Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

ÐBSCL đang khát nước ! 

Vùng ÐBSCL đang hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn dữ dội nhất trong năm 2024. Cùng với sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng thì tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi;

Vùng ÐBSCL đang hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn dữ dội nhất trong năm 2024. Cùng với sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng thì tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi; vì vậy hỗ trợ nước ngọt cho bà con các vùng khó khăn đang trở nên cấp bách…

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) chở hơn 350.000 lít nước ngọt hỗ trợ người dân đảo Hòn Chuối (tỉnh Cà Mau).

Nước sinh hoạt nhiều nơi bị thiếu

Từ đầu mùa khô đến nay ở các huyện Thới Bình, Trần Văn Thời và U Minh là nơi có số hộ bị thiếu nước ngọt sinh hoạt nhiều nhất tỉnh Cà Mau. Bà Trương Thị Giàu, ngụ xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết: “Do đặc thù khu vực này không có nước ngầm nên mỗi năm tới mùa khô là xảy ra thiếu nước sinh hoạt. Mặc dù các gia đình đều chuẩn bị lu, bồn chứa nước, nhưng vẫn không thể sử dụng đủ do hạn mặn kéo dài. Thế là vài tháng nay, gia đình tôi phải đi đổi nước ngọt với giá 50.000 đồng/m3 về sử dụng. Tuy đã áp dụng nhiều cách tiết kiệm nước, song mỗi tháng vẫn tốn hơn 500.000 đồng mua nước sinh hoạt cho cả nhà”.

Chỉ những con kênh cạn khô do hạn mặn gây ra, bà Ðoàn Ngọc Phê, cùng ngụ xã Biển Bạch, chia sẻ: “Nước ngọt rất quý đối với người dân các vùng khó khăn. Thật sự chi phí đổi nước ngọt khá cao và kéo dài ngày nên không ít gia đình thấm mệt. Vì vậy, mới đây lực lượng bộ đội chở nước ngọt về hỗ trợ miễn phí giúp bà con trong giai đoạn căng thẳng, ai cũng mừng…”. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 2.600 hộ bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt do hạn mặn. Trong đó, có hơn 1.700 hộ đặc biệt khó tiếp cận nguồn nước bởi không khai thác được nước ngầm, cộng với kênh rạch khô cạn, đường bị sụt lún, giao thông bị chia cắt... Trước những khó khăn trên của bà con vùng hạn mặn, mới đây Cục Hậu cần Quân khu 9 đã điều 3 tàu sắt vận chuyển hơn 1.700m3 nước ngọt từ TP Cần Thơ xuống hỗ trợ cho hàng ngàn người dân vùng khô hạn ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Theo Ðại tá Trần Bá Lộc, Chính ủy Cục Hậu cần Quân khu 9, những ngày qua lực lượng Quân khu 9 đã và đang ngày đêm sát cánh cùng chính quyền các địa phương và người dân ÐBSCL nhằm triển khai biện pháp phòng, chống hạn mặn. Qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống và chia sẻ một phần khó khăn với người dân. Lần này cùng với cấp nước miễn phí thì còn hỗ trợ bà con những dụng cụ chứa nước để các hộ khó khăn có điều kiện dự trữ nước sử dụng được nhiều ngày.

Tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang… tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng rất căng thẳng. Những ngày qua, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang và các đơn vị liên quan đã mở hàng trăm vòi nước công cộng nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng khó khăn ở huyện Tân Phú Ðông và Gò Công Ðông. Các nhà hảo tâm còn vận chuyển hàng ngàn khối nước bằng sà lan để bơm vào các ao chứa ở huyện Tân Phú Ðông phục vụ sản xuất nước sinh hoạt…

Giữa tháng 4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) đã điều tàu chở hơn 350.000 lít nước ngọt hỗ trợ người dân đảo Hòn Chuối (tỉnh Cà Mau) nhằm giúp bà con vượt qua khó khăn trong giai đoạn hạn hán khốc liệt và thiếu nước sinh hoạt.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, do hạn mặn diễn biến phức tạp, nhiều nơi không cân đối được nguồn nước tại chỗ bởi kênh rạch cạn kiệt… Ðến nay, ước toàn vùng ÐBSCL có khoảng 50.000 hộ dân ở nông thôn bị thiếu nước sinh hoạt.

