Thứ năm, 09/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhiều cách làm hay trong giải quyết việc làm, giảm nghèo

Huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” là cách mà tỉnh thực hiện trong thời gian qua.

Huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” là cách mà tỉnh thực hiện trong thời gian qua. Đây cũng là biện pháp giúp các địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

1. Năm 2018, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc được hỗ trợ 250 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và nguồn vốn đối ứng của địa phương để thực hiện mô hình Nhân rộng giảm nghèo cho dự án “Trồng rau theo hướng bền vững giai đoạn 2018-2020”. Đối tượng được hỗ trợ từ mô hình là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã.

Theo đó, 27 hộ được hỗ trợ, trong đó, có 9 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo và 14 hộ mới thoát nghèo. Mức hỗ trợ mỗi hộ nghèo 15 triệu đồng, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo 10 triệu đồng để mua vật tư trồng rau. Sau khi kết thúc mô hình, các hộ này sẽ hoàn trả 30% vốn cho địa phương để tiếp tục hỗ trợ những hộ nghèo, cận nghèo khác. Sau thời gian triển khai, thực hiện, đến nay, mô hình giúp 8 hộ thoát nghèo, 3 hộ thoát cận nghèo và nhiều hộ vươn lên, có cuộc sống ổn định.

Gia đình chị Trần Thị Thoàn (xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc) thuộc diện hộ nghèo, được hỗ trợ từ mô hình Nhân rộng giảm nghèo. Nhờ mô hình này, gia đình chị không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá ở địa phương. Chị Thoàn bộc bạch: “Số tiền 15 triệu đồng thời điểm đó có ý nghĩa lớn với vợ chồng tôi bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn sản xuất, kinh tế dựa vào tiền làm thuê, làm mướn nên không có dư. Sau khi được hỗ trợ phân bón, hạt giống, gia đình tôi cải tạo đất xung quanh nhà, trồng 1.000m2 rau. Ngoài ra, tranh thủ thời gian rảnh, vợ chồng tôi đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Giờ đây, kinh tế gia đình ổn định, không còn chịu cảnh “thiếu trước, hụt sau” nên mừng lắm!”.

Chị Trần Thị Thoàn được hỗ trợ 15 triệu đồng để mua hạt giống, phân bón trồng 1.000m2 rau

Theo Chủ tịch UBND xã Phước Lâm - Nguyễn Thị Hồng Duyên, sau khi triển khai, thực hiện mô hình, xã cử cán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, giúp đỡ và động viên các gia đình xóa dần tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước mà cố gắng vượt khó vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Kết quả, đến nay, xã còn 0,67% hộ nghèo và 1,63% hộ cận nghèo.

2. Tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương cũng là một trong những biện pháp góp phần giảm nghèo bền vững, giảm tệ nạn xã hội. Với cách làm này, anh Lưu Hồng Huỳnh (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) nhận hạt điều từ các công ty, sau đó giao lại cho lao động nhàn rỗi ở địa phương gia công. Hiện cơ sở gia công hạt điều của anh Hồng Huỳnh tạo việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động, bình quân thu nhập trên 100.000 đồng/người/ngày.

Anh Hồng Huỳnh chia sẻ: “Sau mùa vụ, lao động nhàn rỗi ở địa phương khá nhiều, bên cạnh đó, phần lớn phụ nữ lớn tuổi ở nhà lo việc nội trợ nên có nhiều thời gian rảnh và có nhu cầu làm việc để kiếm thêm thu nhập. Thấy vậy, tôi nhận hạt điều về, giao lại cho mọi người gia công. Gia công hạt điều không bó buộc thời gian nên phù hợp với những người nội trợ và lao động nhàn rỗi”.

Gia công hạt điều giúp lao động nhàn rỗi, người nội trợ có thêm thu nhập

Trước đây, chị Nguyễn Thị Thu Ngân (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ) làm công nhân. Sau khi sinh em bé, chị quyết định nghỉ việc ở nhà để chăm sóc con. Biết đến cơ sở gia công hạt điều của anh Hồng Huỳnh, chị Thu Ngân đến nhận về gia công. Chị Thu Ngân nói: “Gia công hạt điều thu nhập không cao nhưng phù hợp với những người nội trợ vì vừa có thể quán xuyến việc nhà, vừa tranh thủ thời gian rảnh để làm. Mỗi ngày, sau khi lo cơm nước cho gia đình và đưa con đi học, tôi bóc vỏ lụa hạt điều, cố gắng làm cũng có thêm khoản tiền trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình”.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đến nay, hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,3%, hộ cận nghèo còn 2,42%./.

Kim Ngọc

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Tăng cường phòng chống dịch COVID-19 tại các tỉnh biên giới phía Nam

(ĐCSVN) - Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, nhu cầu đi lại của người dân tăng rất cao, đặc biệt người Việt ở nước ngoài muốn về quê ăn Tết. Nguy cơ lây nhiễm dịch là rất cao, nếu không kiểm soát chặt tuyến biên giới, ngăn chặn được người nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, kênh rạch qua lại biên giới . Do vậy, các tỉnh biên giới phía Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch lây lan.

Khởi sắc trên quê hương cách mạng Đô Lương

(ĐCSVN) - 80 năm qua, hào khí cuộc khởi nghĩa Đô Lương năm nào luôn được cán bộ, nhân dân vận dụng, phát huy vào công cuộc dựng xây quê hương giàu mạnh. Và chính sự cần cù, sáng tạo với tinh thần “quật khởi” cán bộ, nhân dân huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An hôm nay đã làm cho đất nở hoa trên quê hương giàu truyền thống cách mạng.

Sơn La, Lào Cai tăng cường biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại

(ĐCSVN) - Để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản và chủ động ứng phó với các tình huống do rét đậm, rét hại gây ra, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Sơn La và Lào Cai đề nghị các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp chống rét cho người, cây trồng và vật nuôi.

Đội SOS Hậu Giang 

Từng bị tai nạn chấn thương nặng nhưng bị người đi đường thờ ơ, anh Nguyễn Ngọc Hạt (33 tuổi, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đã quyết tâm thành lập Ðội SOS Hậu Giang. Ðội đã ứng cứu kịp thời hàng ngàn trường hợp bị tai nạn giao thông.

5 năm, tạo việc làm cho hơn 8 triệu lao động

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, 5 năm qua, cả nước tạo việc làm mới cho hơn 8 triệu lao động; Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới....

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.

Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An - Trần Thị Kim Thu tích cực tham gia và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Top