Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Lớp học bơi miễn phí nơi thung lũng A So

(ĐCSVN) - Đã thành thông lệ, cứ vào mùa nắng nóng, bể bơi của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 lại đón hàng chục trẻ em là con em đồng bào các dân tộc thiểu số vùng dự án Khu KT-QP A So - A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đến tập bơi. Lớp học miễn phí nơi thung lũng A So càng thêm ý nghĩa khi thời gian qua xảy ra nhiều vụ trẻ em bị đuối nước thương tâm.
(ĐCSVN) - Đã thành thông lệ, cứ vào mùa nắng nóng, bể bơi của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 lại đón hàng chục trẻ em là con em đồng bào các dân tộc thiểu số vùng dự án Khu KT-QP A So - A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) đến tập bơi. Lớp học miễn phí nơi thung lũng A So càng thêm ý nghĩa khi thời gian qua xảy ra nhiều vụ trẻ em bị đuối nước thương tâm.

Được biết, đây là lớp học bơi và phòng, chống đuối nước miễn phí cho trẻ em vùng dự án KT-QP A So - A Lưới. Tham gia lớp học là các em tuổi từ 8 đến 15. Người phụ trách lớp học bơi này là Đại úy Nguyễn Mậu Anh, Trợ lý Tuyên huấn và trực tiếp hướng dẫn các em nhỏ là các bạn trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) bơi giỏi và có kỹ năng dạy bơi; thời gian mỗi lớp học bơi là 15 ngày.

Hướng dẫn viên giúp các học sinh khởi động và thực hiện mẫu các động tác tập luyện.

Sau khi hướng dẫn các em nhỏ khởi động, Đại úy Nguyễn Mậu Anh vui vẻ cho biết, dạy bơi vất vả nhất là dạy cho những em chưa bao giờ tiếp xúc với nước, sợ xuống nước. Đối với những em như thế, các anh phải dành nhiều thời gian động viên tinh thần, hướng dẫn để các em làm quen với vòi nước ở trên bể, tập động tác cơ bản trên cạn rồi mới tập các động tác bơi dưới nước. Với phương pháp vừa học, vừa chơi, tạo tâm lý thoải mái khi vui đùa cùng nước đã giúp các em hoà nhập rất nhanh, thậm chí có em chỉ qua vài buổi tập là đã có thể tự bơi mà không cần người hướng dẫn bên cạnh.

 Theo tâm sự của các bạn TTTTN thì trước đây, khi chưa có bể bơi và lớp học này, mỗi dịp nghỉ hè, trẻ em vùng dự án lại kéo nhau ra các sông, suối, ao hồ để tắm, tập bơi, không có sự quản lý của người lớn nên rất dễ xảy ra đuối nước. Trước thực trạng đó, cán bộ, nhân viên, TTTTN đã đề xuất với chỉ huy Đoàn triển khai các hoạt động hè cho trẻ em vùng dự án như sinh hoạt Đoàn, Đội, học bơi… Khi nghe thông tin đơn vị tổ chức dạy bơi cho các em ở hai bể bơi của đơn vị, nhiều phụ huynh rất đồng tình, phấn khởi, tranh thủ thời gian đưa con em mình đến học. Lớp học được tổ chức quy củ từ khâu trang bị vật chất như áo phao, các vật dụng cứu đuối, đến quy trình dạy và học, có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình học.

 Cán bộ, nhân viên, TTTTN chia thành các nhóm hỗ trợ, quản lý gắn với từng nội dung học như: khởi động chung, tập động tác trên cạn, nổi, lướt trên mặt nước, quạt sải tay, đạp chân ếch... Anh Hồ Chí Đoàn, một trong những TTTTN tham gia hỗ trợ, hướng dẫn các em nhỏ tập bơi cho biết, anh cùng với một số người phụ trách khâu cuối cùng là hướng dẫn các em kết hợp thở, nổi, tay và chân đến khi bơi thành thục. Để mọi việc đạt hiệu quả, vào cuối buổi tập luyện, các anh thường  dành riêng thời gian dạy kèm, bồi dưỡng cho các em chậm, yếu.

