Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Làm “bạn” với người điên

Nhắc đến bệnh nhân tâm thần, có lẽ, rất nhiều người ngán ngại khi tiếp xúc, chuyện trò, thậm chí còn xem thường, xa lánh họ. Thế nhưng, có những người ngày đêm chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ, thậm chí kề cận đến lúc họ qua đời, thiếu vắng cả tình thương của những người thân,...

Không chỉ là nhiêm vụ

Tại Long An, Bệnh viện (BV) Tâm thần điều trị và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng những người bệnh tâm thần vô gia cư hay được gia đình gửi đến. Bệnh nhân tâm thần không kiểm soát được tư duy, cảm xúc và hành vi, đặc biệt, những người điên sa sút khi bị kích động có thể tấn công cả người thân hay những người xung quanh. Chính vì vậy, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tâm thần là công việc đầy áp lực và thử thách.

Các y, bác sĩ ân cần chăm sóc người bệnh tâm thầnĐến nay, dù còn nhiều khó khăn về nhân sự, trang thiết bị nhưng Long An là một trong những địa phương có nơi điều trị tốt nhất cho bệnh nhân tâm thần. BV Tâm thần Long An hiện có 112 BN nội trú và trên 200 lượt khám ngoại trú/ngày. Trưởng khoa Phòng khám - Cấp cứu BV Tâm thần Long An - Bác sĩ (BS) Lưu Văn Tuyết chia sẻ: “Những BS mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ cảm thấy e ngại, nhất là với những người bị điên sa sút khả năng tư duy, nhận thức không còn sáng suốt. Thật ra, họ như một đứa trẻ ngô nghê, vẫn vui mừng, xúc động khi cảm nhận được tình thương hay phẫn nộ nếu bị rầy la, quát nạt. Làm người thầy thuốc phải như người bạn, nắm vững tâm lý người bệnh, nói chuyện nhẹ nhàng thì họ sẽ dễ dàng hợp tác hơn”.

Quả thật, rất nhiều sinh viên mới ra trường ngán ngại khi được phân công làm việc tại BV Tâm thần. Thế nhưng, khi gắn bó lâu dài thì mới thấu hiểu, cảm thông và yêu thích công việc mình đã chọn. Anh Dương Phương Lâm - Điều dưỡng Trưởng khoa Tâm thần tổng hợp BV Tâm thần Long An cho biết: “Ban đầu, những người mới làm việc còn e dè vì thấy bệnh nhân đập phá, cào cấu, la hét,... nhưng rồi, chúng tôi cũng dần quen, nhiều bệnh nhân rất ngoan hiền, lễ phép chứ không phải ai cũng hung dữ. Khi được chăm sóc tại đây, họ sẽ an toàn hơn khi tự do bên ngoài, nhất là những bệnh nhân nữ thì nguy cơ bị lạm dụng rất cao nếu không được gia đình quan tâm, kiểm soát. Công việc tuy vất vả nhưng thấy BN ổn định sức khỏe, mình cũng vui lây!”.

Giám đốc BV Tâm thần Long An - BS Nguyễn Đình Mỹ cho biết: “Tôi có 32 năm gắn bó với các bệnh nhân tâm thần. Đến giờ, tâm thần vẫn là 1 trong 5 chuyên ngành hiếm mà rất nhiều sinh viên Y khoa ngán ngại bên cạnh lao, phong, pháp y, giải phẫu bệnh. Vì vậy, việc thiếu hụt y, BS đến giờ vẫn là bài toán nan giải. Thật ra, càng tiếp xúc, càng gắn bó với công việc này, tìm hiểu, cập nhật kiến thức chuyên môn thì tôi lại càng say mê nghiên cứu. Người thầy thuốc không chỉ có chuyên môn điều trị mà còn phải thấu hiểu, phải xem bệnh nhân là bạn, trò chuyện, hỏi han ân cần thì họ mới sẵn sàng hợp tác. Xã hội cần có cái nhìn thoáng hơn về bệnh tâm thần, không còn sự phân biệt đối với những người chẳng may mắc phải căn bệnh này”.

Hết lòng vì… những “người dưng”

Bên cạnh BV Tâm thần, có dịp đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, chúng ta sẽ hiểu được sự vất vả mà các y, BS cùng nhân viên chăm sóc phải trải qua. Trung tâm hiện có 30 nhân viên chăm sóc cùng 9 cán bộ y tế thay phiên nhau túc trực ngày đêm chăm lo cho 320 người bệnh tâm thần, trong đó có rất nhiều người bệnh nặng, già yếu, không người thân. Công việc của cán bộ y tế tại đây vất vả hơn rất nhiều so với BV Tâm thần. Bởi, bên cạnh tâm thần thì bệnh nhân còn mắc các bệnh nội khoa khác: Tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, cơ xương khớp,...

