Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tấm lòng người cựu chiến binh

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, biết bao người con Long An đã lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Trong đó có ông Bạch Văn Hữu (ấp Nước Trong, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An). Thời chiến, ông không ngại gian khổ, hiểm nguy, sát cánh cùng đồng đội trong nhiều trận đánh. Thời bình, ông tích cực đóng góp xây dựng địa phương.

Mỗi ngày, ông Bạch Văn Hữu (ấp Nước Trong, xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa) đều chăm sóc các cây trong vườn

Ký ức hào hùng

Ông Bạch Văn Hữu được người dân quanh vùng gọi với cái tên thân thương - ông Bảy Hữu. Ông tham gia cách mạng từ năm 1966-1977. Trong suốt quá trình đó, ông công tác ở Ban Tuyên huấn (tiền thân của Ban Văn hóa Thông tin và Ban Tuyên giáo). Ông hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực in ấn (in sách báo, truyền đơn,...) tại Nhà máy In Phan Văn Mảng.

Ngoài ra, ông Hữu còn tích cực tuyên truyền cho các hoạt động của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ. Nhắc về những năm tháng hào hùng, ông Hữu bồi hồi: “17, 18 tuổi, tôi theo học lớp Đồng Tử quân ở Vĩnh Hưng để làm nhiệm vụ giao liên, đưa thư từ, rải truyền đơn. Sau đó được động viên nên tôi tham gia cách mạng, thực hiện công tác tuyên truyền. Vì lớp học tổ chức xa nhà nên sau khi học xong, tôi quyết định thoát ly gia đình để đi kháng chiến ở Kiến Tường”. Tại Ban Tuyên huấn, cơ quan cử một cán bộ tham gia lớp học sử dụng các loại vũ khí rồi về hướng dẫn lại cho các anh em khác. Nhờ thế, ông Bảy Hữu và đồng đội cũng thuần thục cách dùng, sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.

Nhớ về những kỷ niệm cùng đồng đội thời kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông Hữu không khỏi ngậm ngùi. Có lần, ông cùng đồng đội đang đi công tác, đến địa phương gặp người quen, chạm mặt với quân địch. Hai bên xả súng ác liệt, người đồng đội của ông bị bắn, hy sinh, ông vội nhảy xuống sông bơi đi nên may mắn thoát được.

Những ngày phải trốn trong rừng, đồng đội chia nhau từng chén cơm, củ khoai, có lúc phải nhịn ăn. Không nản lòng trước khó khăn, nguy hiểm, những người chiến sĩ kiên trung ngày ấy vẫn đều đặn thực hiện công việc in ấn, không để trì hoãn việc sản xuất các giấy, báo, truyền đơn tuyên truyền cho cách mạng. Nhờ thế mà từng dòng tin tức chiến sự có thể thuận lợi đến tay cán bộ, người dân, góp phần làm nên chiến thắng 30/4 vẻ vang, lừng lẫy.

Góp sức xây dựng địa phương

Sau năm 1975, tỉnh Kiến Tường sáp nhập vào tỉnh Long An. Năm 1977, ông Hữu trở lại tỉnh Long An. Sau thời gian làm việc tại nhà in, ông gặp bà Nguyễn Thị Vân rồi kết duyên vợ chồng. Mong muốn có cuộc sống bình yên, ông bà quyết định về quê sinh sống. Trên mảnh đất do gia đình để lại, ông bà tăng gia sản xuất, chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Trở về quê hương, ông lần lượt được địa phương tin tưởng giao giữ nhiều chức vụ trong Ban Thông tin - Văn hóa, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã. Dù ở bất kỳ vai trò nào, người chiến sĩ cách mạng cũng đều đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của pháp luật.

Trước năm 2000, nhìn thấy người dân ấp Nước Trong phải vất vả lấy nước tại giếng nước chung của xã, khệ nệ khuân từng thùng to, thùng nhỏ, ông Bảy Hữu đề xuất lắp đặt hệ thống dẫn nước về tận nhà. Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, ông đến từng nhà vận động người dân đồng thuận. Lúc bấy giờ, ông Bảy Hữu đang giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã. Nhận được sự đồng thuận cao từ Nhân dân, ông thuê người về làm, huy động các gia đình đóng góp kinh phí thực hiện. Nhờ đó, chỉ trong vòng vài tháng, công trình dẫn nước hoàn thành, gần 40 hộ dân ấp Nước Trong, xã Thủy Đông thêm phấn khởi vì có thể bảo đảm nước sinh hoạt, không tốn công đi lại, khuân vác như trước.

Thấy người dân xã Thủy Đông đi lại còn khó khăn, ông Bảy Hữu chủ động liên hệ nhà hảo tâm là một Việt kiều Mỹ, sau đó vận động người dân đóng góp thêm để xây cầu bắc qua con kênh, đoạn giữa cầu Bà Chiêu và cầu Nước Trong. Cây cầu bêtông thành hình giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. Giờ đây, cây cầu này được nâng cấp, mở rộng, xe ôtô có thể qua được.

Hiện tại, ông Bạch Văn Hữu sống cùng vợ và người con gái. Giữ gìn phần đất ông bà, ba mẹ để lại, ông duy trì sản xuất hơn 2,5ha lúa và trồng thêm nhiều loại loại cây ăn trái xung quanh nhà. Ông vẫn hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động do Hội, đoàn thể địa phương phát động. Mỗi khi địa phương huy động sức dân mở đường, xây cầu giao thông, ông đều hưởng ứng./.

Năm 2017, ông Hữu đạt danh hiệu Thương binh tiêu biểu và nhận được bằng khen của UBND tỉnh. Năm 2022, ông là một trong các thương binh vinh dự tham gia Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc. 

Ngọc Hân - Hoàng Lan

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Khai trương website quản lý thông tin liệt sỹ, mộ liệt sỹ

Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ (Đề án 1237) năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ năm 2018

Bến Lức xây tặng và sửa chữa 18 căn nhà tình nghĩa

Năm 2017, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 734,8 triệu đồng, xây tặng và sửa chữa 18 căn nhà tình nghĩa, mỗi căn trị giá từ 20-50 triệu đồng.

Hiệu quả từ mô hình hỗ trợ nữ công nhân

Nhằm hỗ trợ nữ công nhân sống tại các khu nhà trọ có hoàn cảnh khó khăn, từ đầu năm 2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An xây dựng mô hình “Câu lạc bộ 3 giúp nữ công nhân nhà trọ”.

Cháy tại Cung quy hoạch, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh

Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ, ngày 20/12, một đám cháy đã xảy ra trong Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh, gọi tắt là Cung quy hoạch Quảng Ninh, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Nhiều tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển, hai tàu đang mất liên lạc

Tối 20/12, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa điều tàu SAR 413 đi cứu nạn tàu cá BĐ 98116 TS bị hết nhiên liệu, thả trôi ở vùng biển cách mũi Ô Cấp.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top