy sự tiến bộ,

ÐĂNG HUỲNH (thực hiện)

Hoàng Khánh Duy là tác giả trẻ ở Cần Thơ có nhiều tác phẩm tạo dấu ấn trong làng văn hiện nay. Từ những sáng tác đầu tiên khi còn trên giảng đường đại học, Hoàng Khánh Duy ngày càng cho thấy sự tiến bộ, chắc tay. Trong buổi giao lưu với độc giả do NXB Trẻ tổ chức mới đây, Hoàng Khánh Duy đã có những chia sẻ thú vị.

Tác giả Hoàng Khánh Duy (cầm micro) chia sẻ với độc giả tại buổi giao lưu.

Hoàng Khánh Duy có thể chia sẻ đôi nét về tập truyện dài “Cõi người mắc cạn” - tác phẩm vào vòng chung khảo Giải thưởng Văn học tuổi 20, lần thứ VII?

- Ðây là tập truyện dài 12 chương của Duy, được thể hiện theo phương thức huyền thoại hóa, chú trọng yếu tố văn hóa và môi trường xanh trong không gian văn hóa sông nước miền Tây.

Thật ra, ban đầu Duy viết “Cõi người mắc cạn” không phải để dự thi Văn học tuổi 20 mà từ một cảm xúc có thật. Năm 2020, ÐBSCL xảy ra đợt hạn mặn khốc liệt. Trên đường từ Cần Thơ về quê nhà Cà Mau, Duy bắt gặp những dòng sông trơ đáy, những cánh đồng khô cằn, nứt nẻ. Rồi Duy nhìn thấy một người bạn chia sẻ trên facebook hình ảnh một bác nông dân đứng khóc khi nhìn lúa chết vì hạn mặn. Một đồng bằng trù phú, sông nước hữu tình bị tác động xấu do biến đổi khí hậu. Là người con quê hương miền Tây, Duy xót xa, đau đáu trước những điều trông thấy và quyết định viết “Cõi người mắc cạn”.  Duy gửi tác phẩm dự thi Văn học tuổi 20 khá muộn và may mắn vào vòng chung khảo, thành ấn phẩm đến tay bạn đọc.

Hoàng Khánh Duy đã bắt đầu và gắn bó với công việc sáng tác văn chương như thế nào?

- Thật ra, lúc đầu Duy viết thơ nhưng rồi bị văn xuôi cuốn hút. Khi chập chững sáng tác, đề tài chủ yếu được Duy chọn là con người và sông nước miền Tây. Duy quê ở Cà Mau, trưởng thành nơi mảnh đất đồng bằng nên muốn viết để tri ân nơi đã cho mình quê hương, cuộc sống và tâm hồn dạt dào yêu thương.

Sau đó, Duy tập tành thử nghiệm với những đề tài khác, như là cuộc sống người đô thị, sự cô đơn của người trẻ, môi trường và sự tác động của thiên nhiên với con người... Ðặc biệt, gần đây Duy thử nghiệm với đề tài viết về chiến tranh. Một cây bút 9X như Duy chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, bài giảng của thầy cô nhưng Duy mong muốn trải nghiệm đề tài này, khai thác kỹ lưỡng và hấp dẫn nhất, bằng hết khả năng của mình. Một đề tài nữa Duy đang theo đuổi là văn học thiếu nhi, với mong muốn bồi đắp cho tâm hồn trẻ thơ những trang văn thật đẹp.

Với người sáng tác trẻ, thường hay thấy tình trạng “cá nhân hóa” tác phẩm. Hoàng Khánh Duy đã khắc phục điều đó như thế nào?

- Quả vậy, với tác giả trẻ, cảm xúc cá nhân ban đầu chi phối nhiều. Duy cũng vậy. Những tác phẩm đầu tay thường là ghi lại cảm xúc cá nhân: buồn thì kể buồn, vui thì viết vui, qua những câu chuyện, tản văn “chưa tới”. Nhiều người có nghề họ đọc và chính mình bây giờ đọc lại cũng vậy, đều cho đó là những tác phẩm và cảm xúc non nớt, cá nhân, chưa đạt tầm phổ quát nhất định.

Ðiều này cũng phải thôi, do tuổi trẻ đôi khi trải nghiệm chưa nhiều, non tay trong thủ pháp sáng tác, chưa biết gia giảm cảm xúc cho phù hợp. Rồi Duy tự thấy rằng, đó chỉ là tác phẩm viết cho mình mà thôi, hoặc nếu có độc giả thì cũng rất hạn chế. Duy học hỏi, biết cách tiết chế, điều chỉnh cảm xúc riêng tư trong sáng tác, chỗ nào cần, chỗ nào cần vơi bớt...

Ðiều Duy đúc kết được sau nhiều năm sáng tác là phải thoát khỏi vỏ bọc cá nhân để có sự bao quát vấn đề xã hội trong tác phẩm. Ðể làm được điều đó, đòi hỏi người viết phải trải nghiệm nhiều, đọc nhiều, nắm bắt

Xin cảm ơn Hoàng Khánh Duy!

Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng

(ĐCSVN) - Triển lãm “Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, được khai mạc vào chiều 8/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).

Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng

(ĐCSVN) - Triển lãm “Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, được khai mạc vào chiều 8/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).

Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng

(ĐCSVN) - Triển lãm “Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, được khai mạc vào chiều 8/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).

Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng

(ĐCSVN) - Triển lãm “Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, được khai mạc vào chiều 8/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).

Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng

(ĐCSVN) - Triển lãm “Khát vọng hòa bình trong nghệ thuật Lê Bá Đảng” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, được khai mạc vào chiều 8/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội).
Top