Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hũ gạo san sẻ yêu thương 

Mô hình hũ gạo tình thương được các Hội LHPN cơ sở trên địa bàn thành phố duy trì liên tục nhiều năm qua.

Mô hình hũ gạo tình thương được các Hội LHPN cơ sở trên địa bàn thành phố duy trì liên tục nhiều năm qua. Trong đó, Hội LHPN phường Thuận An, quận Thốt Nốt có 12 hũ gạo tình thương ở 6 chi hội. Với tinh thần "một nắm khi đói bằng một gói khi no", các hội viên phụ nữ cùng chung tay đóng góp mỗi người một ít gạo, là món quà chia sẻ yêu thương đến những hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Cô Trần Thị Lệ Thu, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu vực Thới An 1 (bên trái), trao phần gạo cho cô Kim Nương.

Sau cơn mưa lớn, nền nhà của cô Huỳnh Thị Kim Nương, ở khu vực Thới An 1, phường Thuận An, bị ngập lênh láng. Một phần vì nền nhà của cô thấp so với những ngôi nhà xung quanh lại không có lối thoát nước, phần vì mái nhà xuống cấp, dột nát. Năm nay, cô Nương đã 66 tuổi nhưng phải nuôi đứa cháu đang học lớp 3 và 2 con trai mắc bệnh hiểm nghèo. Cố gắng nhận việc làm thuê nhưng do sức yếu nên thu nhập của cô và con trai không được bao nhiêu, phải nhờ vào sự sẻ chia của hàng xóm láng giềng. Nhận túi gạo từ sự đóng góp của nhiều hội viên phụ nữ trong Chi hội Phụ nữ khu vực, cô Nương không giấu được xúc động. Cô bày tỏ: "Nhờ chính quyền địa phương quan tâm, sự động viên, san sẻ của chị em phụ nữ trong Chi hội, tôi có thêm động lực để tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho con, cháu". Cô Nương vui mừng khi được biết UBND phường đang xét hỗ trợ xây nhà mới để gia đình cô an cư.

Khoe 3 hũ gạo tình thương của Chi hội, cô Trần Thị Lệ Thu, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu vực Thới An 1, cho biết; "Mô hình này đã có hơn  10 năm. Khi tôi phụ trách vai trò Chi hội trưởng, lại tiếp tục duy trì, phát triển mô hình. 3 hũ gạo hiện đặt tại nhà của tôi thuộc tổ 7, chị Lê Thị Cẩm Thu thuộc tổ 8 và chị Phạm Thị Phượng thuộc tổ 9. Hằng tháng, vào các ngày họp Tổ phụ nữ, Chi hội vận động các chị em hội viên, phụ nữ cùng tham gia góp gạo vào hũ. Riêng các tổ còn lại, chị em tham gia góp tiền, ai có bao nhiêu góp bấy nhiêu, tất cả đều trên tinh thần tự nguyện. Trung bình mỗi tháng, 3 hũ gạo tình thương của Chi hội góp được 5-7kg gạo và 100.000-150.000 đồng để trao cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ðặc biệt hơn, từ hoạt động này, nhiều hội viên phụ nữ tình nguyện đóng góp nhiều hơn vào công tác chăm lo các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Tiêu biểu như hội viên Phạm Thị Sáu tình nguyện hỗ trợ 150kg gạo hằng tháng, đã duy trì liên tục nhiều năm nay và hội viên Trương Thị Hoàng Kim tặng gạo, nhu yếu phẩm vào các dịp rằm tháng Giêng, tháng 7 hằng năm".

Hôm chúng tôi ghé thăm, cô Phạm Thị Sáu cũng trao gần xong 30 phần gạo trong tháng 8, mỗi phần 10kg cho các gia đình hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Cô Sáu chân tình chia sẻ: "Tôi năm nay 62 tuổi, có quán mua bán nhỏ tại nhà, thu nhập đủ sống. Con gái tôi lập gia đình ở xa, có công ăn việc làm ổn định, hàng tháng trích một phần thu nhập gửi về, tôi dành số tiền này để chia sẻ với bà con có đời sống còn khó khăn, tất cả các thành viên trong gia đình rất ủng hộ. Chúng tôi nghĩ rằng, có chia sẻ với nhau thì cuộc sống mới thêm ý nghĩa". Tham gia sinh hoạt Chi hội Phụ nữ, cô Sáu biết Chi hội có mô hình hũ gạo tình thương và nắm rất rõ những hội viên thuộc diện nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, hầu như tháng nào cô cũng nhờ Chi hội giới thiệu danh sách để cô trao tận tay từng phần gạo cho các gia đình.

