Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Khi vợ tôi làm nghề báo

Tháng 6 về, những nỗi niềm xoay quanh “người cầm bút” lại được viết lên với những câu chuyện đời, chuyện nghề xen lẫn buồn, vui.

Tháng 6 về, những nỗi niềm xoay quanh “người cầm bút” lại được viết lên với những câu chuyện đời, chuyện nghề xen lẫn buồn, vui. Đó là sự dấn thân của người làm nghề báo, sự chia sẻ, động viên từ gia đình, nhất là những người chồng có vợ làm phóng viên, nhà báo. Những người đàn ông ấy dường như thấu hiểu và bao dung hơn để người phụ nữ của mình được “cháy” hết mình với nghề.

Anh Quang Khương dành nhiều thời gian chăm sóc cây kiểng để không gian sống thêm xanh

Hạnh phúc khi vợ được làm công việc yêu thích

Hơn 10 năm về chung một nhà, anh Dương Quang Khương - chồng nhà báo Đức Hạnh, đang công tác tại Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Long An, hiểu rõ đặc thù công việc của vợ. Những lần chị Hạnh đi sớm, về muộn hay đi công tác dài ngày, làm việc ban đêm hoặc làm luôn cuối tuần,… đã không còn xa lạ với anh. Những lần như thế, anh đều cảm thông, ủng hộ, động viên vợ dù đôi lúc cũng cảm thấy trăn trở, xót xa. Đó là những lần chị phải đi làm lúc nửa đêm hay có những chuyến công tác xa nhà gần 1 tuần. Khi ấy, chị Hạnh đang làm tại Trung tâm Truyền hình Thông tấn tại TP.HCM (thuộc Thông tấn xã Việt Nam), trong khi anh Khương làm việc ở Long An. Mỗi ngày, anh đi, về hơn 60km, ròng rã 8 năm nhưng không than phiền hay trách khi chị dành nhiều thời gian cho công việc. Bởi, thấy chị hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích, anh cũng vui.

Anh Khương tâm sự: “Khi vợ kể về công việc sẽ luôn là những câu chuyện dài bất tận. Cô ấy đam mê nghề và hạnh phúc khi được làm những đề tài hay, mới lạ, dù có vất vả. Đặc biệt, có khoảng thời gian, cô ấy thường đi công tác ở tỉnh từ 3-5 ngày, việc gia đình, con cái, tôi choàng gánh hết. Hôm nào khó sắp xếp thì tôi xin nghỉ làm hoặc nhờ mẹ tôi giúp. Đó là tính chất công việc của vợ nên tôi san sẻ và ủng hộ cô ấy”.

Chuyển về Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Long An, 1 năm nay, chị Hạnh không còn những chuyến đi xa ở các tỉnh khác như trước nhưng dường như anh Khương chia sẻ, hỗ trợ vợ nhiều hơn. Khi chị đi làm, đi công tác huyện, anh Khương thường xuyên đưa, đón. Ở nhà, anh tạo điều kiện cho chị có thời gian rảnh để viết bài, nghiên cứu đề tài. 

“Sắp xếp thời gian được thì tôi đưa, đón vợ đi làm, đi công tác. Với tôi, việc làm ấy không cực, trong khả năng của mình, miễn vợ thuận lợi làm việc là được” - anh Khương nói thêm.

Bên cạnh sự san sẻ, động viên, gia đình anh Khương cũng thường xuyên có những chuyến du lịch, khoảng thời gian dành riêng cho nhau để thắt chặt tình cảm. Sau những chuyến đi chơi, khoảng thời gian thư giãn bên nhau, anh, chị lại trở về với công việc và giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.

Chia sẻ khó khăn với vợ

“Lúc vợ mới về công tác ở Đài Truyền thanh huyện Thủ Thừa (nay là Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Truyền thanh), những chuyến đi công tác sớm hay về trễ đều có tôi đồng hành. Có lần, huyện tổ chức hội thao quốc phòng, 5 giờ sáng, tôi chở cô ấy đi quay phim mọi người chạy bộ” - anh Nguyễn Hoàng Phong - chồng phóng viên Mộng Đào, chia sẻ.

