Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tỉnh Điện Biên có thêm 2 Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào và nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở Điện Biên đã được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào và nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng ở Điện Biên đã được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.


Bánh khẩu xén sau khi dát mỏng được mang đi phơi khô vừa phải rồi cắt. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định công bố nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và nghề làm bánh khẩu xén, bánh chí chọp của người Thái trắng thị xã Mường Lay được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Như vậy, Điện Biên đã có 20 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Dân tộc Lào là một trong 19 dân tộc trên địa bàn tỉnh, sinh sống tập trung ở 23 bản thuộc 9 xã của hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông. Phần lớn thổ cẩm người Lào làm ra để sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, như váy, áo, khăn, đệm…

Những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt thổ cẩm, trang trí trên trang phục không chỉ là bản sắc văn hóa, còn mang lại nguồn thu nhập ổn định nên những người phụ nữ Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam đã cùng giữ gìn, phát huy nghề truyền thống của dân tộc.

Với người Thái trắng thị xã Mường Lay, bánh khẩu xén, bánh chí chọp là món ăn cổ truyền thường bày trên mâm cỗ ngày Tết, là một phần trong văn hóa ẩm thực đặc sắc của thị xã Mường Lay nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung.

Bánh chí chọp được làm từ gạo nếp, đồ thành xôi. Khi xôi nguội đem cán mỏng, phơi khô, sau đó cho vào rán. Bánh chí chọp thường có 3 màu chính là trắng, tím, cam, đây là màu của gấc và lá nếp.

Bánh khẩu xén làm từ gạo nếp hoặc sắn, sau khi xay thành bột, ngâm ủ vài tiếng cho bột mềm, rồi đưa vào chõ đồ. Khi xôi chín, cho thêm vừng, trứng gà ta, đường hoặc muối rồi đưa vào cối giã nhuyễn, dùng con lăn để dàn bánh thành miếng mỏng, phơi cho bánh se lại, cắt theo hình thù tùy thích, sau đó đem hong gió hoặc phơi trong nắng nhẹ.

Những chiếc bánh khẩu chí chọp nhiều màu sắc được phơi đến khi giòn. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Hiện nay, bánh khẩu xén, bánh chí chọp ở Điện Biên không chỉ là món ăn trong những ngày lễ Tết mà đã trở thành hàng hóa bán trên thị trường, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

Với 19 cộng đồng dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc của Điện Biên có một kho tàng văn hóa, tín ngưỡng, tập quán đậm sắc thái bản địa tạo nên sự đa dạng, đa sắc của văn hóa địa phương.

Việc tiếp tục được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh và phát triển du lịch./.

Theo vietnamplus.vn

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tinh-dien-bien-co-them-2-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post940022.vnp

Trang phục Nam Bộ xưa 

Cùng với ăn và ở, mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Mặc không chỉ giúp con người thích ứng với thời tiết, khí hậu mà còn là nhu cầu làm đẹp, nên thường dễ đổi thay so với ăn và ở.

Giáo sư Bùi Chí Bửu kể chuyện “đi và học” 

“Ði và học” là tập ký sự của Giáo sư Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ÐBSCL và Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Sách do NXB Giáo dục Việt Nam nộp lưu chiểu năm 2022, dày 344 trang.

Giáo sư Bùi Chí Bửu kể chuyện “đi và học” 

“Ði và học” là tập ký sự của Giáo sư Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ÐBSCL và Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. Sách do NXB Giáo dục Việt Nam nộp lưu chiểu năm 2022, dày 344 trang.

Thoát khỏi vỏ bọc cá nhân, bao quát vấn đề xã hội trong sáng tác 

Hoàng Khánh Duy là tác giả trẻ ở Cần Thơ có nhiều tác phẩm tạo dấu ấn trong làng văn hiện nay. Từ những sáng tác đầu tiên khi còn trên giảng đường đại học, Hoàng Khánh Duy ngày càng cho thấy sự tiến bộ,

Tự khúc mùa hè... 

Những cánh phượng hồng thắp lửa. Mùa hè được trả về trong đồng vọng tiếng ve. Vòng xe chậm chở chiều qua thị trấn. Mắt biếc dại khờ vành nón nghiêng che.

Ngày hội Hoa hồng Bulgaria và bạn bè năm 2018

(ĐCSVN) – “Ngày hội Hoa hồng Bulgaria và bạn bè” năm 2018 sẽ được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây từ ngày 8-11/3/2018.

“Cho dù có đi nơi đâu”- Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng ngày 8/3

(ĐCSVN) – Trong hai ngày 7-8/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 với chủ đề “Cho dù có đi nơi đâu”.

Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

Ngày 26/2, tại Không gian văn hóa Trà (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), UBND thành phố Thái Nguyên tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”. Lễ hội nhằm tôn vinh cây chè và quảng bá, giới thiệu về thế mạnh, giá trị của chè đặc sản Tân Cương với du khách trong và ngoài nước.

Buổi biểu diễn của nghệ sỹ Thụy Điển Anne Sofie von Otter tại Hà Nội

(ĐCSVN) – Theo thông tin từ Đại sứ quán Thụy Điển, nghệ sỹ Anne Sofie von Otter (hai lần đoạt giải Grammy) sẽ biểu diễn một buổi hòa nhạc duy nhất tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội vào ngày 2/3 tới đây.

Báo chí cần thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền

(ĐCSVN) – Đánh giá cao vai trò của các cơ quan báo chí tại Giao ban báo chí đầu xuân Mậu Tuất 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Năm mới Mậu Tuất 2018, các cơ quan báo chí sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ làm tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội...
Top