Theo cô Trần Thị Lệ Thu, Chi hội Phụ nữ khu vực Thới An 1 có 4 trường hợp người già neo đơn, bệnh tật, không có điều kiện tham gia lao động sản xuất để thoát nghèo. Ðây là những hộ luôn được Chi hội ưu tiên quan tâm, hỗ trợ. Bên cạnh đó, bất cứ khi nào có hoàn cảnh được cán bộ, hội viên giới thiệu, Chi hội  xem xét, đề xuất các thành viên Chi hội cùng đóng góp, hỗ trợ.

Chị Ðồng Ngọc Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Thốt Nốt, cho biết: "Quận có tất cả 94 hũ gạo tình thương đang được các Chi hội Phụ nữ ở tất cả 9 phường duy trì rất tốt. Riêng tại Hội LHPN phường Thuận An, bên cạnh mô hình hũ gạo tình thương, Hội còn phát huy hiệu quả mô hình thu gom phế liệu, hỗ trợ hội viên, phụ nữ và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tùy điều kiện thực tế, từng địa phương có những hoạt động thiện nguyện phù hợp. Tuy giá trị vật chất không nhiều nhưng qua mô hình, khuyến khích hội viên, phụ nữ nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia lẫn nhau, rất đáng trân trọng. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội vừa qua, Hội LHPN phường Thuận An và các Chi hội vận động trao hội viên và người dân được 1.400 khẩu trang và 470 phần quà gồm gạo, nhu yếu phẩm, trị giá 88,5 triệu đồng".

Bài, ảnh: MỸ TÚ

Doanh nghiệp chăm lo cho công nhân, lao động

Không chỉ nỗ lực trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp còn quan tâm chăm lo đời sống, việc làm cho công nhân, lao động (CNLĐ), ...

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Hà Nội: Trao 200 suất quà hỗ trợ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn

(ĐCSVN) - Tại chương trình, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã trao 200 suất quà trị giá 250 triệu đồng thông qua Hội Người mù, Hội Người khuyết tật TP gửi tới các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Hà Nội: Trao 200 suất quà hỗ trợ người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn

(ĐCSVN) - Tại chương trình, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã trao 200 suất quà trị giá 250 triệu đồng thông qua Hội Người mù, Hội Người khuyết tật TP gửi tới các hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Để lối sống tối giản trở nên đơn giản

Cảm thấy cuộc sống áp lực, nhiều người trẻ chọn cách đơn giản hóa mọi thứ. Việc này giúp nhiều người cảm thấy bình an nhưng cũng không ít trường hợp “chênh vênh” vì chạy theo trào lưu mà chưa suy nghĩ kỹ càng.

Mưa kèm theo dông lốc gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

(ĐCSVN) - Mưa kèm theo dông lốc đã làm 2 người chết (do nhà sập tại Vĩnh Long và Cà Mau). Về nhà ở: 137 nhà bị sập, tốc mái (Bình Thuận: 7 nhà; Gia Lai: 1 nhà; Hậu Giang: 8 nhà; Cà Mau: 12 nhà; Vĩnh Long: 75 nhà; Cần Thơ: 34 nhà),…

Mưa kèm theo dông lốc gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

(ĐCSVN) - Mưa kèm theo dông lốc đã làm 2 người chết (do nhà sập tại Vĩnh Long và Cà Mau). Về nhà ở: 137 nhà bị sập, tốc mái (Bình Thuận: 7 nhà; Gia Lai: 1 nhà; Hậu Giang: 8 nhà; Cà Mau: 12 nhà; Vĩnh Long: 75 nhà; Cần Thơ: 34 nhà),…

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top