Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

'An cư, lạc nghiệp' nơi biên giới

Những căn nhà khang trang được Quân khu 7 hỗ trợ từ Đề án Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới (DQBG) đã làm thay đổi vùng biên giới của tỉnh Long An, mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân.

Chăm lo cho người dân

Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt DQBG là chủ trương đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn, vất vả với người dân vùng biên giới; đồng thời, mang tính chiến lược quốc phòng - an ninh trên tuyến biên giới của Đảng và Nhà nước.

35 căn nhà liền kề Chốt dân quân biên giới xã Mỹ Bình đang được thi công

Chạy dọc tuyến đường tuần tra biên giới đến Chốt DQBG xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, chúng tôi cảm nhận không khí vùng biên ấm áp hơn hẳn khi nhìn thấy bên đường là những căn nhà kiên cố san sát nhau dần mọc lên. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Mỹ Bình - Nguyễn Văn Sớm chia sẻ, đợt này, xã Mỹ Bình được hỗ trợ xây dựng 35 căn nhà liền kề chốt DQBG, tất cả đều đã khởi công. Bộ Tư lệnh TP.HCM hỗ trợ 80 triệu đồng/căn.

Đối tượng thụ hưởng là người dân có sức khỏe, ý thức, trách nhiệm cao; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; có đất tư nhân hợp pháp, tình nguyện sinh sống, định cư lâu dài trong điểm dân cư biên giới; đặc biệt ưu tiên cán bộ, chiến sĩ dân quân thường trực, quân nhân dự bị chưa có nhà ở và có đất sản xuất 0,5ha trở lên ở khu vực biên giới theo Đề án quy định và được chính quyền địa phương lựa chọn, bình xét. Dự kiến cuối tháng 12/2022, 35 căn nhà điểm dân cư liền kề chốt DQBG hoàn thành và bàn giao cho người dân.

2 căn nhà liền kề chốt dân quân biên giới của mẹ con bà Nguyễn Thị Nhanh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 

Là 1 trong 80 hộ gia đình được hỗ trợ xây nhà tại điểm dân cư liền kề chốt DQBG của huyện Đức Huệ, bà Nguyễn Thị Nhanh (SN 1972, ngụ ấp 5, xã Mỹ Bình) chia sẻ: “Bộ Tư lệnh TP.HCM, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các cấp lãnh đạo đã hỗ trợ vợ chồng tôi và con tôi 2 căn nhà liền kề. Mỗi căn nhà có diện tích 90m2. Sau 1,5 tháng xây dựng, 2 căn nhà đã hoàn thành, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống. Đây là niềm vui lớn, song trách nhiệm cũng hết sức nặng nề để xứng đáng với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp”.

Trước đây, vợ chồng bà Nhanh xây căn nhà tạm để trông coi cánh đồng lúa của gia đình. Tuy khó khăn nhưng gia đình bà vẫn bám trụ giữ đất. Hiện tại, gia đình bà Nhanh trồng khoảng 2ha tràm và nuôi trâu, bò sinh sản, đời sống kinh tế ổn định.

Ghé thăm gia đình anh Trần Duy Thức (SN 1991, con của bà Nhanh) trong lúc anh chuẩn bị dọn vào nhà mới tại Điểm dân cư liền kề chốt DQBG xã Mỹ Bình. Ánh mắt rạng rỡ, anh Thức nói: “Mặc dù còn trẻ nhưng tôi không thích phố thị, dù gì ở quê vẫn dễ sống hơn. Hiện tại, địa phương khảo sát xây dựng đường điện, nhà giữ trẻ, nâng cấp giếng nước để bảo đảm sinh hoạt, giúp người dân an tâm lao động, sản xuất”.

“Chúng tôi sẽ nhanh chóng bắt tay vào lao động, sản xuất để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Đặc biệt, tôi sẽ chủ động tham gia cùng chính quyền địa phương và các lực lượng vũ trang trên địa bàn nắm chắc tình hình, kịp thời thông báo khi có tình huống xảy ra để bảo vệ biên giới, địa phương luôn hòa bình và phát triển” - anh Thức chia sẻ thêm.

An cư để lạc nghiệp

Dọc tuyến đường tuần tra biên giới, ghé thăm gia đình ông Phan Văn Hùng (SN 1969, ngụ ấp 3, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa), là một trong những hộ được hỗ trợ nhà ở tại Điểm dân cư liền kề chốt DQBG xã Tân Hiệp, chúng tôi nhận thấy gia đình ông có cuộc sống khấm khá. Cổng rào, nhà cửa được xây dựng kiên cố với đầy đủ nội thất, tiện nghi.

Chính quyền địa phương đến thăm hỏi cuộc sống ông Phan Văn Hùng (thứ 2, trái qua) trên điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới

Quê gốc ở TP.Tân An, 30 năm trước, ông Hùng lên xã Tân Hiệp khai hoang. Thấy điều kiện sinh sống phù hợp, ông bám trụ địa phương để trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế. Ngày trước, chỉ có ông Hùng và vợ sinh sống ở đây nhưng bây giờ các con của ông cũng lên cùng. Khi mới lên lập nghiệp, ông dựng căn nhà tạm, không có đường đi, điện, nước sinh hoạt, đặc biệt vào mùa mưa, mỗi lần giông lốc là căn nhà phải dựng lại. Nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, đến nay, đời sống của gia đình ông ngày càng ổn định.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hùng không giấu được niềm vui: “Gia đình tôi và những hộ dân trong điểm dân cư liền kề chốt DQBG được Bộ Tư lệnh TP.HCM hỗ trợ mỗi hộ 80 triệu đồng để xây nhà kiên cố. Có nhà ở ổn định, vợ chồng tôi tập trung trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Hiện gia đình tôi trồng 1ha lúa, nuôi thêm trâu và đàn vịt, gà”.

Ông Hùng nói: “Nếu được chọn lại, tôi vẫn chọn sống ở đây. Hiện tại, ở đây cũng khá tiện nghi, điện, nước tương đối đầy đủ. Mọi người đoàn kết, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tình làng, nghĩa xóm luôn thắt chặt, tối lửa tắt đèn có nhau”.

Chốt trưởng Chốt dân quân thường trực xã Tân Hiệp - Dương Quốc Việt cho biết, gia đình ông Hùng là một trong những hộ dân gương mẫu, tích cực lao động, sản xuất ở địa phương. Có người lạ mặt qua lại biên giới hay những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh, trật tự, ông đều thông tin để chính quyền giải quyết nên địa bàn rất ổn định.

Có thể thấy, gia đình ông Phan Văn Hùng và bà Nguyễn Thị Nhanh là "cột mốc sống" nơi biên cương. Họ có cùng một ước vọng "an cư, lạc nghiệp", quyết tâm bám đất, góp sức giữ gìn biên giới. Đối với họ, biên giới giờ đây đã là quê hương. Đề án Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt DQBG đã thể hiện tính đúng đắn trong “xây dựng thế trận lòng dân”, để người dân tự quản đường biên, cột mốc, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị./. 

Hà Lan

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.

Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An - Trần Thị Kim Thu tích cực tham gia và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Top