Từ những ngày đầu chị bước vào nghề, anh đã ở bên để san sẻ, động viên, giúp đỡ và đến nay vẫn vẹn nguyên như thế. Chị cần là anh sẵn sàng sắp xếp công việc để hỗ trợ. Đặc biệt, công việc nhà, chăm sóc con, anh không chỉ làm mà còn choàng gánh thêm một phần của chị khi vợ bận việc cơ quan.

Anh Phong thổ lộ: “Chăm sóc con, vun vén, giữ gìn hạnh phúc gia đình là trách nhiệm của hai vợ chồng. Những việc tôi làm cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ nên tôi không xem đó là vất vả. Vợ bận việc thì tôi làm nhiều hơn, tôi bận việc thì vợ làm nhiều hơn. Quan trọng là sắp xếp và dung hòa giữa công việc và gia đình để gìn giữ hạnh phúc. Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên tôi luôn san sẻ và thông cảm khi vợ bận”.

Không những hiểu công việc của vợ, anh Phong còn chia sẻ về đặc thù nghề báo để cha mẹ mình hiểu, thông cảm với con dâu. Nhờ anh là “cầu nối” vững chắc, tình cảm giữa chị Đào và cha mẹ chồng không chỉ khắng khít mà chị còn nhận được sự cảm thông, lời động viên khi đi sớm, về muộn hay công việc có lúc vất vả.

Chị Đào kể: “Có lần tôi đi họp mặt ở tỉnh về tối nên nhờ chồng đón. Anh ấy đến nhưng tôi chưa xong việc nên phải chờ. Anh ấy là vậy đó, luôn thương và cảm thông cho vợ. Cha mẹ chồng tôi cũng xem tôi như con gái ruột và hiểu cho công việc của tôi”.

Gia đình anh Hoàng Phong, chị Mộng Đào

Giữ lửa hạnh phúc gia đình, mỗi dịp kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật chị, 8/3, 21/6, 20/10,… anh đều tổ chức tiệc chúc mừng và tặng quà cho chị. “Đó có thể là những buổi tiệc nhỏ, món quà nhỏ nhưng tấm lòng và tình cảm tôi dành cho vợ thì rất lớn. Tôi thấy hạnh phúc khi được cưới cô ấy làm vợ” - anh Phong bộc bạch.

Anh Phong cũng là người động viên vợ đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Gần 4 năm chị đi học, anh gánh thêm một phần công việc gia đình, chăm sóc con nhưng vẫn chu toàn để chị an tâm làm việc, học tập.

Có được sự hậu thuẫn vững chắc từ chồng, những nữ phóng viên, nhà báo như được tiếp thêm sức mạnh, sẵn sàng lăn xả với nghề nhưng vẫn dung hòa và giữ hạnh phúc gia đình./.

Ngọc Thạch

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Triển khai việc chống dịch và đảm bảo cung cấp điện

(ĐCSVN) - Trước những diễn biến phức tạp từ dịch COVID-19 tại các địa phương miền Bắc, EVNNPC đã kịp thời xây dựng, triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cấp điện cho nhân dân.

Triển khai việc chống dịch và đảm bảo cung cấp điện

(ĐCSVN) - Trước những diễn biến phức tạp từ dịch COVID-19 tại các địa phương miền Bắc, EVNNPC đã kịp thời xây dựng, triển khai các giải pháp phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cấp điện cho nhân dân.

Phân luồng giao thông trên các quốc lộ để chống dịch

(ĐCSVN) - Tổng cục Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có chỉ đạo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời trên các quốc lộ qua địa bàn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đóng 1 luồng tàu tại sông Kinh Thầy

(ĐCSVN) – Vụ tai nạn giữa 2 phương tiện thủy chở 500m3 xỉ than tại luồng kênh Tắt dẫn tới các phương tiện thủy đi vào hoặc đi ra từ sông Kinh Thầy phải đi vòng theo luồng được hướng dẫn.

“Hoa” thời chiến “ngát hương” thời bình

Trong chiến tranh gian khó, những người chiến sĩ cùng gia đình chịu nhiều hy sinh, mất mát vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngày nay, khi đất nước thanh bình, họ lại tiếp tục cống hiến, góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.
Top