Thứ năm, 09/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

'Chữa lành' sao cho hiệu quả?

Gần đây, từ khóa “chữa lành” được nhiều người tìm kiếm như du lịch chữa lành, sách chữa lành, podcast chữa lành,... Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế do con người phải đối mặt với áp lực công việc, cuộc sống, dẫn đến căng thẳng. Họ cần một chút tĩnh lặng để được sống chậm, suy nghĩ và yêu thương nhiều hơn. Đó chính là “liều thuốc” tinh thần để mỗi người tự tiếp thêm năng lượng cho bản thân. Khái niệm “chữa lành” không phải mới xuất hiện mà từ thời ông bà, cha mẹ chúng ta đã biết cách tự cân bằng cuộc sống, giảm căng thẳng, lo âu, chỉ khác là thời đó không được thể hiện với cái tên “chữa lành”.

Với bà Nguyễn Thị Thương (huyện Bến Lức), những giờ phút thảnh thơi thế này là lúc “chữa lành”

“Chữa lành” bằng tình thương

Người trẻ ngày nay thường gặp những vấn đề liên quan đến tình yêu, gia đình, sự nghiệp. Nhưng nếu so sánh thì những rắc rối họ gặp phải chẳng là gì so với ông bà xưa.

Bà Nguyễn Thị Thương (ấp 6, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) năm nay 70 tuổi. Những năm chiến tranh, bà ôm con đi chạy giặc, sự sống như “chỉ mành treo chuông”. Khi hòa bình lập lại, kinh tế đất nước còn khó khăn, 11 người con lần lượt ra đời. Có khi, nhà bà phải ăn cơm độn khoai, nhờ sông Vàm Cỏ Đông nhiều tôm, cá nên cũng lây lất qua ngày. Do cuộc sống khó khăn, áp lực nên chồng bà lại có lúc rượu chè, cờ bạc.

Bà Thương kể: “Nhiều khi buồn, tôi muốn bỏ đi cho rồi nhưng thương con nên cố gắng”. Cũng nhờ tình thương và sự cố gắng ấy nên các con bà được sống trong sự yêu thương đầy đủ của cha mẹ. Hiện tại, chồng bà bỏ hết thói hư tật xấu, tính tình cũng cởi mở hơn, hay chia sẻ với bà chứ không cáu gắt như xưa. Các con bà đều ngoan, lo làm ăn, dẫu không giàu có nhưng gia đình luôn tràn ngập tiếng cười.

Bà Thương chia sẻ: “Kinh nghiệm của tôi là không nhìn cuộc sống bằng đôi mắt đúng - sai mà phải nhìn bằng nguyên nhân - kết quả. Đâu phải tự nhiên mình lại gặp chuyện như vậy mà người khác không bị. Nếu mình đã làm thì mình chịu chứ trách ai, chuyện gì rồi cũng qua chứ không thể cứ vậy hoài. Nhờ suy nghĩ thế nên mấy đứa con tôi mới được như ngày nay”.

Gia đình chị Phan Phước Thủy Nguyện (ấp 2, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức) lại có truyền thống tụ họp, quây quần, nhất là dịp giỗ ông bà, lễ, tết. Chị Nguyện kể, lúc ông ngoại chị còn sống, ông dặn những đứa nhỏ dù bận gì thì tết cũng về thắp cho ông bà nén nhang, ăn bữa cơm gia đình. Lúc đó, ông ngoại chị sẽ hỏi con cháu xem năm qua gặp vấn đề gì rồi cùng giải quyết.

Chị Nguyện tâm sự: “Ý ông ngoại tôi là không để con cháu mất gốc vì nền tảng gia đình rất quan trọng. Chúng tôi cùng nhau nấu ăn, cùng nhau cười đùa, nhờ vậy mà người trong dòng họ không có sự xa cách, có chuyện gì cũng tâm sự với nhau, cùng nhau giải quyết. Bây giờ chúng tôi vẫn giữ truyền thống ấy”.

Ông bà xưa hay ghép tên con thành những từ hoặc câu có ý nghĩa, hy vọng các con sẽ sống đúng với cái tên ấy.

