Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

 
TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội: Vấn đề không nằm ở “cái” chứng chỉ

Như chúng ta đều biết, phát triển nghề nghiệp chuyên môn liên tục, thường xuyên đối với giáo viên là một nhiệm vụ bắt buộc và cần thiết mà không cần phải kèm theo bất cứ một yêu cầu, mệnh lệnh hành chính nào. Đây là một nhiệm vụ tự thân, là trách nhiệm của mỗi giáo viên một khi tham gia vào nghề giáo.

Về phía giáo viên, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp là nhu cầu chính đáng, khẳng định uy tín, trình độ và năng lực phẩm chất của giáo viên qua quá trình tu dưỡng và phấn đấu. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp này cần có những “mốc” để ghi nhận, đánh giá, thậm chí là suy tôn giá trị của nhà giáo. Vì vậy mới có các văn bản qui phạm pháp luật qui định các thủ tục và yêu cầu nhiệm vụ cho từng “chặng” hoạt động.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành các thông tư số 01, 02, 03 và 04 để điều chỉnh một số nội dung việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập mầm non và phổ thông. Trong Thông tư có qui định rõ về việc có chứng chỉ bồi dưỡng như một văn bản xác tín, minh chứng và công nhận những hoạt động cần thiết mà giáo viên đã thực hiện. Đây chỉ là những yêu cầu, điều kiện cần cho một hồ sơ ứng viên thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Và điều này là hoàn toàn bình thường theo những qui định của pháp luật hiện hành.

Như vậy sự cần thiết là những hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên của giáo viên (có thể theo các tiêu chí khác nhau; trong trường hợp này là theo tiếp cận “thăng hạng chức danh nghề nghiệp”), còn “cái” chứng chỉ chỉ là một minh chứng xác nhận cho hoạt động đó một cách chính thức.

Bản nhân tôi cho rằng cấu trúc của chương trình bồi dưỡng là phù hợp, bao quát được những lĩnh vực mà hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của giáo viên chịu tác động, kể cả về kiến thức, kĩ năng và phẩm chất, đạo đức. Chương trình này cũng đáp ứng được những yêu cầu mà Chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện hành đang hướng đến với tư cách là bộ công cụ để giáo viên tự đánh giá chính mình.

Tuy nhiên, có thể cần phải điều chỉnh một số điểm. Đó là, khung chương trình được ban hành từ năm 2016, nên đến nay cần phải có các nội dung điều chỉnh, cập nhật thêm. Có như vậy mới tạo được sự hấp dẫn, thực sự có chất lượng với nghĩa là “bồi dưỡng”, đáp ứng nhu cầu thiết thực của giáo viên. Ví dụ, có rất nhiều vấn đề chiến lược, chính sách, định hướng giáo dục đã được ban hành, hiện thực hóa trong thời gian qua rất cần được cập nhật, phổ biến cho đội ngũ giáo viên; các yêu cầu kĩ năng chung, ví dụ như kĩ năng số, dạy học online… cũng cần được bổ sung cập nhật thêm.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức bồi dưỡng cũng cần liên tục điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp với bối cảnh xã hội, công nghệ, nhu cầu từ phía giáo viên (ví dụ tăng cường bồi dưỡng trực tuyến, thay đổi cách đánh giá…). Nên giao cho một số đơn vị có đủ uy tín, thẩm quyền và năng lực để biên soạn, cập nhật nội dung bồi dưỡng, tổ chức triển khai bồi dưỡng tránh tràn lan. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện nay thì vấn đề này không còn là thách thức rào cản như trước nữa.

Cùng với đó nên có các văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể để giáo viên có thể tiếp cận hiểu rõ ý nghĩa của chương trình bồi dưỡng; coi chương trình bồi dưỡng này như là một kênh thông tin để cập nhật kiến thức kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp chứ không phải là những “đề bài” để chuẩn bị làm bài tập lấy chứng chỉ.

 
TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT). (Ảnh: TL)

TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT): Chính sách lương của giáo viên được mở rộng và có hệ số cao hơn

Bộ GD&ĐT đã ban hành các thông tư số 01, 02, 03 và 04 để điều chỉnh một số nội dung trong các thông tư số 20, 21, 22 và 23 đã được liên Bộ ban hành năm 2015 về  việc Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghê nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập mầm non và phổ thông (Tiêu chuẩn nghề và xếp lương). Sở dĩ có sự điều chỉnh tới cả một cụm thông tư như vậy là có lý do của nó, đó là chúng ta cần sớm đưa các Luật Giáo dục (2019) và Luật Viên chức (2010); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (2019) vào thực tế cuộc sống vốn rất đang sôi động trong lĩnh vực GD&ĐT.

