Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đồng hành cùng nữ công nhân vượt qua khó khăn 

Là địa phương có khu công nghiệp lớn của thành phố tọa lạc, chính quyền, đoàn thể phường Trà Nóc luôn quan tâm, tạo điều kiện để lao động an tâm cư trú cũng như hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Là địa phương có khu công nghiệp lớn của thành phố tọa lạc, chính quyền, đoàn thể phường Trà Nóc luôn quan tâm, tạo điều kiện để lao động an tâm cư trú cũng như hỗ trợ lao động có hoàn cảnh khó khăn. Các chị em công nhân còn có môi trường sinh hoạt lành mạnh, vui tươi, cùng chia sẻ khó khăn, động viên, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống thông qua hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Nữ Công nhân nhà trọ.

Chị Nguyễn Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN phường Trà Nóc, trao phần gạo tại ATM gạo của phường cho cô Nguyễn Thị Hương.

Những ngày này, vẫn có nhiều bà con đến nhận gạo hằng ngày tại ATM gạo ở phường Trà Nóc; trong đó, có lực lượng công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Chị Nguyễn Thị Nhung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Trà Nóc, cho biết: “Hội chủ động rà soát, thông báo đến các hội viên, đặc biệt là những chị em công nhân có hoàn cảnh khó khăn về chính sách hỗ trợ của Chính phủ và những chương trình hỗ trợ thiết thực từ chính quyền, đoàn thể và các mạnh thường quân của phường. Qua đó, giúp các chị phần nào vơi bớt khó khăn”.

Ngoài ATM gạo, lãnh đạo phường Trà Nóc đã vận động tặng hàng trăm phần quà cho người  có hoàn cảnh khó khăn; nhiều mạnh thường quân trong phường hưởng ứng, tặng nhu yếu phẩm cho lao động nghèo. Bên cạnh đó, các chị em nữ công nhân còn tham gia CLB Nữ công nhân nhà trọ của phường đã được thành lập và duy trì hoạt động từ năm 2018. Cô Vũ Thị Liên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu vực 6 và cũng là Chủ nhiệm CLB Nữ công nhân nhà trọ phường, cho biết: “Hiện nay, CLB có 20 thành viên. Trước dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, CLB duy trì đều đặn mỗi tháng họp mặt 1 lần, tại quán cà phê pháp luật, vừa tuyên truyền kiến thức pháp luật, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa có không gian để các chị em trao đổi, chia sẻ công việc và cuộc sống, qua đó gắn kết tình cảm những công nhân xa quê. Hiện tại, hoạt động góp vốn của CLB được lồng ghép vào Tổ Phụ nữ tiết kiệm và góp vốn xoay vòng của Chi hội. Có 15 thành viên CLB tham gia góp vốn, góp ít nhất 100.000 đồng/người/tháng, nhiều nhất là 1 triệu đồng/người/tháng. Mỗi trường hợp được mượn vốn từ 7-8 triệu đồng/lần”.

Cô Nguyễn Thị Thảo ngoài 50 tuổi, tham gia CLB từ khi mới thành lập đến nay. Cô Thảo cho biết: “Nhờ có cô Liên và các chị em trong CLB chia sẻ, tôi dần vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ngoài thời gian lao động kiếm sống, lo cho cháu và con trai út, tôi tham gia cùng các chị em sinh hoạt đoàn thể, văn nghệ và các hoạt động công ích, tôi thấy vui hơn nhiều”. Chị Nguyễn Thị Hiền, làm công nhân cho một công ty thủy sản, có chồng bị tai biến. Cô Liên bàn với các hội viên phụ nữ trích nguồn Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của Chi hội Phụ nữ khu vực 6 hỗ trợ phần nào cho chị Hiền và giới thiệu trường hợp của chị để Mặt trận, UBND phường có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Với những hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể và CLB, chị em nữ công nhân có thêm động lực phấn đấu lao động, sản xuất, cải thiện đời sống, vượt qua khó khăn. Những hoạt động này càng thêm ý nghĩa trong giai đoạn người dân và các cấp ủy đảng, chính quyền cùng chung tay đẩy lùi dịch COVID-19.

Bài, ảnh: MỸ TÚ

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Phê duyệt danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021–2025

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phê duyệt danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021–2025

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phê duyệt danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021–2025

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phê duyệt danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021–2025

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phê duyệt danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021–2025

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top