Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Để huyện Nhà Bè trở thành một đô thị mới phía Nam

(ĐCSVN) - Với hệ thống giao thông đang được đầu tư đồng bộ, Nhà Bè rất gần với các quận trung tâm. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư Nhà Bè hiện rất rẻ, vì vậy lãnh đạo TP và lãnh đạo huyện rất quan tâm đến việc đô thị hóa Nhà Bè. Ngoài ra, huyện nằm ngay cửa ngõ Nam Sài Gòn, với sự phát triển của hệ thống hạ tầng và sức bật của nền kinh tế, Nhà Bè đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại.

(ĐCSVN) - Với hệ thống giao thông đang được đầu tư đồng bộ, Nhà Bè rất gần với các quận trung tâm. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư Nhà Bè hiện rất rẻ, vì vậy lãnh đạo TP và lãnh đạo huyện rất quan tâm đến việc đô thị hóa Nhà Bè. Ngoài ra, huyện nằm ngay cửa ngõ Nam Sài Gòn, với sự phát triển của hệ thống hạ tầng và sức bật của nền kinh tế, Nhà Bè đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại.

Tiềm năng và lợi thế

 Nhà Bè sở hữu vị trí kết nối giao thương chiến lược mang lại nhiều lợi thế để phát triển kinh tế; phía Đông giáp huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai khu vực đang phát triển dự án sân bay quốc tế Long Thành, phía Tây giáp huyện Bình Chánh huyện Cần Giuộc tỉnh Long An –  Đô thị vệ tinh của Sài Gòn trong tương lai, phía Nam giáp huyện Cần Giờ và phía Bắc giáp với quận 7- khu vực phát triển sầm uất với hạt nhân là Phú Mỹ Hưng.

Giai đoạn 2016-2020, huyện Nhà Bè đã có sự chuyển đổi ấn tượng với tốc độ tăng trưởng đạt 12,14%. Trong đó, lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Thu ngân sách nhà nước luôn đạt và vượt kế hoạch được giao hàng năm, tổng thu trong nhiệm kỳ đạt 5.268 tỷ đồng, tự cân đối chi thường xuyên đạt hơn 32%.

Nhằm phát huy nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội, huyện đã huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 3.217 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách 3.080 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với nhiệm kỳ trước, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường, trường học, trạm y tế và các công trình công cộng. Các công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tích cực, đã làm thay đổi diện mạo của huyện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Hiện nay, UBND TP đã phê duyệt quy hoạch xã Hiệp Phước với quy mô 3.800ha trở thành một khu đô thị - cảng ở phía Nam TP. Nhiều khu đô thị hiện đại đã hình thành sẽ là khu đô thị kiểu mẫu của TP, như khu đô thị mới Nhơn Đức - Nhà Bè quy mô 350ha với các mô hình đô thị hiện đại gồm nhiều cây xanh, mặt nước và không gian công cộng.

Những công trình giao thông trọng điểm đã và đang trong giai đoạn triển khai như: Công trình hầm chui, cầu vượt Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ: kết nối Nhà Bè với trung tâm quận 7, quận 4 và quận 1; cao tốc Bến Lức-Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ và các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, khu đô thị Cảng Hiệp Phước được kết nối giao thông cùng với tuyến metro số 4 sẽ tạo bước đột phá phát triển đô thị mạnh mẽ trong tương lai.

Khu công nghiệp - cảng biển lớn nhất TP Hồ Chí Minh gồm các cụm cảng nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm cảng container quốc tế SPCT; Tân cảng Hiệp Phước; Cảng quốc tế Long An và khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 43.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế bền vững.

Các chuyên gia đưa ra ý kiến. 

Nhà Bè được biết đến là thị trường mới mẻ, thu hút các nhà đầu tư bởi quỹ đất còn tương đối lớn, cơ sở hạ tầng được đầu tư quy mô, điều kiện sinh thái lý tưởng với nhiều mảng xanh, hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa, là lựa chọn hoàn hảo để khởi đầu một cuộc sống dài lâu và thịnh vượng.