Bà Nguyễn Thị Thảnh (ấp 6, xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ) hóm hỉnh nói: “Ba má đặt tên chị em tôi là Thảnh, Thơi. Bởi vậy, tôi cứ thảnh thơi mà sống, ai làm gì làm, chỉ biết chuyện mình, lỗi mình chứ không nên xen vào chuyện người khác”.

Cẩn thận với những vị “thầy”

Việc “chữa lành” có hai loại, một là nhờ đối tượng bên ngoài, hai là quay vào nội tâm. Nếu chọn đối tượng bên ngoài là người thân, gia đình, truyền thống tổ tiên thì các bạn trẻ không phải mất nhiều tiền bạc, thời gian; nhất là không bị lừa đảo trước những rủi ro, nguy cơ từ các vị “thầy” trên mạng, các khóa học,...

Một trong những mặt trái của cuộc sống hiện đại là con người dễ bị cuốn theo một trào lưu nào đó. Các bạn trẻ thiếu kinh nghiệm sống, lại mang sẵn trong mình tinh thần đổi mới, phá cách nên càng dễ bị dẫn dụ.

Ông Phùng Tấn Tú (phường 6, TP.Tân An) chia sẻ: “Gần 60 năm cuộc đời, tôi đã biết về chiến tranh, về thời kỳ còn khó khăn của đất nước. Những bạn trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X thì chưa trải qua nên khi nghe họ nói về vấn đề này cần xem xét kỹ lưỡng”. Ý ông muốn nhắn nhủ lớp trẻ về thái độ khi tiếp nhận một vấn đề. Một thái độ tin theo, làm theo mà không suy nghĩ thì không phải là một thái độ hiểu biết.

Theo đó, bạn trẻ cần xét đoán thật kỹ bậc “đạo sư” “chữa lành” của mình, cần dành thời gian thân cận, tiếp xúc với họ. Nếu một người mà tâm trí còn quá nhiều vấn đề đã vội đi “chữa lành” cho người khác thì đó là hại người chứ không phải giúp người. Việc đọc được nhiều kiến thức rồi lên mạng nói thì ai cũng làm được. Một vị “thầy” có học mà không hành sẽ lạc vào “sở tri chướng” (hiểu biết là một trở ngại). Bởi họ sẽ nghĩ họ giỏi rồi và không nghe ai cả. Từ đó dạy ra những học trò như mình.

Việc “chữa lành” nếu không khéo sẽ trở thành cuộc trốn chạy không chủ đích. Người đi “chữa lành” không khéo sẽ chỉ là dời địa điểm đau khổ. Thay vì tốn tiền của, công sức, bạn trẻ có thể quay về gia đình xem cách sống của những người yêu thương mình vô điều kiện. Họ đã và đang hạnh phúc./.

Lê An

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Những năm tháng không quên

Chiến tranh lùi xa nhưng ký ức về năm tháng đấu tranh gian khổ vẫn hằn sâu trong lòng những người từng tham gia cuộc kháng chiến. Và những ký ức ấy trở thành bài học giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần yêu nước.

Bữa cơm công nhân còn nhiều nỗi lo

Theo ghi nhận chung, bữa cơm công nhân hiện nay không đủ chất dinh dưỡng. Đủ hay không đủ chất còn tùy thuộc vào giá cả của suất ăn. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bữa cơm.

Bí thư Huyện ủy Cần Đước - Nguyễn Việt Cường kiểm tra tình trạng sạt lở ở xã Long Hựu Đông

Chiều ngày 04/7, Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An – Nguyễn Việt Cường và lãnh đạo xã Long Hựu Đông đến khảo sát, chỉ đạo công tác ứng phó tình hình sạt lở tại khu vực ấp Chợ, xã Long Hựu Đông.

Tân Thạnh diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Sáng ngày 05/7, UBND huyện Tân Thạnh phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Long An tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thị trấn Tân Thạnh.

Bài cuối: Bảo đảm quyền lợi cho trẻ em

Trước những hồi chuông cảnh báo các vấn đề ở trẻ em, Luật Trẻ em năm 2016 từng bước đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ trẻ em một cách toàn diện hơn.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.

Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An - Trần Thị Kim Thu tích cực tham gia và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Top