Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bài 3: Thiếu đồng bộ trong quy hoạch

(ĐCSVN) – Câu hỏi đặt ra là chống ngập như hiện nay của TP đã đủ chưa? Các chuyên gia cho rằng chưa đủ vì chúng ta mới chỉ ngăn chặn nguyên nhân. Mục đích chiến lược kiểm soát ngập tích hợp không phải chỉ dừng lại ở việc hạn chế tình trạng ngập mà là giúp giảm thiểu thiệt hại do ngập xuống đến mức thấp nhất.

(ĐCSVN) – Câu hỏi đặt ra là chống ngập như hiện nay của TP đã đủ chưa? Các chuyên gia cho rằng chưa đủ vì chúng ta mới chỉ ngăn chặn nguyên nhân. Mục đích chiến lược kiểm soát ngập tích hợp không phải chỉ dừng lại ở việc hạn chế tình trạng ngập mà là giúp giảm thiểu thiệt hại do ngập xuống đến mức thấp nhất.

Quá trình đô thị hóa nhanh, sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch là một trong những nguyên nhân khiến cho các giải pháp chống ngập chưa đạt hiệu quả như mong muốn. 

Thiếu đồng bộ trong quy hoạch

Trong thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp để xử lý bài toán về ngập nước. Kết quả cho thấy, số điểm ngập trước đây đã giảm đáng kể, đồng thời về chiều sâu ngập, thời gian ngập cũng có giảm. Cụ thể, trước đây, thời gian ngập có thể kéo dài 4 - 6 tiếng, nhưng hiện nay ngập chỉ kéo dài 15 đến 40 phút sau mưa.

Từ đầu năm đến nay, TP có mưa trên diện rộng, trong đó có vài trận mưa lớn, với vũ lượng từ 70mm đến 112,3mm đã gây ngập 22 tuyến đường (năm 2008 là 126 tuyến đường) gồm: Nguyễn Văn Khối, Quốc lộ 50, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Hồ Học Lãm, Song hành Quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, Phan Huy Ích, Ung Văn Khiêm, Quốc Hương, Phạm Văn Chiêu, Bình Lợi, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân…

Tuy nhiên, đây chỉ là những tuyến đường lớn, trên thực tế còn có rất nhiều tuyến đường nhỏ, các con hẻm tình trạng ngập xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân TP và gây những bức xúc trong dư luận.

Phân tích về nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngập tại TP,  một số chuyên gia nghiên cứu ngành nước cho rằng có 2 nguyên nhân cơ bản gây ra ngập úng: tình trạng ngập lụt do đặc điểm tự nhiên, địa hình, thủy triều, mưa và lũ thượng nguồn, đặc biệt tác động của biến đổi khí hậu; do con người gây ra như do yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, năng lực quản lý và ý thức của người dân…

Từ đó, các chuyên gia cũng cho rằng, TP cần phải có quy hoạch tổng thể và các giải pháp phải có tính đồng bộ. TP. Hồ Chí Minh cần xem lại từ việc quy hoạch dân cư đến kiểm tra kết cấu hạ tầng và phân cấp quản lý, bảo trì, sửa chữa. Việc khôi phục các không gian điều tiết nước mưa và lũ là điều cần phải thực hiện càng sớm càng tốt thông qua triển khai các giải pháp quy hoạch đô thị, giao thông, kiến trúc theo hướng giảm bớt dần tỷ lệ diện tích không thấm nước, tăng khả năng điều tiết tại chỗ.

Hơn nữa, hiện nay, trước thực trạng sụt lún, nước biển dâng, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng thì ngay từ bây giờ TP. Hồ Chí Minh cần có nghiên cứu bài bản, cho ra những con số chính thức và tính đến chuyện xây dựng quy hoạch sống chung với nước. Trong đó, cần chỉ rõ những vùng chấp nhận chịu ngập để người dân có kế hoạch thích nghi, thích ứng. Những khu vực trọng yếu có thể giữ sẽ được tập trung kinh phí, bao đê quyết liệt, bảo đảm 100% không ngập. Và điều cần thiết là phải xây dựng kịch bản cho những thảm họa đã được cảnh báo.

Thêm vào đó, trên thực tế hiện nay, có thể thấy, TP. Hồ Chí Minh đang tồn tại quản lý đơn ngành, thiếu sự phối hợp tốt giữa Sở Giao thông Vận tải trong việc làm đường, Sở Xây dựng trong việc cấp phép xây dựng nhà ở, Sở Quy hoạch và Kiến trúc cấp phép quy hoạch. Điều này, các chuyên gia cho rằng, cần sớm khắc phục để việc chống ngập của TP đạt hiệu quả.

