Thứ năm, 09/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Bàn việc duy trì hay bỏ Quỹ; có nên thành lập Quỹ hay không khi cho ý kiến về một dự thảo luật chuyên ngành là điều thường thấy tại các Kỳ họp của Quốc hội hay phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh hoạ: Minh Phương

Chẳng hạn, trước khi được thông qua tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua thì một trong những vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau tại dự thảo Luật giá (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận là việc giữ hay bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu. 

Tương tự, với Luật Phòng thủ dân sự cũng vừa được thông qua Kỳ họp thứ 5 thì Quỹ phòng thủ dân sự trước khi được “chốt” lập cũng được các đại biểu Quốc hội cân nhắc, thảo luận nhiều phương án.

Hay với dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 24/8 thì quy định về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ phía cơ quan thẩm tra và đại biểu. Bên cạnh ý kiến thống nhất duy trì Quỹ như dự thảo luật hiện hành, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế; có ý kiến đề nghị cân nhắc bỏ Quỹ này.

Chưa thể kể hết những dự thảo luật mà nội dung về việc có duy trì quỹ hay không chiếm khá nhiều thời gian thảo luận của các đại biểu.

Cần nhìn nhận rõ, đây là các quỹ ngoài ngân sách nhà nước, với mục tiêu hoạt động không vì lợi nhuận, tập trung chủ yếu vào các đối tượng yếu thế trong xã hội, hoặc các mục tiêu mang tính kỳ vọng trong tương lai. Việc tồn tại các quỹ này bên cạnh ngân sách Nhà nước là khách quan, cần thiết, phù hợp thông lệ quốc tế. Thực tế, một số quỹ tài chính đã góp phần thúc đẩy xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực tài chính trong xã hội thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Về cơ bản, các quỹ tuân thủ quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, theo đánh giá, nguồn tài chính hình thành các quỹ còn nhiều bất cập, chưa hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước. Quy định về tỷ lệ thu, mức thu chưa hợp lý ở một số quỹ. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các quỹ còn trùng lặp, hiệu quả hoạt động chưa cao...

Thực tế cho thấy, những ý kiến không đồng thuận duy trì Quỹ tại một luật chuyên ngành nào đó đều chung một lo ngại do hoạt động không hiệu quả, thiếu công khai minh bạch trong quản lý Quỹ.

Ở chiều ngược lại, hầu như tất cả các ý kiến tán thành việc tiếp tục duy trì hay lập mới một Quỹ ở luật nào đó đều nhấn mạnh yêu cầu cần có cơ chế, điều kiện để quỹ vận hành minh bạch hơn, hoạt động hiệu quả hơn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đòi hỏi cần tăng cường giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; bảo đảm quản lý, sử dụng có hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn lực tài chính nhà nước. Các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các quỹ này, thực hiện công khai, minh bạch và xử lý nghiêm các sai phạm...

Quan trọng hơn, cần tính đến việc xem xét, ban hành một luật để quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trong đó, cần chỉ rõ thẩm quyền thành lập quỹ, nguồn thu, nhiệm vụ chi, cơ cấu hoạt động, cơ chế tài chính, xử lý sai phạm ra sao nếu có…

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, trong phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 24/8 cho ý kiến về Quỹ dịch vụ viễn thông công ích cho rằng bàn việc có hay không có quỹ này vô lý, đúng ra chỉ bàn có hay không phần hỗ trợ của Nhà nước

Trước việc nhiều luật cứ đưa ra Quốc hội là bàn việc có hay không quỹ, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị nghiên cứu ban hành luật quản lý quỹ ngoài ngân sách để quản lý cụ thể, thiết thực. “Ta cứ thả nổi nên mới nảy sinh tiêu cực, lợi ích nhóm cũng như có các vấn đề phức tạp. Tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu trong tương lai mình phải làm luật này, nhiệm kỳ này không được thì nhiệm kỳ sau, nếu không cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không có quỹ ” - Phó Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.

Theo ông, cần thay đổi tư duy và có tính chiến lược để tránh tình trạng "không quản được thì cấm". Bởi việc hình thành các quỹ ngoài ngân sách trên tất cả các lĩnh vực là cần thiết để hỗ trợ Nhà nước, vì "miếng bánh" ngân sách Nhà nước có hạn, không thể nào có nguồn đảm bảo tất cả. Vấn đề là quản lý thế nào, bởi thực tế nhiều quỹ hoạt động kém do nguồn hình thành không rõ ràng, không minh bạch, mô hình tổ chức hoạt động không thống nhất...

Ngoài Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, hiện nay còn khoảng gần 50 quỹ ngoài ngân sách. Vậy nên, việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ này đi vào “nề nếp”./.



Minh Duyên

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Cần Giuộc: Nam thanh niên tắm sông chết đuối

Lúc 17h ngày 16/7, lực lượng chức năng huyện Cần Giuộc phát hiện thi thể anh Huỳnh Lê Thanh Long, SN 1991, ngụ 6R, cư xá Phú Lâm, phường 10, quận 6, TP.HCM; nạn nhân chết đuối tại cầu Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Sân chơi hè của trẻ em nông thôn

Mùa hè, tham gia các lớp học năng khiếu, nhiều thiếu nhi trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An có thêm sân chơi bổ ích. Các lớp năng khiếu hè trang bị cho các em một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Những năm tháng không quên

Chiến tranh lùi xa nhưng ký ức về năm tháng đấu tranh gian khổ vẫn hằn sâu trong lòng những người từng tham gia cuộc kháng chiến. Và những ký ức ấy trở thành bài học giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần yêu nước.

Bữa cơm công nhân còn nhiều nỗi lo

Theo ghi nhận chung, bữa cơm công nhân hiện nay không đủ chất dinh dưỡng. Đủ hay không đủ chất còn tùy thuộc vào giá cả của suất ăn. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bữa cơm.

Bí thư Huyện ủy Cần Đước - Nguyễn Việt Cường kiểm tra tình trạng sạt lở ở xã Long Hựu Đông

Chiều ngày 04/7, Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An – Nguyễn Việt Cường và lãnh đạo xã Long Hựu Đông đến khảo sát, chỉ đạo công tác ứng phó tình hình sạt lở tại khu vực ấp Chợ, xã Long Hựu Đông.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.

Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An - Trần Thị Kim Thu tích cực tham gia và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Top