Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Có một nghề âm thầm như thế!

Chọn nghề công tác xã hội (CTXH), ngày ngày, họ vẫn lặng thầm chăm sóc cho những người yếu thế. Khó khăn, vất vả nhiều khi không cân đo đong đếm được nhưng họ luôn tự hào về công việc đang làm, góp phần nhân lên những điều tử tế trong cuộc sống.

Cần có một tấm lòng

Một ngày giữa tháng 3, hơn 11 giờ 30 phút, anh Huỳnh Minh Thiện (công chức Văn hóa - Xã hội, UBND xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vẫn nhiệt tình hướng dẫn người dân đến làm các hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ người khuyết tật nặng. Chốc chốc, điện thoại di động vang lên, anh cười, chia sẻ: “Đa số người dân xã Mỹ Yên đều làm công nhân nên không có thời gian đến làm các hồ sơ, thủ tục vào giờ hành chính. Thông thường, họ tranh thủ buổi trưa xin nghỉ vài tiếng đồng hồ để đi làm hồ sơ. Trước khi đến, họ điện thoại hỏi cần chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan nào để đến làm cho thật nhanh, sau đó quay về làm việc”.

Anh Huỳnh Minh Thiện nhiệt tình hướng dẫn bà Nguyễn Thị Kim Liên làm các loại thủ tục

Nghe chúng tôi tìm hiểu về công việc của anh Thiện, bà Nguyễn Thị Kim Liên (ấp 2, xã Mỹ Yên) nói: “Cháu Thiện nhiệt tình, trách nhiệm với công việc và người dân lắm! Tôi là chủ nhà trọ, thường làm các thủ tục liên quan đến người ở trọ nên chỗ nào chưa hiểu là Thiện hướng dẫn ngay, chưa bao giờ thấy Thiện khó chịu hay nặng nhẹ với người dân”.

Trước đây, anh Thiện công tác trong ngành Công an nhưng đến năm 2020 chuyển sang làm công chức Văn hóa - Xã hội. Khi nhận nhiệm vụ mới, anh rất áp lực bởi đây là công việc liên quan đến các chế độ, chính sách của rất nhiều đối tượng, làm không tốt sẽ có lỗi với người dân. Do đó, anh vừa tích cực làm việc, vừa tìm hiểu các nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực phụ trách, nhất là sẵn sàng tham khảo ý kiến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện khi gặp các vấn đề chưa rõ. Anh Thiện cho biết: “Công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách nhiều mảng như người có công, trẻ em, giảm nghèo, bình đẳng giới, đối tượng bảo trợ xã hội,... Do đó với tôi, người làm CTXH chỉ có kiến thức thôi chưa đủ mà cần phải có cái tâm với cộng đồng mới có thể công hiến hết mình. Dù khó khăn, vất vả nhưng khi giúp được một người dân, hoàn thành được một bộ hồ sơ, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của họ là tất cả mệt nhọc, vất vả của tôi như tan biến, càng có thêm động lực để gắn bó lâu dài với công việc”.

Bằng sự nỗ lực, tận tâm, trách nhiệm với công việc, anh Thiện không chỉ là người bạn đồng hành với các hoàn cảnh yếu thế trong xã hội mà còn giúp xã đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực người có công - lao động, việc làm và xã hội như xã đầu tiên xóa trắng hộ nghèo trên địa bàn huyện, 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc dưới nhiều hình thức; xã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa;...

Làm bạn với người... tâm thần

Nhắc đến người bị bệnh tâm thần, chắc chắn nhiều người sẽ ngán ngại khi tiếp xúc, vậy mà hàng ngày chị Nguyễn Thị Nga (nhân viên Trung tâm CTXH tỉnh) vẫn âm thầm làm bạn với họ. Chị Nga bộc bạch: “Ban đầu, khi tiếp xúc với những bệnh nhân (BN) tâm thần, tôi cũng lo lắm nhưng sau đó quen dần, tôi cảm nhận họ rất đáng thương, cần sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người”.

Chị Nguyễn Thị Nga xem các bệnh nhân tâm thần như những người bạn

Công việc tại Trung tâm CTXH tỉnh rất đặc thù, nhân viên không chỉ chăm lo cho BN về việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân mà còn phải học cách yêu thương, chia sẻ với họ. Ngoài mắc bệnh tâm thần, các đối tượng này còn mắc các bệnh khác như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, cơ - xương - khớp,... Theo đó, nhân viên chăm sóc phải nhớ rõ tình trạng bệnh của BN để có chế độ chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp BN tâm thần nhập viện, các nhân viên phải thay nhau vào bệnh viện nuôi. Với những BN tâm thần nặng, khi lên cơn bệnh còn có thể gây nguy hiểm cho người đối diện.

Chị Nga kể: “Thời gian đầu chưa hiểu được tính nết, biểu hiện lên cơn của các đối tượng, tôi thường bị các BN tâm thần nặng lên cơn rượt đánh khắp nơi nhưng nhờ sự can thiệp kịp thời của đồng nghiệp nên không có chuyện gì xảy ra. Tất cả BN tâm thần tại đây đều rất đáng thương, có người vô gia cư, có người còn người thân nhưng bị xa lánh, ghẻ lạnh, không ai quan tâm,... Càng tiếp xúc, gần gũi, chăm sóc họ, tôi càng cảm thông, chia sẻ và học được cách làm bạn với người bị bệnh tâm thần”.

Nghề CTXH là một nghề rất đáng được trân quý bởi đó là những người luôn biết chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống. Anh Thiện, chị Nga là minh chứng cụ thể cho những người đầy tâm huyết, trách nhiệm với nghề. Và chính những người này góp phần làm đẹp cho đời, để những điều tử tế tiếp tục được lan tỏa./.

Lê Ngọc

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong thanh thiếu niên Việt Nam

(ĐCSVN) – Việt Nam hiện có thế hệ thanh niên đông đảo với khoảng 22 triệu người trong độ tuổi từ 10 - 24, chiếm 25% tổng dân số. Xu hướng cho thấy rằng nhóm nữ trẻ, chưa kết hôn có quan hệ tình dục sớm hơn so với các thế hệ trước, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn.

TP Hồ Chí Minh hướng tới thực hiện kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy

(ĐCSVN) - Nếu TP. Hồ Chí Minh không thực hiện kiểm soát khí thải xe máy, hàng năm lượng khí thải gia tăng thêm từ loại hình phương tiện này với CO là 68.479 tấn/năm, tương ứng với mức gia tăng là 15,88%/năm; với HC là 4.475 tấn/năm tương ứng với mức gia tăng là 12,85%/năm.

Mong muốn Đảng tiếp tục xây dựng hạt nhân chính trị trong công nhân lao động

(ĐCSVN) - Tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động mong muốn Đảng tiếp tục quan tâm phát triển đảng viên mới - xây dựng hạt nhân chính trị trong công nhân lao động, nhất là công nhân lao động trong doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước nhằm phát huy tốt vai trò lãnh đạo, đoàn kết người lao động.

Phà tạm Rạch Miễu chính thức đi vào hoạt động

(ĐCSVN) - Việc đầu tư và đưa bến phà Rạch Miễu đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ giải quyết ùn tắc giao thông cầu Rạch Miễu và phà phục vụ cho tất cả các loại phương tiện có tải trọng dưới 30 tấn.

Quan tâm chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách

(ĐCSVN) - Thực hiện việc rà soát, nắm bắt tình hình, thăm hỏi, chăm lo, động viên tinh thần và hỗ trợ vật chất cho người có công với cách mạng, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người dân ở vùng bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão, lũ, người dân gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.
Top