 TP hiện đang đẩy mạnh việc nạo vét kênh rạch đảm bảo khả năng thoát nước.

Phải làm sao giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất

 Đánh giá về công tác chống ngập hiện nay của TP, ông Hồ Long Phi, Giám đốc trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, phải công tâm thừa nhận công tác chống ngập của TP là có hiệu quả. Bởi vào thời điểm những năm 2007-2008, TP có khoảng 150 điểm ngập, nhưng hiện nay chỉ còn chưa tới 30 điểm. Ông Phi cho rằng, hướng mình đang đi là đúng và hướng đó thế giới họ cũng đã áp dụng từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, do chúng ta triển khai thực hiện còn quá ít, mới được khoảng 30%. Nguyên nhân bởi nhu cầu về vốn quá lớn, trong khi thực tế chúng ta không có khả năng đáp ứng. Thêm vào đó lại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tăng theo thời gian, thông số mưa không ổn định, làm cho những thiết kế về chống ngập của mình lạc hậu khiến cho hiệu quả giảm dần.

Vậy đặt câu hỏi chống ngập như hiện nay của TP đã đủ chưa? Ông Phi cho rằng chưa đủ vì chúng ta mới chỉ ngăn chặn nguyên nhân. Mục đích chiến lược kiểm soát ngập tích hợp không phải chỉ dừng lại ở việc hạn chế tình trạng ngập mà là giúp giảm thiểu thiệt hại do ngập xuống đến mức thấp nhất.

Do đó theo ông Phi, TP cần phải triển khai các nhóm giải pháp để hướng đến một chiến lược kiểm soát ngập bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu: vừa phải ngăn chặn (đang làm và tiếp tục làm); thích nghi (đảm bảo không gian dành cho nước trong đô thị như: trữ, thoát và thấm nước) đồng tăng cường chống chịu (giảm nhẹ thiệt hại khi ngập xảy ra).

Bên cạnh đó, cũng theo đánh giá của các chuyên gia, TP cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc san lấp trong các dự án phát triển đô thị, kiên quyết bắt buộc các nhà đầu tư phải thực hiện cải tạo rạch, xây dựng hệ thống thoát nước, hồ điều tiết đảm bảo chức năng thoát nước, điều tiết của hồ trước khi thực hiện san lấp; xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm cửa xả, hầm ga, thoát nước và thực hiện duy tu, nạo vét cống thoát nước./..

 Từ nay đến cuối năm 2020, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm và một phần của 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam, một phần Đông Bắc, Đông Nam), rộng 550km², với khoảng 6,5 triệu dân.

(Còn nữa)

Bài, ảnh: V.Lê

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Từ ngày 1/6, dùng ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để khám chữa bệnh

(ĐCSVN) - Bắt đầu từ ngày mai (01/6), người dân trên toàn quốc sẽ được sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số khi đi khám chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ BHYT giấy.

BHXH Việt Nam đề xuất hỗ trợ 80.000 đồng/ngày cho người lao động khi cách ly y tế

(ĐCSVN)- Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa đề xuất chính sách hỗ trợ 80.000 đồng/người/ngày cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp thuộc diện F1, F2 phải cách ly y tế phòng chống COVID-19.

Thực hiện tốt các “mũi tiến công”, tránh phòng dịch tốt chỗ này để lỏng chỗ khác

(ĐCSVN) - Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội với các sở, ngành, địa phương trên địa bàn diễn ra chiều 31/5.

Băn khoăn khi điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bị thu hẹp 

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) gồm 8 chương, 145 điều, sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm

Hà Tĩnh: Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai khu vực Bắc Trung Bộ

(ĐCSVN) - Theo công bố sơ bộ của Tổng cục Thống kê về kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020, Hà Tĩnh là địa phương có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2 trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Theo đó, người dân Hà Tĩnh có thu nhập bình quân/tháng trong năm 2020 theo giá hiện hành là 3,230 triệu đồng, đứng sau Thanh Hóa với 3,510 triệu đồng.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.

Tâm huyết của người đảng viên

Chuyển sinh hoạt đảng về địa phương năm 2019, đến năm 2022, ông Trần Văn Hòa (ấp Phú Xuân 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.
Top