Đặc biệt, với những bệnh nhân bị tâm thần nặng, khả năng gây nguy hiểm cho người khác rất cao khi không kiểm soát được hành vi, cảm xúc, đang là “bạn”, họ có thể bất ngờ tấn công người đối diện như “kẻ thù”. Do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn, người chăm sóc, điều trị bệnh nhân không chỉ có kinh nghiệm mà rất cần tình thương, sự cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh này.

BS Nguyễn Hữu Phương, người có 14 năm gắn bó tại trung tâm cho biết: “Tất cả bệnh nhân tại đây đều rất đáng thương, có người vô gia cư, mất liên lạc với gia đình; có người còn người thân nhưng bị xa lánh, ghẻ lạnh, không ai quan tâm và cũng có người lặng lẽ qua đời mà chẳng biết họ hàng, quê quán,... Tôi từng bị thất lạc một người chị trong chiến tranh, đến nay chẳng biết sống chết ra sao và một người cậu ruột bị thiểu năng trí tuệ, nhiều lần bỏ nhà đi lang thang, có khi bị mất tích đến hơn 2 năm nên tôi hiểu được cảm giác mất người thân, đồng cảm với bệnh nhân và người nhà của họ. Chính vì vậy, dù công việc vất vả, áp lực nhưng bản thân tôi cũng như các cán bộ, nhân viên tại đây luôn xem bệnh nhân như người thân, bè bạn. Chúng tôi thường xuyên trò chuyện với họ mỗi khi có cơ hội vì biết đâu, trong những lúc tỉnh táo hiếm hoi, họ có thể tiết lộ một số thông tin quý báu giúp mình tìm được quê quán, liên lạc người thân”.

Nhân viên Trung Tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tận tụy chăm sóc người bệnh tâm thần

Năm 2016, trung tâm có 19 bệnh nhân bị thất lạc người thân nhưng cũng có rất nhiều trường hợp được đoàn tụ gia đình nhờ những thông tin khai thác được. Nhiều trường hợp quê ở tận Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc, thất lạc trên 10 năm, 20 năm vẫn tìm lại được gia đình. Và, cũng có những trường hợp liên lạc được người thân, chưa kịp vui niềm vui sum họp thì lại tiếp tục bị chính các con, vợ, chồng bỏ mặc.

Chị Phạm Thị Lan - nhân viên chăm sóc tại trung tâm bộc bạch: “Khi giúp người bệnh gặp lại người thân, thấy họ khóc, mình cũng rơi nước mắt vì xúc động. Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau, phải cảm thông thì mới đủ tình thương yêu để chăm sóc họ. Không phải bệnh nhân nào cũng hung dữ, khó chịu, nhiều người rất hiền lành, dễ thương nên chúng tôi hiểu ý mà có cách cư xử phù hợp. Tôi gắn bó với công việc này trên 15 năm, thời gian đầu, vì quá vất vả mà có lúc nản lòng, nhất là những khi phải vệ sinh, chăm sóc những người vô gia cư mới được tiếp nhận. Thế nhưng, dần rồi cũng quen, cứ xem họ như bạn, người nhà, thường xuyên trò chuyện, quan tâm dù chưa chắc họ hiểu được nhưng chúng tôi nghĩ, lấy tình thương, tấm lòng mình đối đãi thì họ sẽ cảm nhận được mà thôi!”.

Quả thật, chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần không đơn thuần chỉ là nhiệm vụ, những gì xuất phát từ trái tim mới có thể đi đến trái tim, dù là người bình thường hay mất đi lý trí. Chẳng ai trên đời này lại muốn mình trở thành người chẳng có tâm hồn, cảm xúc; chẳng ai muốn mình mất kiểm soát hành vi, gây khó chịu, nguy hiểm cho người khác. Phải cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia bằng tất cả tình thương, sự bao dung thì mới có thể hết lòng chăm sóc, cưu mang những mảnh đời bất hạnh. Giúp người cũng là giúp ta, bởi vì, tình thương cho đi thì yêu thương nhận lại!

Phạm Ngân

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Khai trương website quản lý thông tin liệt sỹ, mộ liệt sỹ

Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ (Đề án 1237) năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018

Bến Lức xây tặng và sửa chữa 18 căn nhà tình nghĩa

Năm 2017, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 734,8 triệu đồng, xây tặng và sửa chữa 18 căn nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá từ 20-50 triệu đồng.

Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ nữ công nhân

Nhằm hỗ trợ nữ công nhân sống tại các khu nhà trọ có hoàn cảnh khó khăn, từ đầu năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xây dựng mô hình “Câu lạc bộ 3 giúp nữ công nhân nhà trọ”.

Cháy tại Cung quy hoạch, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh

Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ, ngày 20/12, một đám cháy đã xảy ra trong Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh, gọi tắt là Cung quy hoạch Quảng Ninh, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Nhiều tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển, hai tàu đang mất liên lạc

Tối 20/12, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa điều tàu SAR 413 đi cứu nạn tàu cá BĐ 98116 TS bị hết nhiên liệu, thả trôi ở vùng biển cách mũi Ô Cấp.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top