Hiểu rõ tiềm năng đó, Đại hội Đảng bộ Huyện Nhà Bè đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025: Phát huy dân chủ, đoàn kết, sáng tạo xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, gia đình hạnh phúc, bảo đảm an sinh xã hội, nhân dân có việc làm và cuộc sống ổn định; Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo và nguồn nhân lực; Khai thác mọi nguồn lực xây dựng huyện Nhà Bè trở thành Quận có cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ - công nghiệp là chủ yếu.

Trong đó, các chương trình trọng điểm ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2020-2025 bao gồm: chương trình phát triển đô thị; chương trình xây dựng đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính và chương trình xây dựng gia đình hạnh phúc.

Giải pháp phát triển kinh tế đô thị trên địa bàn

 Lãnh đạo thảo luận nhiều giải pháp để  phát triển kinh tế đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế, năng lực cạnh tranh, Lãnh đạo TP và các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp với các chương trình hành động cụ thể, hiệu quả để huyện Nhà Bè trở thành nơi đáng sống của người dân; thu hút được doanh nghiệp đến đầu tư và trở thành đô thị thông minh.

Hiến kế 5 giải pháp giúp huyện Nhà Bè thực hiện có hiệu quả Chương trình Phát triển đô thị theo Nghị quyết đã đề ra, đồng chí Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng:

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng,  huyện Nhà Bè phải luôn gắn kết với cả vùng đô thị phía Nam thành phố, bao gồm huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, Quận 7 TP Hồ Chí Minh và huyện Cần Giuộc tỉnh Long An.

Thứ hai, việc đề xuất các công trình đầu tư xây dựng, đặc biệt là các công trình hạ tầng kỹ thuật phải xét đến yếu tố phát triển cả khu vực và phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố. Theo đó, mỗi dự án được sau khi hoàn tất sẽ là một trục động lực để phát triển kinh tế - xã hội chung cho vùng, khu vực.

Thứ ba, quá trình đô thị hóa tất yếu sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế đô thị. Vì vậy trong sự kiểm soát quá trình đô thị hóa sắp tới, các đồng chí cần phải gắn với tái cơ cấu ngành thương mại – dịch vụ, bởi lẽ đây là ngành kinh tế chủ yếu của huyện Nhà Bè hiện nay và trong tương lai. Yêu cầu đặt ra là phải tạo năng suất chất lượng cao, muốn có dịch vụ năng suất chất lượng cao phải có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh thì kinh tế sẽ phát triển theo. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa phát triển đô thị và phát triển kinh tế. Do đó huyện phải có giải pháp hiệu quả để thu hút doanh nghiệp dịch vụ ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường và quản lý đô thị, xây dựng các tuyến phố kinh doanh thương mại chuyên nghiệp, hiện đại, kiểu mẫu trên địa bàn.

Thứ tư, phát triển kinh tế, phát triển đô thị phải mang tính bền vững, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quan tâm đến các công trình phục vụ lợi ích công cộng như: giao thông, công viên, trường học và các dịch vụ vui chơi, giải trí ... để người dân hưởng thụ tốt hơn về tinh thần, cải thiện đời sống vật chất, quan tâm, tạo điều kiện cho người nghèo và thu nhập thấp có nhà ở và tiếp cận được các an sinh xã hội.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thực hiện một cách quyết liệt và có hiệu quả chương trình đô thị thông minh gắn cải cách hành chính. Huy động sự tham gia các nguồn lực xã hội và doanh nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa gắn với nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa – xã hội; thực hiện tốt hơn nữa các chính sách an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc mà nhân dân quan tâm..

