Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ngư phủ “bẻ kèo“, chủ tàu thiệt hại 

Thời gian gần đây, trên vùng biển tỉnh Kiên Giang xảy ra tình trạng ngư phủ chống đối lại chủ tàu, tài công sau khi ra khơi đánh bắt được ít hôm

Thời gian gần đây, trên vùng biển tỉnh Kiên Giang xảy ra tình trạng ngư phủ chống đối lại chủ tàu, tài công sau khi ra khơi đánh bắt được ít hôm. Họ không chịu làm việc, đòi về đất liền...

Lực lượng Biên phòng phối hợp cùng công an, quân sự huyện Phú Quốc tiến hành kiểm tra giấy tờ các ngư dân đánh bắt trên vùng biển Kiên Giang.

Có nhiều vụ tự lén lên bờ, lên đảo mỗi khi tàu vào bến neo đậu. Nguy hiểm hơn họ còn lén tự nhảy xuống biển, tìm cách vào các đảo, hoặc tìm tàu khác để vào bờ… Sau khi phát hiện, báo cho cơ quan chức năng, số ngư phủ này cho biết họ bị ép lên tàu làm việc, quá cực khổ, lương lại thấp, nên họ bỏ trốn.

Cuối tháng 5-2019, một nhóm thanh niên gồm 11 người trôi dạt trên biển, trong lúc kiệt sức, may mắn được một tàu cá vớt lên bàn giao cho Đồn Biên phòng Thổ Châu, thuộc Bộ đội Biên phòng Kiên Giang. Nhóm ngư phủ này khai báo lòng vòng. Người thì nói bị tàu lạ rượt đuổi, người nói tàu của họ bị chìm, người khai bị “cò” ở TP Hồ Chí Minh giới thiệu xuống tàu cá Kiên Giang làm việc. Khi ra khơi đánh bắt, do bị ép lao động quá vất vả, làm không nổi nên bỏ trốn...

Qua vụ việc trên và một vài vụ trong năm 2018, chúng tôi tìm đến các chủ tàu cá, được họ cho biết, thời gian gần đây, trên vùng biển đánh bắt không hiệu quả, tiền chia cho ngư phủ sau mỗi chuyến biển không cao, nên ngư phủ không làm nữa, tìm lao động tại địa phương rất khó. Trước thực trạng khan hiếm lao động phổ thông, một số công ty tư nhân, hoặc “cò” từ các tỉnh, mà nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh môi giới, đưa người về Kiên Giang tìm việc làm. Khi nhận ngư phủ xuống tàu đi biển, mức lương thỏa thuận chứ không chia phần trăm theo cách truyền thống. Tiền trả cho các “cò” cũng thỏa thuận: Một là chủ tàu lo, hai là người tìm việc trả.

Ngoài việc để có nhân công lao động gấp, chủ tàu phải cho các ngư phủ mới ứng trước một ít tiền để ở nhà cho vợ con, mặc dù không hề biết gia cảnh, nơi ở ra sao. Nhiều là vài chục triệu đồng, ít thì 5-10 triệu đồng, tùy tính chất, mức độ công việc và kinh nghiệm đi biển. Các chủ tàu cho biết, đây toàn là những thanh niên thất nghiệp, lười, không quen làm việc nặng, sức khỏe kém, không quen sóng gió... Nhưng khi nhe giới thiệu nghề biển có tiền nhiều, được ăn uống đầy đủ nên họ tìm đến. Phía chủ tàu do cũng cần lao động ngay, nên “nhắm mắt” thuê. Khi ra khơi vài ngày, những ngư phủ này thường là tránh né việc nặng, không chịu được sóng,  tìm mọi cách chống đối với tài công, hoặc những ngư phủ đã quen nghề, làm thuê lâu năm ở địa phương.

Khi đến các đồn, trạm Biên phòng tìm hiểu, các cán bộ ở những nơi có tiếp nhận tin báo, hoặc tiếp nhận các ngư phủ bỏ tàu lên bờ thường là một nhóm, toàn là thanh niên khỏe mạnh. Vậy việc khi ra khơi họ cho là bị chủ tàu, tài công ép làm việc năng nhọc, bị đánh đập là vô lý. Bởi trên tàu thường chỉ có một tài công, ít khi có chủ tàu đi cùng. Vậy làm sao một người hoặc hai người có thể chống đối lại một nhóm thanh niên lực lưỡng.

