Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nghiên cứu về cộng đồng và các làng chài tại Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Trao đổi tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, việc cải thiện sinh kế cho người dân làng chài hiện nay cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn, giữ gìn các giá trị di tích văn hóa biển của các làng chài; muốn phát triển bền vững các làng chài cần phải kết nối với các loại hình du lịch khác tại địa phương để thu hút du khách...

(ĐCSVN) - Trao đổi tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, việc cải thiện sinh kế cho người dân làng chài hiện nay cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn, giữ gìn các giá trị di tích văn hóa biển của các làng chài; muốn phát triển bền vững các làng chài cần phải kết nối với các loại hình du lịch khác tại địa phương để thu hút du khách...

 TS Lê Công Toàn- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng phát biểu tại Hội thảo (ảnh: Đình Tăng).

Ngày 16/1, tại Đà Nẵng, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu về các cộng đồng làng chài Đà Nẵng, tập trung vào việc đánh giá nguồn lực địa phương để cải thiện sinh kế người dân trong bối cảnh đô thị hóa”.

Đây là một phần của dự án nghiên cứu, được tài trợ bởi Quỹ dự án KNOW, Khoa Quy hoạch đô thị trường đại học UCL (London), tổ chức Liên minh nhà ở châu Á (ACHR), do Trung tâm Học tập gắn kết cộng đồng - Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (CELC-DAU) thực hiện tại Đà Nẵng.

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Công Toàn- Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cho biết, mục đích của Hội thảo nhằm thông tin đến các cấp chính quyền và ngành chức năng TP Đà Nẵng cũng như các các cơ quan, tổ chức, các Hiệp hội cùng đại diện cộng đồng ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, đến đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng dự án KNOW và kết quả nghiên cứu về cộng đồng làng chài Đà Nẵng đến thời điểm hiện tại. Đồng thời, thông qua đó sẽ tiếp nhận sự phản hồi của các bên có liên quan; thảo luận về khả năng lồng ghép và điều phối nghiên cứu này vào định hướng phát triển của TP Đà Nẵng.

Cùng với những nội dung trên, đại diện nhóm nghiên cứu cũng giới thiệu các bài học kinh nghiệm trong phát triển và bảo tồn cộng đồng ngư dân từ phương pháp tiếp cận “phát triển dựa vào nguồn lực địa phương” (ABCD) thông qua một số mô hình du lịch cộng đồng của các làng chài miền Trung.

Đặc biệt, với sự tương tác, thảo luận của các bên có liên quan, Hội thảo sẽ tiếp nhận các đề xuất về giải pháp để cải thiện sinh kế cộng đồng các làng chài Đà Nẵng bằng cách khai thác tài sản và nguồn lực hiện có; nhu cầu hình thành mạng lưới và vai trò cộng đồng làng chài trong chiến lược phát triển của địa phương…

Ngoài ra, Hội thảo còn có sự trao đổi về các mô hình du lịch cộng đồng tại các làng chài Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), qua đó thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và là bước đầu tiên để thiết lập mạng lưới giữa các cộng đồng ngư dân.

ThS.KTS Phan Trần Kiều Trang- Giám đốc Trung tâm CELC-DAU Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng thông tin về Dự án KNOW  và kết quả nghiên cứu các làng chài trên địa bàn TP Đà Nẵng.

(ảnh: Đình Tăng).

Thông tin tại Hội thảo về Dự án KNOW và kết quả nghiên cứu về các cộng đồng làng chài Đà Nẵng, ThS.KTS Phan Trần Kiều Trang- Giám đốc Trung tâm CELC-DAU Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng cho biết: Dự án được tiến hành tại 17 làng chài ven biển, toạ lạc tại 5 quận gồm: Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn của TP Đà Nẵng. Qua nghiên cứu cho thấy, các làng chài đầu tiên ở Đà Nẵng được hình thành từ thế kỷ 14 đến thế 15 với sự di cư từ cộng đồng ngư dân ở khu vực Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh vào.

