Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á - Âu lần thứ hai tại Hàn Quốc

Ngày 27/6, Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á - Âu (MSEAP) lần thứ hai với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác liên nghị viện vì phồn vinh chung trong khu vực Á - Âu” đã diễn ra tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc dưới sự đồng chủ trì của Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin (Vi-a-tre-xláp Vô-lô-đin) và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Sye-kyun (Chung Xi-ê Ki-un).

Ngày 27/6, Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á - Âu (MSEAP) lần thứ hai với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác liên nghị viện vì phồn vinh chung trong khu vực Á - Âu” đã diễn ra tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc dưới sự đồng chủ trì của Chủ tịch Đuma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin (Vi-a-tre-xláp Vô-lô-đin) và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Sye-kyun (Chung Xi-ê Ki-un).

Nhận lời mời của hai nhà lãnh đạo trên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự MSEAP. Ngoài ra, tham dự hội nghị lần này còn có 27 đoàn đại biểu đến từ các quốc gia khu vực Á - Âu.

Các trưởng đoàn chụp ảnh chung. Ảnh: Toàn Tuyên - P/v TTXVN tại Hàn Quốc

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Sye-kyun nêu rõ khu vực Á - Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chung như biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng, thương mại và khủng bố quốc tế, cần có sự hợp tác của nhiều nước để vượt qua. Theo ông, hợp tác và trao đổi trong khu vực là động lực chủ chốt để đạt được sự thịnh vượng của cộng đồng quốc tế và thế kỷ XXI đang mở ra một cơ hội mới cho khu vực. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc đề nghị các nước tăng cường hợp tác tại ba cấp độ, quốc hội các nước trong khu vực xác định rõ hơn nữa các nỗ lực nhằm thúc đẩy phồn vinh và phát triển, tăng cường hơn nữa sự đoàn kết bằng cách phát triển MSEAP trở thành một thể chế. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Chung Sye-kyun bày tỏ hy vọng hội nghị lần này sẽ trở thành một bậc thang tiến tới phồn vinh và phát triển không chỉ trong khu vực Á – Âu mà còn trên toàn thế giới.

Trong bài phát biểu của mình tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh thế kỷ XXI đang chứng kiến những thay đổi căn bản của nhân loại. Cùng với những thành tựu vượt bậc về khoa học, công nghệ và kinh tế, đã xuất hiện những mối đe dọa nghiêm trọng do chiến tranh kéo dài, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và bùng nổ dân số. Trong bối cảnh đó, khu vực Á – Âu với những tiềm năng to lớn đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và đem lại thịnh vượng chung cho khu vực và toàn thế giới.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, hướng tới một tương lai thịnh vượng chung, các nước trong khu vực Á –Âu cần xây dựng định hướng chung, đẩy mạnh hội nhập và tăng cường hợp tác liên khu vực toàn diện theo hướng đa chiều và đa tầng nấc. Để thực hiện được điều này, cần phát huy vai trò quan trọng của các thể chế hợp tác đa phương giữa các chính phủ và nghị viện nhằm giải quyết các thách thức chung, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước, không phân biệt trình độ phát triển; hợp tác cùng có lợi trên cơ sở luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với 50 năm thành công trong hội nhập khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có nhiều kinh nghiệm để có thể chia sẻ. Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục được củng cố và phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, thúc đẩy liên kết về chính trị, an ninh, kinh tế, đáp ứng được lợi ích của các nước thành viên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh với đường lối chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng tham gia tích cực, chủ động vào các tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, gắn kết với các nền kinh tế Á – Âu. Việt Nam cũng mong muốn hợp tác chặt chẽ với các nước Á – Âu trên các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật… Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam sẵn sàng ủng hộ các sáng kiến hợp tác liên khu vực nhằm chia sẻ kinh nghiệm và các nguồn lực cùng phát triển, Quốc hội Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hơn nữa sự hợp tác và mối quan hệ với nghị viện các nước Á – Âu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy vai trò là người đại diện tối cao của người dân.

Nhân hội nghị này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nêu một số vấn đề để thảo luận, đó là tăng cường nỗ lực đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, tăng cường kết nối trên các phương diện hạ tầng cơ sở, thể chế và con người; thúc đẩy hợp tác Á – Âu trong hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; mở rộng giao lưu, đối thoại giữa các nền văn hóa; tiếp tục ủng hộ cải cách cơ chế quản trị toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ và hiệu quả hơn; đổi mới chương trình nghị sự của liên kết Á – Âu nhằm mục tiêu phát triển bền vững ở khu vực; tăng cường hơn nữa vai trò của các nghị viện trong việc đảm bảo và thúc đẩy hợp tác Á – Âu.