Còn việc có ép lao động quá nặng nhọc hay không? Nghề biển là nghề khá vất vả, nhất là ghe cào. Phần nhiều các nghề khai thác hải sản đều làm vào ban đêm, cũng đồng nghĩa với việc người lao động phải thức trắng, chỉ ban ngày xong việc mới được ngủ. Do các thanh niên từ nơi khác đến, không tìm hiểu kỹ, chưa từng biết đến đi biển là gì, xuống tàu được ít hôm đã đòi về là chuyện đương nhiên. Việc làm của họ ảnh hưởng rất lớn đến chuyến biển, kéo theo nhiều chi phí của chủ tàu, nên tài công không đồng ý vào bờ, mà yêu cầu ngư phủ phải tiếp tục làm làm việc, chứ không phải ép buộc lao động. Nên khi vào được trạm Biên phòng, những ngư phủ này khai là bị tài công ép làm việc, nhưng thực tế là chủ tàu, tài công bị áp lực của những ngư dân này còn nhiều hơn.

Về vấn đề trả công thấp, bắt làm việc nhiều, cơ bản là có, nhưng tiền cho mỗi chuyến biển vẫn cao hơn rất nhiều so với những việc làm phổ thông khác. Tuy nhiên, do đặc thù nghề biển cũng như bản chất lười lao động của ngư phủ mới vào nghề nên mới xảy ra vụ việc trên.

Về phía cơ quan chức năng cũng không đồng tình với hành vi đã thỏa thuận hợp đồng, dù là hợp đồng miệng, sau đó bỏ ngang của các thanh niên từ nhiều nơi về đây xin làm ngư phủ. Mỗi chuyến biển, chủ tàu phải chi phí rất lớn cho tiền dầu, ngư lưới cụ, tiền thực phẩm cho ngư phủ… Khi đang đánh bắt các ngư phủ lại bỏ ngang, không tiếp tục làm việc là chủ tàu bị thiệt hại rất lớn. Vậy để chấp dứt tình trạng này, chủ tàu, tài công nên tìm hiểu quê quán, gia cảnh, biết người thân của các thanh niên xin việc trước khi nhận xuống tàu làm, không nên cho ứng quá nhiều tiền trước mỗi chuyến biển. Cần có hợp đồng pháp lý rõ ràng, để tránh tình trạng tiền mất, còn bị tố là ép buộc lao động.

PHƯƠNG ANH

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Không thể để giá vàng "nhảy múa", cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng

(ĐCSVN) - Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến tại phiên họp sáng 13/5.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Điều dưỡng - Những bông hoa lặng thầm tỏa hương

(ĐCSVN) – Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ​

(ĐCSVN) – Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch công tác PCTT&TKCN của Bộ năm 2021.

Bắc Giang: Nâng cao cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

(ĐCSVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu trước hết phải khắc phục ngay tư tưởng chủ quan, lơ là vì thiên tai luôn diễn biến bất thường, không đoán định trước được. Bên cạnh đó, nâng cao khả năng tự phòng, chống của các công trình; hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về PCTT-TKCN của địa phương...

Yên Bái rà soát trường hợp liên quan đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

(ĐCSVN) – Sáng 6/5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái đã có Công văn khẩn số 574/BCĐ-VPTT về việc rà soát các trường hợp có liên quan đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - nơi ghi nhận 14 ca nghi mắc COVID-19 trong ngày 5/5.

Đà Nẵng phong tỏa khu vực quán bar New Phương Đông

(ĐCSVN) – Sáng 6/5, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng đã tiến hành phong tỏa khu vực quán bar New Phương Đông (đoạn từ Đống Đa – Châu Văn Liêm đến Đống Đa-Trần Phú, thuộc phường Thuận Phước, quận Hải Châu); đồng thời tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại khu vực này.

Giảm 50% người làm việc tại tòa nhà Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng

(ĐCSVN) – Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, sáng 6/5, TP. Đà Nẵng đã quyết định giảm 50% số lượng cán bộ làm việc tại tòa nhà Trung tâm hành chính TP, cách ly 1 vũ trường và một chung cư.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.

Tâm huyết của người đảng viên

Chuyển sinh hoạt đảng về địa phương năm 2019, đến năm 2022, ông Trần Văn Hòa (ấp Phú Xuân 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.

Hỗ trợ 480 chị thoát nghèo, cận nghèo 

(CT) - Trong nửa nhiệm kỳ 2021-2026, các cấp Hội LHPN quận Cái Răng luôn chủ động, sáng tạo trong triển khai, quán triệt nghị quyết đại hội đại biểu phụ nữ các cấp đến cán bộ, hội viên, phụ nữ; huy động được sức mạnh tổng hợp

Phong Ðiền phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024 

(CT) - Ngày 10-5, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Phong Điền và Hội CTĐ xã Tân Thới tổ chức lễ phát động “Tháng nhân đạo” năm 2024. Bà Lê Thị Bạch Đàng, Phó Chủ tịch Hội CTĐ TP Cần Thơ đến dự.

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.
Top