Chính thức tới ngày 20/3 này các tiêu chí giáo viên có trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ thứ 2 của tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng, được bãi bỏ. Các trường học từ mầm non tới tiểu học, THCS và THPT thở phào nhẹ nhõm, như trút bỏ dược gánh nặng, không khác gì đã cởi được nút thắt, một quy định thật không nên có khi áp dụng đồng loạt với tất cả các giáo viên phải có chứng chỉ trình độ.

Tuy nhiên, yêu cầu về năng lực sử dụng ngoại ngữ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin không “đoạn tuyệt” với nhà giáo mà tiếp tục được đưa vào tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong tất cả các hạng nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đây lại điểm mừng cho giáo viên, bởi vì nó là kỹ năng không thể thiếu của mỗi người viên chức trong xu hướng hội nhập và thời đại công nghệ 4.0.

Chính sách lương của giáo viên được mở rộng và có hệ số cao hơn, ở cả hai phía tối thiểu và tối đa trong mỗi hạng. Thay vì hưởng mức lương khởi điểm 1,86 (mầm non và tiểu học) và 2,10 (THCS) như trước đây, nay được hưởng mức lương khởi điểm tương ứng là 2,10 và 2,34. Qua khảo sát sơ bộ ở một số cơ sở giáo dục, cho thấy số giáo viên có thâm niên dưới 12 năm được hưởng lợi nhiều hơn so với giáo viên có thâm niên dưới 24 năm. Riêng số giáo viên lớn tuổi, sắp nghỉ chế độ hưởng lợi về lương theo thông tư mới là không đáng kể.

Ngoài ra những quy định về nhiệm vụ, danh hiệu thi đua, khen thưởng thể hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được thống nhất chung và mở rộng để giáo viên ở mọi cấp học, môn học đều thuận lợi phấn đấu, thực hiện.

Thế nhưng vấn đề bật cập ở chỗ, giáo viên phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghề của hạng hiện giữ thì mới được bổ nhiệm vào hạng tương ứng. Cuộc đua “chạy” chứng chỉ lại tiếp tục diễn ra. Nhiều trung tâm, cơ sở giáo dục đã và đang đưa ra những lời mời chào đi học với mức giá khác nhau, rồi rầm rộ tuyển sinh. Thậm chí, mỗi nơi đưa ra một chỉ dẫn, kèm theo những thông tin như không đi học sẽ không được thăng hạng, thậm chí bị tụt hạng, bị giảm lương. Thực tế, quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã có từ trước và cũng đã có nhiều giáo viên trên toàn quốc đăng ký học. Tuy nhiên, có thể thông tư mới này ghi “hiệu lực từ 20/3/2021” nên giáo viên lo lắng vì thời gian còn quá ngắn.

Ước ao, giáo dục lại được quay về thời kỳ giáo viên được nhận phụ cấp đứng lớp 30% tới 35% và trợ cấp thâm niên 1% mỗi năm (xuất phát từ 5%). Có vậy, tổng lương thực giáo viên được lĩnh mới cao hơn mức lương mới hiện hành./.

Mỹ Anh

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Tết Tân Sửu 2021: Thời tiết có xu hướng ấm hơn trung bình nhiều năm

Chiều 26/1, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cung cấp thông tin về thời tiết Tết Tân Sửu, cũng như xu thế thiên tai năm 2021 và hội thảo khai thác, sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ cộng đồng.

UNFPA dành tặng hơn 3700 bộ đồ dùng thiết yếu

(ĐCSVN) – Hơn 3700 bộ đồ dùng thiết yếu trị giá 180.000 USD nhằm hỗ trợ người cao tuổi tại những vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị và Quảng Ngãi được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam bàn giao Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo: Cẩn trọng lái xe khi sương mù, thời tiết xấu

(ĐCSVN) - Sương mù và có thể là băng giá và mưa tuyết xuất hiện tại một số điểm vùng núi phía Bắc, do đó người tham gia giao thông nên cẩn trọng trong khi di chuyển.

Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo: Cẩn trọng lái xe khi sương mù, thời tiết xấu

(ĐCSVN) - Sương mù và có thể là băng giá và mưa tuyết xuất hiện tại một số điểm vùng núi phía Bắc, do đó người tham gia giao thông nên cẩn trọng trong khi di chuyển.

Khai thác lại đường bay TP Hồ Chí Minh – Rạch Giá

(ĐCSVN) - Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu, bắt đầu từ ngày 18-1, Công ty Bay dịch vụ Hàng không (VASCO) – đơn vị thành viên của Vietnam Airlines sẽ khai thác trở lại đường bay TP Hồ Chí Minh - Rạch Giá (Kiên Giang).

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.

Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An - Trần Thị Kim Thu tích cực tham gia và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Top