Sau phát biểu của các trưởng đoàn, Hội nghị Chủ tịch Quốc hội Á – Âu đã thông qua Tuyên bố Seoul gồm 10 điểm, trong đó nhấn mạnh các bên tham gia nhất trí nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường vai trò và chức năng của các nghị viện, mở rộng sự hợp tác liên nghị viện nhằm đóng góp cho thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới; khuyến khích thảo luận giữa các nghị viện trong khu vực; cam kết tăng cường nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như giao lưu nhân dân, nguồn lực và năng lượng. Tuyên bố cũng nhấn mạnh các nước tham gia ghi nhận ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng biên giới đóng là một trong những cản trở lớn đối với hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển khu vực và nhất trí cần phải tăng cường vai trò của các nghị viện cũng như hợp tác liên nghị viện; nhất trí hành động ủng hộ đối thoại vì quá trình hội nhập kinh tế; ủng hộ các hoạt động của Liên hợp quốc và Liên minh Nghị viện Thế giới trong giải quyết các thách thức toàn cầu. Ngoài ra, tuyên bố còn đề cập các bên tham gia đồng ý chia sẻ các hoạt động và thành tựu tốt nhất, xem xét ký kết các thỏa thuận khung về hợp tác liên nghị viện; nhất trí với sáng kiến Quốc hội Hàn Quốc sẽ thiết lập và điều hành ban thư ký với sự cộng tác của các bên tham gia; đồng thời nhất trí để các nước đồng chủ tịch từ nay tới cuối năm 2017 quyết định địa điểm tổ chức MSEAP lần thứ ba.

* Bên lề MSEAP, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu đã có cuộc tiếp xúc song phương với Đoàn đại biểu Đuma Quốc gia (Hạ viện) Nga do bà Olga N. Ephifanova (Ôn-ga N. Ê-phi-pha-nô-va) dẫn đầu. Tại cuộc tiếp xúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ cảm ơn nhân dân Nga luôn dành cho Việt Nam những tình cảm tốt đẹp và sự giúp đỡ quý báu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng, ưu tiên củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga cũng như mong muốn thúc đẩy hợp tác hiệu quả giữa hai nước và các địa phương hai nước trên mọi lĩnh vực. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu vui mừng nhận thấy quan hệ chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố thông qua việc duy trì thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao. Việt Nam mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác với Nga trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh và đề nghị Nga ủng hộ đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực Nga có tiềm năng và Việt Nam có nhu cầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ Việt Nam coi trọng vai trò của Nga tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và cho rằng sự tham gia tích cực, mang tính xây dựng của Nga vào việc duy trì hòa bình, ổn định khu vực, trong đó có khu vực Biển Đông, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác ASEAN – Nga, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, mong muốn Nga, đặc biệt là Quốc hội Nga, tiếp tục ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử (COC); đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng không, hàng hải ở Biển Đông, vì lợi ích của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới. Việt Nam mong muốn hai bên tiếp tục mở rộng hoạt động hợp tác thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa cũng như ngoài khơi thuộc chủ quyền của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Về hợp tác giữa Quốc hội hai nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao của lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và nhóm đại biểu hữu nghị song phương; tăng cường phối hợp giám sát thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà chính phủ hai nước đã ký kết; tiếp tục tăng cường tiếp xúc, tham vấn, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện đa phương; tích cực phối hợp, xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể để triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký.

Về phần mình, bà Olga Epifanova bày tỏ vui mừng được giao phụ trách khu vực bao gồm Việt Nam và nêu rõ cơ quan lập pháp Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác với Quốc hội Việt Nam. Theo bà, Việt Nam là đối tác chủ chốt của Nga và hai nước đã có mối quan hệ truyền thống lâu đời. Thay mặt lãnh đạo cơ quan lập pháp Nga, bà gửi lời thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và cho biết hy vọng sẽ được đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại kỳ Đại hội đồng lần thứ 137 của Liên minh Nghị viện Thế giới tổ chức tại Nga trong thời gian tới.

Bà Olga Epifanova cho rằng mở rộng quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế cũng như vai trò của quốc hội trong việc giám sát thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước là rất quan trọng, đồng thời bày tỏ tin tưởng quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp sẽ đóng vai trò quan trọng hỗ trợ hai chính phủ thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết. Bà cho rằng đại biểu quốc hội của hai nước sẽ có vai trò lớn trong việc góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa hai nước và tin rằng việc hợp tác với Việt Nam về khoa học và kỹ thuật là rất quan trọng. Bà cũng bày tỏ hy vọng hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong nghiên cứu về năng lượng hạt nhân sử dụng vì các mục đích hòa bình./.

 

Theo TTXVN

Nga: Các chuyên gia của OPCW đến thị trấn Douma của Syria

Nga cho biết các chuyên gia của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã đến thị trấn Douma, gần thủ đô Dasmacus để điều tra vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học.

Mỹ có khả năng ủng hộ đề nghị tăng vốn của Ngân hàng Thế giới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết Washington có khả năng sẽ ủng hộ yêu cầu của Ngân hàng Thế giới về việc tăng mạnh khả năng cho vay nhằm đổi lấy các cải cách để hạn chế các khoản vay đối với những nước có thu nhập cao.

Trung Quốc: Lật thuyền rồng, 17 người thiệt mạng

Ít nhất 17 người thiệt mạng vào hôm 21/4 sau khi 2 chiếc thuyền rồng bị lật ở miền Nam của Trung Quốc, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã (Trung Quốc) đưa tin.

