Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Một ngày “cắm chốt” ở biên giới Hà Tiên 

“Chống dịch như chống giặc”, ở biên giới Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng vẫn túc trực ngày đêm trong các lều, bạt dã chiến để chung sức đẩy lùi dịch COVID-19.

“Chống dịch như chống giặc”, ở biên giới Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng vẫn túc trực ngày đêm trong các lều, bạt dã chiến để chung sức đẩy lùi dịch COVID-19.

Lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát người vào ban đêm.

►Giữ an toàn biên giới

Ở chốt Đường Bò, “đại bản doanh” của những người lính này chỉ là chiếc lều bạt đơn sơ, bên trong là mấy chiếc võng, một bếp ga mi-ni, ít chén đũa. Ngoài gạo và một ít rau, cá các loại thì thùng mì gói, ít khoai, bắp luộc là những thực phẩm “ăn liền” mà các lực lượng canh chốt rất yêu thích, bởi sự gọn nhẹ, nhanh, tiện lợi. Anh Mạc Vĩnh Nam, dân quân phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, nói: “Tôi cắm chốt này từ khi có lệnh thành lập chốt. Ban đầu đơn vị phân công anh em thay phiên nhau nhưng tôi đề xuất để mình đi thay cho mọi người. Vì anh em ai cũng có vợ và con nhỏ, còn mình chưa có gì vướng bận. Nếu lỡ... thì cũng dễ cho công tác cách ly”.

Theo lời kể của các chiến sĩ cắm chốt Đường Bò, thời tiết ở vùng biên giới mấy ngày qua diễn biến phức tạp. Ban ngày nắng nóng, đêm thì muỗi, nhiều anh em hết ca gác muốn nghỉ lưng ngủ một chút cũng không được. Có hôm ngày nóng như lửa, tối đến lại mưa. Dù vậy, nhưng nhiều anh em vẫn bảo như thế chưa phải là khổ nhất, vì đợt này nhiệm vụ đột xuất, nhận lệnh là lên đường ngay, nên nhiều người phải ở đường mòn trong rừng, mưa gió, bão bùng cũng chỉ có tán cây trú tạm, hoặc quấn áo mưa lên người.

Thượng tá Phạm Văn Bảy, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cho biết: Nhiều ngày qua, các cán bộ, chiến sĩ vừa làm nhiệm vụ, vừa chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Do các chốt gấp rút được thành lập theo sự chỉ đạo, nên các lực lượng hiệp đồng, tập hợp lại, cố gắng đủ biên chế để duy trì hoạt động trong một thời gian dài. Các chốt đóng sâu trong những con lạch, đường mòn, nên việc sinh hoạt, nơi ăn, nghỉ, nhu yếu phẩm cần thiết còn nhiều thiếu thốn. Những nơi có nhà dân gần chốt thì anh em còn tá túc cùng bà con, sinh hoạt có phần đỡ vất vả hơn, còn những chốt cắm nơi đồng không mông quạnh, mọi sinh hoạt: ăn, ngủ nghỉ… anh em phải tự lực cánh sinh, đều thực hiện tại chốt.

“Đối đầu với kẻ thù bằng xương, bằng thịt dễ dàng hơn nhiều so với chống chọi với virus vô hình, nên không thể lường trước được điều gì. Dù vất vả, hiểm nguy nhưng anh em luôn nêu cao tinh thần quyết tâm chống dịch. Bởi hơn cả một nhiệm vụ, với chúng tôi, những lúc này không điều gì quan trọng bằng giữ an toàn cho biên giới”- Thượng tá Phạm Văn Bảy tâm sự.

►Những đêm trắng

Tại chốt 19 (Thạch Động), công tác tuần tra, kiểm soát biên giới cũng không kém phần vất vả. Đêm buông xuống cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ ở các chốt canh chuẩn bị lên đường tuần tra. Anh Lê Văn Truyền, dân quân phường Mỹ Đức, bộc bạch: “Khu vực biên giới luôn là điểm “nóng” của các loại tội phạm, tệ nạn, nhất là buôn lậu. Lực lượng chức năng vốn đã rất khó khăn trong đấu tranh với các loại tội phạm, thời điểm chống dịch này lại càng gian nan hơn. Các đối tượng lợi đêm tối để hoạt động nên anh em ở chốt phải thay phiên nhau đi tuần tra, kiểm soát khu vực mình quản lý, nhất là ban đêm”.

Địa bàn biên giới rộng, có nhiều kênh, rạch, lại cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau nên thời gian nghỉ ngơi của các cán bộ, chiến sĩ thật sự hiếm hoi. Ban ngày, các đối tượng thường sử dụng “đề lô” (lực lượng cảnh giới cho buôn lậu - PV) qua lại chốt canh để theo dõi tình hình. Thậm chí, các đối tượng còn dàn cảnh cháy đồng, cháy rừng để cán bộ, chiến sĩ trong chốt tham gia chữa cháy, hao tổn sức lực, đêm không thể đi tuần tra. Do vậy, không chỉ tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, cán bộ, chiến sĩ còn tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ chủ trương của Nhà nước trong phòng, chống dịch bệnh.

Có những đêm tuần tra trở về chốt trời đã rạng sáng. Các anh chỉ ngả lưng chợp mắt vội trên chiếc võng. Đôi khi không kịp nghỉ vì có nhiệm vụ mới. Thật khó kể hết những vất vả có tên và không tên ở các chốt cắm biên giới. Các anh từng ngày, từng giờ bám chốt, bám địa bàn, bám dân, chung tay tạo thành lá chắn vững chắc bảo vệ an toàn tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Bài, ảnh: THÚY AN

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Vùng giáo Thuận Mỹ ngày càng khởi sắc

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được người dân xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An hưởng ứng tích cực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của tín hữu Tin lành.

Hà Tĩnh: Sáu người bị ngộ độc khí CO khi đốt than sưởi ấm

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị ngộ độc khí CO (Carbon Monoxide) do đốt lò than củi để sưởi ấm khi nằm ngủ.

6 sai lầm tiền bạc cần tránh đầu năm mới

Hạn chế ăn ngoài, đánh bạc, quẹt thẻ hoặc tiêu gần hết tiền mới tiết kiệm sẽ giúp bạn bước sang năm mới dư dả hơn.

Vượt sóng dữ, đưa ngư dân bị nạn nguy kịch trên đảo về bờ an toàn

Khi tàu đang hành nghề tại khu vực gần đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam), ngư dân Cát bị tai nạn do dây đánh vào vùng từ đầu xuống gáy, rơi xuống biển, sau khi được vớt lên tàu trong tình trạng hôn mê.

Phê duyệt danh sách dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021–2025

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 phê duyệt danh sách 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và 14 dân tộc có khó khăn đặc thù sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top