Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tọa đàm khoa học “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam”

(ĐCSVN) - Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trong những người tiêu biểu cho tinh thần trách nhiệm của lớp thanh niên trí thức trước vận mệnh sống còn của dân tộc.

(ĐCSVN) - Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trong những người tiêu biểu cho tinh thần trách nhiệm của lớp thanh niên trí thức trước vận mệnh sống còn của dân tộc.

Nhân kỷ niệm lần thứ 105 năm ngày sinh đồng chí Huỳnh Tấn Phát (15/2/1913-15/2/1918), nguyên Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam”. PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tọa đàm.

Tọa đàm khoa học “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam”. Ảnh: HM

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, PGS.TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là một trong những người tiêu biểu cho tinh thần trách nhiệm của lớp thanh niên trí thức trước vận mệnh sống còn của dân tộc. Đó là người sẵn sàng tình nguyện từ bỏ vinh hoa, phú quý, đồng hành cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh vì độc lập, thống nhất dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Ông là một kiến trúc sư nổi tiếng, có văn phòng kiến trúc sư riêng nhưng không quan tâm việc làm giàu, mà tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ông đã tích cực tham gia và là một trong những người tổ chức, cổ vũ, lãnh đạo phong trào “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” của thanh niên học sinh, sinh viên miền Nam, phong trào “Truyền bá Quốc ngữ”, phong trào “Thanh niên Tiền phong”, phong trào “Cứu đói Bắc Kỳ” ở Nam Kỳ. Gần suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã gắn bó với phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, đặc biệt là phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam.

PGS.TS Lê Quốc Lý khẳng định, hiện nay, toàn Đảng và toàn dân ta đang tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa XII về: Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Việc giới thiệu tấm gương về lòng trung thành đối với lý tưởng, phong cách làm việc, đạo đức cách mạng trong sáng của đồng chí Huỳnh Tấn Phát với Đảng và dân tộc sẽ góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ, lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.

Nêu ý kiến tại Tọa đàm, PGS,TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đánh giá, đồng chí Huỳnh Tấn Phát là người tiêu biểu cho khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát đã có những cống hiến nổi bật trong sự nghiệp tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân để kháng chiến thắng lợi tại khu Sài Gòn - Gia Định và trên toàn miền Nam Việt Nam; có công lớn trong việc hình thành và củng cố, mở rộng Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam…Sau khi thống nhất đất nước, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát được Đảng và nhân dân giao nhiều trọng trách về mặt Nhà nước, đồng thời vẫn tín nhiệm giao cho ông phụ trách công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Kim Dung (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), đồng chí Huỳnh Tấn Phát còn là một kiến trúc sư tài năng, sáng tạo. Những công trình kiến trúc mà ông để lại đã góp phần xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc. Các công trình kiến trúc của ông đều thể hiện một tư duy sâu sắc về văn hóa Á Đông, về năng lực sáng tạo thể hiện qua những hình khối kiến trúc được bố cục chặt chẽ, hiện đại, nhưng khoáng đạt, cởi mở và hài hòa với cảnh quan nhiệt đới phương Nam.

Các học giả, nhà nghiên cứu tham dự Tọa đàm đều nhất trí cho rằng, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát là tấm gương đạo đức người cộng sản, nhà trí thức lớn trong sáng, vô tư, khiêm tốn, giản dị, luôn tận tụy với công việc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Trên mọi cương vị công tác, ông luôn thể hiện là một cán bộ vững vàng, xông xáo, nhiệt tình, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân trong suốt những năm tháng cách mạng khó khăn gian khổ, hy sinh cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát mãi là tấm gương tiêu biểu về tinh thần trách nhiệm cao cả trước Đảng, trước dân của người trí thức cách mạng./.

Hoàng Mẫn

Bác Hồ với “Quê hương nghĩa trọng tình cao”

(ĐCSVN) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi động, phong phú, nhiều hy sinh, gian khổ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần về thăm quê hương. Toàn bộ tâm trí, sức lực và cả cuộc đời cao đẹp của Người, Người hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bác Hồ với “Quê hương nghĩa trọng tình cao”

(ĐCSVN) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi động, phong phú, nhiều hy sinh, gian khổ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần về thăm quê hương. Toàn bộ tâm trí, sức lực và cả cuộc đời cao đẹp của Người, Người hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bác Hồ với “Quê hương nghĩa trọng tình cao”

(ĐCSVN) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi động, phong phú, nhiều hy sinh, gian khổ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có 2 lần về thăm quê hương. Toàn bộ tâm trí, sức lực và cả cuộc đời cao đẹp của Người, Người hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 30/8, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Nhân kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 30/8, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Top