Ngoài việc phải xác định niên đại lịch sử hình thành các làng chài, nhóm nghiên cứu cũng đã tập trung vào 03 mục tiêu lớn là nghiên cứu thực trạng các cộng đồng làng chài hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng dựa trên các chỉ số liên quan đến hoạt động ngư nghiệp, ngư dân và cộng đồng làng chài; tìm hiểu và đánh giá những tài sản địa phương, cấu trúc văn hoá và xã hội của các làng chài làm cơ sở nâng cao năng lực cho họ trong bối cảnh đô thị hoá; nghiên cứu cải thiện sinh kế cho các cộng đồng làng chài nhằm nâng cao chỉ số thịnh vượng và bình đẳng đô thị, góp phần thực hiện các chiến lược tăng trưởng kinh tế theo định hướng du lịch của TP Đà Nẵng.

Trên cơ sở các mục tiêu trên, nhóm nghiên cứu đã đã triển khai 04 vấn đề nghiên cứu cơ bản là: Các làng chài của TP Đà Nẵng hiện phân bố ở đâu, đang tồn tại hay đã biến mất như thế nào trong làn sóng đô thị hoá?; tài sản và nguồn lực quan trọng của các làng chài để giải quyết nhu cầu về sinh kế và nâng cao năng lực của cộng đồng này trong bối cảnh đô thị hoá là gì?; đề xuất các ý tưởng, mô hình cải thiện sinh kế cho các làng chài trên địa bàn TP Đà Nẵng; các cộng đồng ngư dân có thể đóng góp và tham gia vào các quy hoạch, chiến lược phát triển của TP Đà Nẵng như thế nào?.

“Từ thực tế nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã bước đầu phác hoạ thực trạng của các làng chài. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để giữ gìn, bảo vệ các di tích văn hoá, kiến trúc, nghề chài lưới truyền thống của ngư dân tại các làng chài; đồng thời đánh giá các nguồn lực của địa phương để cải thiện sinh kế cho người dân cũng như kết nối các nguồn lực để tiếp tục đẩy mạnh phát triển các làng chài và cộng đồng dân cư tại đây trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay”- ThS.KTS Phan Trần Kiều Trang cho biết thêm.

Theo TS Lê Công Toàn- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu từ dự án kể trên ngoài việc thông tin, đề xuất đến các cấp chính quyền và ngành chức năng của TP Đà Nẵng để có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc bảo tồn, phát huy các giái trị của các làng chài truyền thống; có những cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển các làng chài và cộng đồng dân cư tại đây trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay… thì Nhà trường cũng sẽ đưa những kiến thức nghiên cứu được vào giảng dạy, nâng cao nhận thức cho sinh viên về lịch sử văn hoá làng chài Việt Nam.

 Đại diện làng chài Vòm Cỏ- Sa Huỳnh, Quảng Ngãi trao đổi tại Hội thảo (ảnh: Đình Tăng).

Trao đổi tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, việc cải thiện sinh kế cho người dân làng chài hiện nay cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, giữ gìn các giá trị di tích văn hóa biển của các làng chài; muốn phát triển bền vững các làng chài cần phải kết nối với các loại hình du lịch khác tại địa phương để thu hút du khách; những làng chài có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy hải sản cần được quan tâm hỗ trợ để phát triển nghề nhằm gắn với việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; các làng chài ven biển có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh biên giới vùng biển, hải đảo…

Các ý kiến này đã được nhóm nghiên cứu cũng như đại diện chính quyền và ngành chức năng TP Đà Nẵng tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu sâu và toàn diện hơn nữa./.

Đình Tăng

Bệnh viện nghìn tỷ bỏ hoang: Đừng để người dân thất vọng!

(ĐCSVN) - Sau gần 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức ở Hà Nam vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí rất lớn.

Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Nhóm Thiện nguyện Vinhomes Centrer Park và chị Lê Phương Yến trao 30 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cần cư xử văn minh và trí tuệ!

(ĐCSVN) - Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… Thích Minh Tuệ tự dưng trở thành “hiện tượng mạng” bất đắc dĩ trong những ngày qua. Ông đi đến đâu cũng có rất nhiều người vây quanh với nhiều mục đích khác nhau ảnh hưởng tới quá trình tịnh tu của khất sỹ đầu đà. Cho dù là hâm mộ hay kính ngưỡng…công chúng cũng nên cư xử văn minh và trí tuệ.

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top