Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thương nhớ hương vị quê hương 

“Vấn vương hương vị bánh quê” và “Dư vị miền xưa” (đều do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành), là hai tập sách mới nhất của tác giả, thầy giáo Trần Minh Thương. Thông qua câu chuyện văn hóa ẩm thực,

“Vấn vương hương vị bánh quê” và “Dư vị miền xưa” (đều do NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành), là hai tập sách mới nhất của tác giả, thầy giáo Trần Minh Thương. Thông qua câu chuyện văn hóa ẩm thực, tác giả đã chuyển tải dấu ấn sâu nặng về tình yêu quê hương và những giao đãi thân tình của người miền Tây chân chất, nhiệt thành.

Sinh ra và lớn lên ở vùng Hậu giang, được trải nghiệm qua nhiều chuyến đi điền dã, ghi chép vốn sống dân gian, tác giả Trần Minh Thương đem đến bạn đọc những trang viết mang đậm nét văn hóa vùng đất này. “Dư vị miền xưa” đưa độc giả về lại những kỷ niệm thời thơ dại như tắm sông, mò tôm, bắt cá; những lần đi đào chuột, đặt vó, đặt lờ, soi nhái, thọt trứng kiến câu cá rô… Rồi chuyện theo mẹ, theo bà đi đám cúng cơm đến những chuyện nghe được từ những bậc cao niên kể lại về cách ứng xử của tình sui gia, chuyện đi uống cà phê sáng, chuyện chèo ghe đi chợ, chuyện mùa mưa đến, mùa nước nổi tràn đồng, mùa gió chướng thổi, mùa Tết... Ở đó, chúng ta sẽ gặp lại cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất từ gia đình cho đến làng xóm từ lúc trời rựng sáng, đến trưa, đến chiều và tối… 

Trong dòng hồi ức “Dư vị miền xưa”, tác giả kể thêm nhiều câu chuyện thú vị. Có những trang viết hồi tưởng dành cho trẻ thơ, từ chuyện rủ nhau cất nhà chòi, bán tiệm đến đám cưới giả, đánh trận giả hay kỷ niệm dưới mái trường làng. Người nông dân thì chờ mưa xuống ra đồng cày, cấy; rảnh rang thì ra tắm sông mò tôm, móc lịch để cải thiện bữa ăn… Tác giả cũng ghi lại những chuyện không may trong cuộc sống với cái nhìn nhân văn.

Còn trong “Vấn vương hương vị bánh quê”, độc giả sẽ được đưa về không gian làng quê ngày Tết; hoặc khi anh em, bà con đến nhà; quý nhau người miền Tây thường làm bánh đãi khách. Từ đó, tác giả kể chuyện những loại bánh ngon ngọt, đậm đà mùi vị đặc trưng, gắn liền với sản vật và những quan niệm hay câu chuyện văn hóa ẩm thực của một miền đất. Bánh bao, bánh bò với chất men nổi mang hàm ý tượng trưng cho sự nảy nở, phồn thịnh. Bánh da lợn gợi nhớ chuyện buồn về thân phận những cô gái bán bánh được học giả Vương Hồng Sển nhắc đến, nay tác giả Trần Minh Thương dẫn lại. Bánh xèo, bánh khọt với hàng chục dị bản khác nhau, tùy ý thích của người được đãi bánh mà người làm bánh đón ý để chiều. Người miền Tây thích ngọt và khoái béo, nên những loại bánh nhưn mặn vẫn được bà con sáng chế thêm những cái bánh ngọt. Những cái bánh pía, bánh in dần về sau đã trở thành thương hiệu để bà con dùng làm quà tặng, biếu người thân khi ghé qua vùng đất này. Bánh dành tặng khách đến nhà dự đám giỗ cũng là một tập tục đẹp ở miền quê. Những cái bánh ít, đòn bánh tét hay bọc bánh kẹp, bánh bông lan… tặng khách đến dự tiệc luôn thơm thảo, vấn vương.

Từ những câu chuyện dung dị, nhiều nét văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đất Chín Rồng trù phú được khắc họa tỉ mỉ trong “Vấn vương hương vị bánh quê”. Người đọc khi thưởng thức “bánh quê” cảm thấy gần gũi, thân thương khi chuyện về bánh được kể kết hợp với những nếp sinh hoạt và kiến thức văn hóa dân gian mà tác giả Trần Minh Thương dày công điền dã. Còn “Dư vị miền xưa” khiến cho người đọc nhớ mãi những kỷ niệm từ thuở ấu thơ, những câu chuyện ông bà cha mẹ kể, đến những nỗi nhớ quê nhà thắm đượm trong lòng để mỗi người chúng ta nhắc nhớ và trở về. Cảm nhận đó tương khớp với những chia sẻ của tác giả Trần Minh Thương: “Khi viết những dòng này là tôi muốn tái hiện lại không gian ở đó có những nét văn hóa ứng xử vừa chân chất, mộc mạc, thắm đượm tình làng nghĩa xóm của người miền quê. Hơn thế, đó cũng chính là hơi thở, cuộc sống thời niên thiếu mà tôi đã từng trải qua”.

Tác giả Trần Minh Thương, bút danh Thạch Ba Xuyên, hiện là giáo viên, Tổ trưởng Tổ Văn - Tiếng Anh, Trường THPT Ngã Năm, Sóc Trăng, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2009), Nhà giáo Ưu tú (2020). Những tác phẩm đã xuất bản: “Chuyện ăn uống của người bình dân Sóc Trăng, nhìn từ góc độ văn hóa dân gian” (2015); “Trò chơi dân gian Sóc Trăng” (2016); “Hương sắc miền Tây” (2018); "Ăn Tết chơi Tết miền Tây” (2020); “Phong tục miệt Nam sông Hậu” (2020); “Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang” (2022); “Vấn vương hương vị bánh quê” (2023); “Dư vị miền xưa” (2024)…

Q.M

 

Khởi công xây dựng tượng đài “Chiến sĩ công an nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến”

(ĐCSVN) - Tượng đài “Chiến sĩ công an nhân dân vũ trang bảo vệ giới tuyến” đặt đối diện với kỳ đài, phía bờ bắc của sông Bến Hải, trên diện tích 500m2. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, do Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng làm chủ đầu tư.

Phát động Cuộc thi ảnh về Phụ nữ nông thôn và Phát triển bền vững

(ĐCSVN) – Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và đề cao đóng góp của phụ nữ nông thôn vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, ngày 8/3, Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc (UN Women) phối hợp với Đại sứ quán Australia và Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đã phát động Cuộc thi ảnh về Phụ nữ nông thôn và Phát triển bền vững.

Điện Biên: Lễ hội Hoa Ban năm 2018 sẽ khai mạc ngày 17/3

(ĐCSVN) - Lễ hội Hoa Ban năm 2018 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 17/3 tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là sự kiện văn hóa du lịch thường niên của tỉnh Điện Biên diễn ra trong thời gian từ tháng 3 cho tới tháng 5.

Tối nay, truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa” 2018

(ĐCSVN) - Chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa” năm 2018 do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Hội Cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân tổ chức, bắt đầu từ 20h00 tối nay 9/3, tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên Kênh Truyền hình Quốc hội.

Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam

(ĐCSVN) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo - với tư cách vừa là một học thuyết giải thoát về cách sống lương thiện tốt đẹp cho con người, vừa là một học thuyết qua tinh thần Tứ Ân có ơn với Tổ quốc là trọng đại – đã có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam.
Top