 Chị Hồ Thị Gái, địa chỉ tại xã Lâm Đớt, có con nhỏ đang tập luyện tại đây, chia sẻ: “Trước đây vào mùa hè, tôi rất lo lắng vì nhà gần sông A Sáp, các con tôi lại hiếu động và đều không biết bơi. Nhưng vì công việc nên tôi không có thời gian giám sát, đành phải ngăn cấm con không được ra ao, hồ tắm. Biết tin các bạn TTTTN Đoàn 92 tổ chức lớp học bơi, gia đình tôi rất đồng tình, ủng hộ, còn lũ trẻ thì háo hức lắm. Qua mấy buổi tập, các cháu đã biết một số kỹ năng bơi cơ bản”. Được biết, nội dung chương trình không chỉ học bơi mà các em học sinh sau khi biết bơi còn được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cơ bản. Sau lượt tập, em Trần Duy Tấn, xã Lâm Bớt nói: “Dù đã biết bơi nhưng học ở đây em không chỉ được các anh chị hướng dẫn lại các động tác bơi cơ bản mà còn hướng dẫn cách phòng,chống đuối nước như: không tự do tắm ở ao hồ, sông suối; trước khi bơi phải khởi động kỹ; cách nâng, đỡ, nắm người bị đuối nước…”.

 Theo Trung tá Lê Xuân Bính, Phó trưởng Phòng Chính trị Đoàn KT-QP 92 thì đây là nội dung cụ thể hóa kế hoạch của Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh về việc tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước và tăng cường biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em. Mục tiêu mà đơn vị hướng tới là để người dân hiểu rõ lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Còn theo Bí thư Huyện đoàn A Lưới Nguyễn Văn Hải cho biết, hàng năm, số lượng học sinh bị đuối nước tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, tại địa phương luôn có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa biết bơi, chưa có kĩ năng phòng tránh đuối nước. Lớp học bơi của Đoàn KT-QP 92 triển khai nằm trong chương trình tình nguyện hè hàng năm. Hiệu quả rõ rệt là đã trang bị kỹ thuật bơi lội, các kiến thức phòng, chống đuối nước, đồng thời rèn luyện sức khoẻ, thể chất, tạo cho các em một sân chơi bổ ích mỗi dịp hè về. Đây là mô hình đã được ghi nhận bởi ý nghĩa thiết thực, hiệu quả, do đó, thời gian tới Huyện đoàn sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị nhân rộng sang các khu vực khác./.    

Bài, ảnh: Mạnh Hùng

Hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo bền vững

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Long Hiệp, huyện Bến Lức triển khai, thực hiện các mô hình hỗ trợ phụ nữ vượt khó, vươn lên. Nhờ những mô hình thiết thực, hiệu quả, nhiều phụ nữ thoát cảnh nghèo khó, ổn định cuộc sống.

Doanh nghiệp chăm lo cho công nhân, lao động

Không chỉ nỗ lực trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp còn quan tâm chăm lo đời sống, việc làm cho công nhân, lao động (CNLĐ), ...

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Nữ “Sao vuông” trên mặt trận chống dịch

(ĐCSVN) - Để lại sau lưng niềm hạnh phúc cá nhân, nhiều nữ chiến sĩ dân quân TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn ngày đêm túc trực tại các chốt chống dịch với mong muốn sát cánh cùng đồng đội, sẽ chia những khó khăn, vất vả. Họ đang góp phần tạo thành “lá chắn sống” vững chắc đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân.

Nữ “Sao vuông” trên mặt trận chống dịch

(ĐCSVN) - Để lại sau lưng niềm hạnh phúc cá nhân, nhiều nữ chiến sĩ dân quân TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn ngày đêm túc trực tại các chốt chống dịch với mong muốn sát cánh cùng đồng đội, sẽ chia những khó khăn, vất vả. Họ đang góp phần tạo thành “lá chắn sống” vững chắc đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân.

Nữ “Sao vuông” trên mặt trận chống dịch

(ĐCSVN) - Để lại sau lưng niềm hạnh phúc cá nhân, nhiều nữ chiến sĩ dân quân TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn ngày đêm túc trực tại các chốt chống dịch với mong muốn sát cánh cùng đồng đội, sẽ chia những khó khăn, vất vả. Họ đang góp phần tạo thành “lá chắn sống” vững chắc đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân.

Nữ “Sao vuông” trên mặt trận chống dịch

(ĐCSVN) - Để lại sau lưng niềm hạnh phúc cá nhân, nhiều nữ chiến sĩ dân quân TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn ngày đêm túc trực tại các chốt chống dịch với mong muốn sát cánh cùng đồng đội, sẽ chia những khó khăn, vất vả. Họ đang góp phần tạo thành “lá chắn sống” vững chắc đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân.

Nữ “Sao vuông” trên mặt trận chống dịch

(ĐCSVN) - Để lại sau lưng niềm hạnh phúc cá nhân, nhiều nữ chiến sĩ dân quân TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vẫn ngày đêm túc trực tại các chốt chống dịch với mong muốn sát cánh cùng đồng đội, sẽ chia những khó khăn, vất vả. Họ đang góp phần tạo thành “lá chắn sống” vững chắc đẩy lùi dịch bệnh nhanh chóng, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe cho người dân.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top