Vụ đâm xe ở Canada: Hàng chục người thương vong, bắt 1 đối tượng

9 người thiệt mạng và 16 người bị thương trong vụ đâm xe trước đó cùng ngày ở khu vực giao lộ giữa phố Yonge và đại lộ Finch.

Vụ đâm xe tại Canada: Chưa ghi nhận có nạn nhân người Việt

Hiện chưa có bất kỳ thông tin nào cho thấy có nạn nhân là người Việt Nam trong số 10 người thiệt mạng vì vụ đâm xe vào người đi bộ xảy ra chiều 23/4 (theo giờ địa phương) ở thành phố Toronto của Canada.

Thủ tướng Anh trước sức ép từ chức khi bầu cử châu Âu đang tới gần

Trong đảng Bảo thủ của Thủ tướng Theresa May hiện cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, cần phải thay đổi người đứng đầu chính phủ Anh.

Tổng thống Pháp không đồng ý đòi hỏi gai góc nhất của phe Áo vàng

Tổng thống Emmanuel Macron tối 25/5 đã tổ chức một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp để thông báo những phương hướng hành động của chính quyền trong thời gian tới.

Mỹ có để mắt tới Thượng đỉnh Nga - Triều?

Mỹ ít nhiều phải lưu tâm khi ông Kim Jong Un đang tạo ra hướng ngoại giao mới trong vấn đề Triều Tiên bằng cách tập trung vào các bên khác thay vì Mỹ.

Triều Tiên lên tiếng hối thúc Hàn Quốc né tránh sức ép của Mỹ

Triều Tiên lên tiếng trong bối cảnh hai miền Triều Tiên tổ chức lễ kỷ niệm đầu tiên về hội nghị thượng đỉnh lịch sử Panmunjom giữa lúc xuất hiện nhiều hoài nghi về tiến trình phi hạt nhân hóa.

Syria: Nhóm thánh chiến tấn công Aleppo, gần 50 người thương vong

Hai nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham và Hurras al-Deen đã gây ra các vụ tấn công ở tỉnh Aleppo, miền Bắc Syria khiến 17 binh sỹ chính phủ và dân quân thiệt mạng cùng 30 người khác bị thương.

Lễ ra mắt và khai mạc huấn luyện tiền triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2

Lực lượng Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 là những quân nhân ưu tú, nòng cốt được lựa chọn từ Học viện Quân y, Tổng cục Hậu cần, Quân khu 2, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Cục Quân y và từng bước được kiện toàn về tổ chức, biên chế theo chuẩn của Liên hợp quốc.

Quan hệ Việt Nam – Ai Cập phát triển tích cực

(ĐCSVN) - Là hai nước nằm tại hạ nguồn hai con sông Nile và sông Mekong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị hai bên chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp quốc về về việc sử dụng cân bằng, bền vững các dòng sông quốc tế.

TP Hồ Chí Minh hứa hẹn là đối tác triển vọng cho Uruguay

(ĐCSVN) - Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân chào mừng bà Rosario Portell đến nhận nhiệm kỳ trong năm Việt Nam và Uruguay kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao (1993 - 2018), cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Đồng thời khẳng định TP Hồ Chí Minh hứa hẹn là đối tác triển vọng với thị trường rộng mở cho Uruguay.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định Chính phủ Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Trung Quốc đầu tư vào những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và các nhà đầu tư có thế mạnh như: chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, viễn thông, trí tuệ nhân tạo…

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm đầu tư vào Việt Nam

(ĐCSVN) - Cho rằng kim ngạch thương mại hai chiều hiện mới đạt khoảng 700 triệu USD là chưa tương xứng với tiềm năng, Thủ tướng mong muốn hai bên thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư..

Vợ cũ tỉ phú Bezos sắp ly hôn người chồng thứ hai 

Tỉ phú từ thiện MacKenzie Scott - vợ cũ của nhà sáng lập Amazon, Jeff Bezos - vừa nộp đơn ly hôn người chồng thứ hai sau chưa đầy hai năm chung sống.

Sữa lạc đà “lên ngôi” tại Kenya 

Mặc dù trà có thể là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Kenya, nhưng cà phê sữa lạc đà - thức uống pha chế từ cà phê và sữa lạc đà - là loại thức uống mới đang được yêu thích tại quốc gia này.

Indonesia cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài 

Ngày 25-10, Tổng cục Nhập cư thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia đã chính thức công bố chính sách thị thực “Second home”, trong đó cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài tại quốc gia Ðông Nam Á này.

Indonesia cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài 

Ngày 25-10, Tổng cục Nhập cư thuộc Bộ Luật pháp và Nhân quyền Indonesia đã chính thức công bố chính sách thị thực “Second home”, trong đó cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài tại quốc gia Ðông Nam Á này.

Nữ kiến trúc sư tiên phong chống ngập đô thị 

Trận lụt lịch sử tại Thái Lan hồi năm 2011 đã khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng triệu người phải rời bỏ nơi ở. Chứng kiến cảnh lũ lụt tàn phá thủ đô Bangkok, nữ kiến trúc sư Kotchakorn Voraakhom đã hạ quyết tâm giúp thành phố
Top