Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới phải gắn với tiêu chí đô thị, nhất là đối với 5 huyện đã được xác định lên quận

(ĐCSVN) - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các quận, huyện rà soát, đánh giá thực chất kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ở địa phương mình để đề ra phương hướng, nhiệm vụ của 5 năm tới... Các huyện, thị xã rà soát, xây dựng NTM phải gắn với tiêu chí đô thị, nhất là đối với 5 huyện đã được xác định lên quận trong 5 năm tới.

(ĐCSVN) - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các quận, huyện rà soát, đánh giá thực chất kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ở địa phương mình để đề ra phương hướng, nhiệm vụ của 5 năm tới... Các huyện, thị xã rà soát, xây dựng NTM phải gắn với tiêu chí đô thị, nhất là đối với 5 huyện đã được xác định lên quận trong 5 năm tới.

 Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận hội nghị.

Chiều 01/7, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” chủ trì hội nghị giao ban về tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2020.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (NN&PTNT) Chu Phú Mỹ cho biết, mặc dù quý I-2020, tăng trưởng âm nhưng đến hết quý II, ngành Nông nghiệp Hà Nội tăng trưởng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa xuân năm 2020 cao hơn năm 2019, ước đạt khoảng 60-61 tạ/ha; đàn trâu, đàn gia cầm tăng; đàn lợn đang đẩy mạnh tái đàn, hiện đã đạt khoảng 1,22 triệu con, bằng 97,5% so với cùng kỳ.

Về xây dựng NTM, toàn Thành phố hiện có 355/382 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 92,9%), trong đó, có 13 xã đạt NTM nâng cao và 4 xã đủ điều kiện để trình Thành phố công nhận NTM nâng cao. Đối với 27 xã còn lại, có 24 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, 3 xã đạt từ 11-14 tiêu chí. Về kết quả xây dựng huyện NTM, ngoài 6 huyện đã được công nhận, Thành phố cũng có 4 huyện và 1 thị xã đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành và đạt NTM.

Tổng kinh phí huy động xây dựng NTM từ cuối năm 2019 đến nay là 12.355 tỷ đồng. Các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng NTM được trên 609 tỷ đồng. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, các quận đã hỗ trợ các huyện 43,17 tỷ đồng (nâng tổng kinh phí hỗ trợ từ năm 2016 đến nay là trên 713 tỷ đồng).

Đối với chương trình mỗi xã một sản phẩm, thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy, đó là phấn đấu có 1.000 sản phẩm OCOP được công nhận đến hết năm 2020, Sở NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở, ngành liên quan đẩy mạnh xây dựng, đề nghị công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó, đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận sản phẩm OCOP Hà Nội; Hội thảo kết nối giao thương sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP. Đến hết tháng 6/2020, Thành phố đã đánh giá 301 sản phẩm, trong đó có 06 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 207 sản phẩm 4 sao; 88 sản phẩm 3 sao.

Trong 6 tháng đầu năm, Hà Nội đã huy động được 11.795,8 tỷ đồng cho xây dựng NTM, nâng tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình từ đầu năm 2016 đến nay là 56.512,8 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình 02-CTr/TU vẫn còn một số hạn chế. Đó là tăng trưởng ngành nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm nay còn thấp, đặt áp lực nhiều hơn cho 6 tháng cuối năm; tốc độ tái đàn lợn cũng chưa đạt yêu cầu là 1,8 triệu con. Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thành phố; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch tiêu chuẩn đô thị tại một số huyện còn thấp...

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trinh 02-CTr/TU. Đồng chí nhấn mạnh: Trong bối cảnh tập trung chống dịch COVID-19, song Thành ủy vẫn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Từ đầu năm 2020 đến nay, Thường trực Thành ủy đã có 3 cuộc làm việc chuyên đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cùng với đó, HĐND, UBND Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các chính sách, các văn bản chỉ đạo về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM. Trong đó, có cơ chế đặc thù hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp; đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn; quy định nội dung chi, mức chi đối với hoạt động khuyến nông; đang nghiên cứu để ban hành chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi... Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, trong đó, tháo gỡ vướng mắc về chính sách để các quận tiếp tục hỗ trợ các huyện xây dựng NTM….

Trên cơ sở đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các quận, huyện rà soát, đánh giá thực chất kết quả thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ở địa phương mình để đề ra phương hướng, nhiệm vụ của 5 năm tới, trong đó, xác định việc thực hiện Chương trình 02 vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Các huyện, thị xã rà soát, xây dựng NTM phải gắn với tiêu chí đô thị, nhất là đối với 5 huyện đã được xác định lên quận trong 5 năm tới.

Về một số nhiệm vụ cụ thể, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU đề nghị các cấp, các ngành tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2020 từ 4,12% trở lên. Muốn vậy, cần phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để hình thành nhiều hơn các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh tái đàn gắn với phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi….

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây và 6 huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên và Sóc Sơn đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ tham mưu UBND Thành phố, trình Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh quy hoạch của các xã theo Thông tư số 02 ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng. Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung hướng dẫn các huyện, thị xã tháo gỡ khó khăn đối với hơn 4 nghìn thửa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp tham mưu cấp kinh phí thực hiện các tiêu chí ở các xã chưa đạt chuẩn NTM….

Đồng chí cũng đề nghị các sở ngành liên quan phối hợp tham mưu với UBND Thành phố tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, để các quận tiếp tục hỗ trợ các huyện xây dựng NTM; đôn đốc, triển khai các dự án để nâng cao tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch. Đồng thời các sở, ngành, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề để nâng cao thu nhập cho người dân ở các vùng thuần nông. Từ nay đến cuối năm, phấn đấu có thêm ít nhất 700 sản phẩm OCOP…/.

Tin, ảnh: Trung Anh

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ di biến động người đi về từ các vùng dịch

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu quản lý chăt chẽ, giám sát di biến động người đi về từ các vùng dịch có diễn biến phức tạp. Công an thành phố phối hợp tăng cường các chốt trực lưu động để kiểm tra lượng phương tiện ra vào các cửa ngõ của thành phố, quản lý toàn bộ lưu lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách...

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ di biến động người đi về từ các vùng dịch

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu quản lý chăt chẽ, giám sát di biến động người đi về từ các vùng dịch có diễn biến phức tạp. Công an thành phố phối hợp tăng cường các chốt trực lưu động để kiểm tra lượng phương tiện ra vào các cửa ngõ của thành phố, quản lý toàn bộ lưu lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách...

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ di biến động người đi về từ các vùng dịch

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu quản lý chăt chẽ, giám sát di biến động người đi về từ các vùng dịch có diễn biến phức tạp. Công an thành phố phối hợp tăng cường các chốt trực lưu động để kiểm tra lượng phương tiện ra vào các cửa ngõ của thành phố, quản lý toàn bộ lưu lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách...

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ di biến động người đi về từ các vùng dịch

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu quản lý chăt chẽ, giám sát di biến động người đi về từ các vùng dịch có diễn biến phức tạp. Công an thành phố phối hợp tăng cường các chốt trực lưu động để kiểm tra lượng phương tiện ra vào các cửa ngõ của thành phố, quản lý toàn bộ lưu lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách...

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt chẽ di biến động người đi về từ các vùng dịch

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu quản lý chăt chẽ, giám sát di biến động người đi về từ các vùng dịch có diễn biến phức tạp. Công an thành phố phối hợp tăng cường các chốt trực lưu động để kiểm tra lượng phương tiện ra vào các cửa ngõ của thành phố, quản lý toàn bộ lưu lượng phương tiện kinh doanh vận tải hành khách...

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top