Triển khai nhiều giải pháp căn cơ

Theo Bộ NN&PTNT, những ngày qua các đơn vị chức năng của bộ đã phối hợp cùng các địa phương ÐBSCL triển khai nhiều giải pháp cấp nước sinh hoạt cho những hộ bị ảnh hưởng, như hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ trữ nước tại vùng khó khăn ở Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu; tổ chức cấp nước luân phiên ở Long An; đấu nối hòa mạng giữa các trạm cấp nước, mở rộng tuyến ống tại Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng; khoan bổ sung giếng khai thác ở Long An; sử dụng thiết bị lọc mặn, quan trắc độ mặn để vận hành công trình cấp nước ở Bến Tre… Bên cạnh đó, yêu cầu Ban Quản lý dự án thủy lợi 10 đẩy nhanh tiến độ thi công 3 tháng để kịp đưa vào vận hành và khai thác sớm cống âu Nguyễn Tấn Thành, góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang…

Mới đây, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức FAO tại Việt Nam triển khai kích hoạt hành động sớm về hỗ trợ các gia đình khó khăn tại 4 xã là Khánh An và Khánh Thuận (huyện U Minh); Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời); Biển Bạch (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), với hơn 1.000 hộ được hỗ trợ tiền mặt, mức 6 triệu đồng cho mỗi hộ có 3 nhân khẩu trở lên; tổng kinh phí 5,4 tỉ đồng. Số tiền tuy không nhiều, nhưng giúp đỡ một phần cho bà con vùng khó khăn trong giai đoạn thiếu nước sinh hoạt. Ông Rémi Nono Womdim, Trưởng Ðại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam cho hay, chương trình thăm và cấp phát tiền mặt cho người dân chịu ảnh hưởng hạn mặn cũng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất… Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý, cần phải thống nhất lại nhận thức rằng Việt Nam là một quốc gia thiếu nước, nước không phải vô hạn mà là hữu hạn. Vì vậy, để sử dụng nước ở góc độ hữu hạn thì phải có hành động tương xứng. Do đó, ngành Nông nghiệp cũng như chính quyền các địa phương tiếp tục phối hợp để tăng cường đầu tư và hành động cụ thể, hướng đến mục tiêu là đảm bảo mọi người dân, nhất là vùng nông thôn đều được tiếp cận một cách bình đẳng và công bằng về nước sạch. Ngoài ra, cần nâng cao ý thức của người dân về chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm trong trường hợp thiên tai.

Tới đây, sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân vùng khó khăn. Ưu tiên vận chuyển, cung cấp nước sạch và thiết bị trữ nước cho các hộ dân vượt qua thời kỳ hạn mặn, thiếu nước trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Rà soát, đánh giá tổng thể năng lực cấp nước của các công trình tập trung ở ÐBSCL; xác định cụ thể giải pháp cấp nước cho những khu vực chịu ảnh hưởng hạn mặn. “Giải pháp là những khu vực có thể cấp nước tập trung thì đầu tư, xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng công trình hiện có. Các khu vực dân cư phân tán thì hỗ trợ thiết bị trữ nước sạch với dung tích phù hợp để đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong thời kỳ bị ảnh hưởng hạn mặn. Ðặc biệt là tổ chức vận hành liên hệ thống thủy lợi vùng ÐBSCL hợp lý hơn, để tăng cường kết nối nguồn nước liên tỉnh; từ đó nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi, nhất là mùa khô hạn…”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Bài, ảnh: PHƯỚC BÌNH

 

Nắng nóng cả nước, tiêu thụ điện lập đỉnh kỷ lục mới

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nắng nóng gay gắt ở cả ba miền đã làm cho tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục. Ngành điện khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm.

An cư trong ngôi nhà tình nghĩa

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Long An luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng...

Trao kinh phí sửa chữa nhà ở và trao xe đạp cho học sinh tại huyện Vĩnh Hưng   

Công an quận 4, TP.HCM đến huyện Vĩnh Hưng trao tiền hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình khó khăn và trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Phát triển ngành Bảo hiểm xã hội theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái đã ký Quyết định nhằm phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sử dụng tài nguyên nước hợp lý

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Gặp mặt 350 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng toàn quốc

(ĐCSVN) - Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2020), Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Đào tạo nghề quản trị nhân sự, PR marketing cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Đó là chủ đề của khóa đào tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đoạt giải từ cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo – Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh (POC3) do Ban Quản lý Dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (VCIC) tổ chức từ ngày 26-28/6/2020.

“Vì một Việt Nam xanh”

(ĐCSVN) - Ban Tổ chức mong muốn các video, clip tham gia Cuộc thi “Vì một Việt Nam xanh” sẽ là những sản phẩm tạo được sự thu hút, lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức của người trẻ về trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu.

“Vì một Việt Nam xanh”

(ĐCSVN) - Ban Tổ chức mong muốn các video, clip tham gia Cuộc thi “Vì một Việt Nam xanh” sẽ là những sản phẩm tạo được sự thu hút, lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức của người trẻ về trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu.

Tạm dừng xếp lịch bay cho 12 phi công là người Pakistan

(ĐCSVN) – Đây là khẳng định của Cục Hàng không Việt Nam phát đi trong thông cáo báo chí về việc có phi công người Pakistan đang làm việc cho các hãng hàng không của Việt Nam.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...
Top