Đồng chí Dương Anh Đức nhấn mạnh, quá trình lịch sử hình thành và phát triển, đô thị hóa luôn là quá trình tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo đó đô thị hóa gắn với phát triển bền vững luôn là đòi hỏi tất yếu đạt ra trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Do đó trong quá trình thực hiện, cần phải nhận thức một cách đúng đắn, khách quan, toàn diện và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để có kế hoạch tổ chức thực hiện hiệu quả nhất, sớm đưa huyện Nhà Bè trở thành quận trong một tương lai không xa.

Ông Phạm Phú Quốc đại biểu Quốc hội, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận nêu ý kiến, cần phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường vành đai của TP Hồ Chí Minh và luồng sông Soài Rạp; nhanh chóng tháo gỡ nút thắt về cơ chế hiện nay như: xác định đơn giá tiền thuê đất, thủ tục giao đất, công tác đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến khó khăn trong hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài ra, nhiều khu công nghiệp cũng gặp khó khăn kết nối hạ tầng giao thông với khu vực.Vướng mắc trên càng kéo dài dẫn đến đánh mất cơ hội thu hút các nhà đầu tư theo làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á hiện nay, làm nản lòng các nhà đầu tư, tăng giá chi phí đầu tư. Vì vậy, cần có chiến lược bài bản thu hút các doanh nghiệp hàng đầu trong từng, lĩnh vực trong ngoài nước đến đầu tư tại Nhà Bè.

Đại diện Doanh nhân TP, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Hồ Chí Minh cho rằng, Nhà Bè nên thành lập hội đồng và tư vấn cho huyện trong việc xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển của huyện trong 5, 10, 20 năm sắp tới. Tầm nhìn về vị trí vai trò của huyện Nhà Bè, hiện thời ít nhất là trên phạm vi cả nước chứ không trọn gói tại TP Hồ Chí Minh; có cơ chế lắng nghe và đồng hành cùng doanh nghiệp xem doanh nghiệp là đồng đội cùng chiến tuyến chứ không phải là đối tượng cần kiểm tra, giám sát. Có tiếng nói phản biện với Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh khi cần để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm xây dựng thành công chính quyền điện tử trong thời gian sớm nhất; Đề xuất với Lãnh đạo TP có giải pháp để đảm bảo thu nhập thỏa đáng cho cán bộ công chức của huyện để họ yên tâm làm việc và cống hiến...Nếu thực hiện tốt các giải pháp trên, trong tương lai gần, huyện Nhà Bè hứa hẹn trở thành một đô thị mới phía Nam đầy sôi động và hấp dẫn tại TP Hồ Chí Minh./.

CM

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh tại chợ truyền thống

(ĐCSVN) – Với vai trò quan trọng của chợ truyền thống, đảm bảo phòng chống dịch tại đây là một vấn đề cần thiết giúp địa phương chủ động trong công tác này. Theo đó, vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Tăng cường quản lý và bình ổn giá tại các địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa có công văn số 8227/BTC-QLG gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá trên địa bàn trong những tháng cuối năm 2021.

Tăng cường quản lý và bình ổn giá tại các địa phương

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa có công văn số 8227/BTC-QLG gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá trên địa bàn trong những tháng cuối năm 2021.

“Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu”

(ĐCSVN) – Báo cáo đã đi sâu phân tích vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo có ý nghĩa trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn và để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam.

“Định vị lại Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu”

(ĐCSVN) – Báo cáo đã đi sâu phân tích vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh và sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo có ý nghĩa trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn và để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Trồng chuối cấy mô thu nhập 10 triệu đồng/tháng

Thời gian qua, mô hình Trồng chuối cấy mô mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân tại xã Tân Bình, huyện Tân Trụ. Trong đó, ông Tôn Thọ Phát (xã Tân Bình) là một trong những người thành công với mô hình này.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...

Chú trọng bảo đảm an toàn cho người lao động

Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân, đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động diễn ra từ ngày 01 đến 31/5/2024 với nhiều hoạt động như tuyên truyền chính sách, pháp luật; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp; khen thưởng doanh nghiệp.
Top