Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Trao tặng phiên bản tài liệu lưu trữ về Bác sỹ, Liệt sỹ, Nhà báo Nguyễn Văn Luyện

(ĐCSVN) – Đây cũng là dịp để các Đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ Văn phòng Quốc hội cùng cử tri cả nước tự hào, học tập và noi theo tấm gương sáng của vị Bác sỹ, trí thức yêu nước đáng kính.

(ĐCSVN) – Đây cũng là dịp để các Đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ Văn phòng Quốc hội cùng cử tri cả nước tự hào, học tập và noi theo tấm gương sáng của vị Bác sỹ, trí thức yêu nước đáng kính.

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm gày Truyền thống Văn phòng Quốc hội (2/3/1946 - 2/3/2018), 63 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/01/2018), ngày 02/3, Vụ Thông Tin - Văn phòng Quốc hội phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) trao tặng một số phiên bản tài liệu lưu trữ về Liệt sỹ, Bác sỹ Nguyễn Văn Luyện, Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa I.

Đồng chí Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội trao sưu tập tài liệu cho bà Nguyễn Thị Hồng – đại diện gia đình.

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: “Buổi lễ hôm nay là sự tri ân những đóng góp của cụ Nguyễn Văn Luyện cho Quốc hội Việt Nam và cho quá trình đấu tranh và xây dựng đất nước. Đây cũng là dịp để các Đại biểu Quốc hội qua các thời kỳ, các thế hệ cán bộ Văn phòng cùng cử tri cả nước tự hào, học tập và noi theo tấm gương sáng của vị Bác sỹ, trí thức yêu nước đáng kính”.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện sinh ngày 30 tháng 4 năm 1898, trong một gia đình nhà nho tại Bắc Ninh. Năm 24 tuổi, Cụ vào học trường Y Đông Dương (Hà Nội). Sau 4 năm học tại đây, Cụ đã đạt thành tích xuất sắc và được cấp học bổng sang học ở Pháp. Năm 1928, Cụ hoàn thành luận án bác sĩ và về nước thực hiện tâm nguyện cứu giúp, bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Bác sĩ Luyện là một thầy thuốc giỏi, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội lớn có tầm nhìn xa trông rộng, là một trí thức yêu nước luôn hướng tới lợi ích dân tộc, hết sức ủng hộ cách mạng và Chính phủ ngay từ những ngày đầu thành lập. Cụ đã tham gia mặt trận Việt Minh và trở thành một trong những nhân tố tích cực nhất của Cách mạng Tháng Tám. Với tài năng và nhiệt huyết cách mạng của mình, tại cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào năm 1946, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện được các cử tri Thủ đô bầu là 1 trong 6 vị đại biểu Quốc hội khóa I của Hà Nội. Tại kỳ họp Quốc hội đầu tiên (2/3/1946), Cụ được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban thường trực Quốc hội. Đến tháng 10/1946 Cụ là ủy viên chính thức. Cụ cũng là một trong những người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia phái đoàn của Việt Nam đi thương lượng tại Hội nghị Fontainebleau từ ngày 6/7 đến ngày 10/9/1946. 

Trong trận chiến bảo vệ Thủ đô ngày 19/12/1946, giặc Pháp điên cuồng truy lùng những cán bộ lãnh đạo của chính quyền cách mạng non trẻ. Giặc đưa quân tới bắt bác sĩ Nguyễn Văn Luyện trong ngôi nhà riêng của Cụ tại số 65 phố Lý Thường Kiệt. Không chịu đầu hàng, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã cùng 2 người con trai cầm súng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng và đã ngã xuống vì Thủ đô. Những di cảo mà cụ để lại cũng bị thất lạc qua hai cuộc kháng chiến. 

Về phía Trung tâm Lưu trữ quốc gia III - nơi đang lưu giữ những tài liệu quý này, đồng chí Trần Việt Hoa - Giám đốc Trung tâm cho biết: “Sau buổi lễ này, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III sẽ tiếp tục tra tìm tài liệu lưu trữ quốc gia, để cung cấp thêm, đầy đủ thêm về thân thế sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Luyện cũng như nhiều vị Đại biểu Quốc hội khóa I khác. Đồng thời, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III với trách nhiệm mà Nhà nước giao phó, là sưu tầm, thu thập, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ liên quan đến các cá nhân tiêu biểu, có nhiều cống hiến với cách mạng, sẽ liên lạc mật thiết với gia đình để hỗ trợ bảo quản khối tài liệu cá nhân của Cụ tại gia đình, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để sưu tầm, bảo quản khối tài liệu cá nhân của cụ tại Kho Lưu trữ quốc gia”./.

An Nhiên

“Kinh nghiệm từ nước Nhật” – Bộ sách hoàn thiện các kỹ năng cho trẻ

(ĐCSVN) - Trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội năm 2019, tối 5/10, NXB Kim Đồng giới thiệu bộ sách mới nhất trong Tủ sách "Làm cha mẹ" có tên "Kinh nghiệm từ nước Nhật".

Xây dựng Ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm cần điều chỉnh phù hợp

(ĐCSVN)- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi TP Hà Nội khẳng định xây dựng Ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm dễ vi phạm Luật Di sản văn hoá, đề nghị Thủ đô xây ga tàu điện ngầm C9 ra ngoài khu vực bảo vệ II của di tích và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Xây dựng Ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm cần điều chỉnh phù hợp

(ĐCSVN)- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi TP Hà Nội khẳng định xây dựng Ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm dễ vi phạm Luật Di sản văn hoá, đề nghị Thủ đô xây ga tàu điện ngầm C9 ra ngoài khu vực bảo vệ II của di tích và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Xây dựng Ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm cần điều chỉnh phù hợp

(ĐCSVN)- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi TP Hà Nội khẳng định xây dựng Ga tàu điện ngầm gần Hồ Gươm dễ vi phạm Luật Di sản văn hoá, đề nghị Thủ đô xây ga tàu điện ngầm C9 ra ngoài khu vực bảo vệ II của di tích và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Văn nghệ sĩ, trí thức là nguồn lực vô giá cho sự phát triển của Thủ đô

(ĐCSVN)- Những kết quả Thành phố Hà Nội đạt được có sự đóng góp, cống hiến trách nhiệm, hiệu quả, bằng tình yêu Hà Nội của đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, các nhà khoa học, nhà quản lý.
Top