Thứ năm, 09/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

“Tích thiểu thành đa” 

Hiện nay, tiết kiệm và thực hành lối sống giản dị là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, các chị vận động người thân cùng thực hiện, vừa giảm được chi tiêu vừa có thêm thu nhập, bớt áp lực về mặt tài chính.

Hiện nay, tiết kiệm và thực hành lối sống giản dị là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Tùy theo hoàn cảnh từng gia đình, các chị vận động người thân cùng thực hiện, vừa giảm được chi tiêu vừa có thêm thu nhập, bớt áp lực về mặt tài chính.

Bỏ ống heo là hình thức tiết kiệm hiệu quả được nhiều người thực hiện.

Qua Tết, chị Ngọc Thơ ở quận Ninh Kiều mua 2 con heo đất để bỏ ống. Chồng chị Thơ mất việc, mấy tháng nay chưa tìm được việc mới, ở nhà phụ vợ đưa rước 2 con đi học. Năm học tới, con trai lớn chị Thơ vào lớp 6, con trai nhỏ vào lớp lá, nhiều thứ phải lo nên chị cùng gia đình tiết kiệm. Chị Thơ bàn với chồng mua cái máy may cũ, tranh thủ ban đêm và cuối tuần nhận sửa đồ, kiếm thêm thu nhập. Chồng chị Thơ cũng biết may nên hỗ trợ được vợ trong khoản này. Vợ chồng chị Thơ hạn chế mua thức ăn chế biến sẵn bên ngoài, chịu khó dậy sớm nấu ở nhà, đổi món thường xuyên, vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng. Chị cũng làm gương cho con bằng việc pha cà phê đem theo đi làm, hôm nào tăng ca thì đem cơm trưa, bớt mua sắm các món linh tinh theo kiểu “thích là chốt đơn” như trước… Chị Thơ có tham gia vào nhóm nội trợ do chị em phụ nữ trong chung cư chị đang ở lập ra. Các chị thường thông tin cho nhau những cửa hàng đang giảm giá hoặc những món mua theo combo, mua nhiều được ưu đãi… để cùng mua chung, hưởng tiện ích. Chị Thơ kể: “Nếu mình quyết tâm thì không khó để dành dụm. Sau khi cắt giảm các thứ, tôi dư được tầm 1,3 triệu đồng/tháng, chưa kể thu nhập từ việc sửa đồ. Tôi để dành tiền lo cho các con đi học”.

Nói về vấn đề chi tiêu tiết kiệm, chị Thu Thủy ở quận Cái Răng có nhiều kinh nghiệm. Ðầu năm, chị lên kế hoạch cụ thể cho các khoản, sau đó mua nhiều heo đất, mỗi con theo từng mục đích sử dụng. Con heo đất lớn nhất là để chi cho dịp Tết, mỗi tháng chị bỏ vào 500.000 đồng; 1 con để cả nhà bỏ ống chung, khi nào cần thì mổ heo; con trai lớn đang học đại học và con gái học lớp 8 cũng có heo đất riêng. Bằng cách này, chị Thủy luôn chủ động trong thu chi tài chính, ít khi thiếu hụt, còn dư được một khoản gởi ngân hàng. Mỗi năm, chị Thủy tổng dọn nhà 2 lần, những thứ thật sự cần thiết thì để lại, những thứ ít sử dụng thì mang cho hoặc đổi món khác với nhóm bạn chơi chung, cũng có khi chị đem bán hoặc trao đổi món mới với cửa hàng. Con trai chị Thủy cũng học theo mẹ, mua sắm gì cũng cân nhắc và thường đóng góp quần áo, giày, sách tặng người có hoàn cảnh khó khăn. Mấy năm nay, chị Thủy và nhóm bạn còn thực hiện việc rất ý nghĩa là nuôi tóc để tặng bệnh nhân ung thư. Việc để tóc dài tự nhiên giúp các chị tiết kiệm chi phí đáng kể trong việc uốn duỗi, chăm sóc tóc…

Nửa năm nay, gia đình chị Nghĩa ở quận Ninh Kiều thực hành tiết kiệm thông qua việc sử dụng hợp lý các thiết bị điện. Nhà chị Nghĩa 3 tầng, gồm 3 gia đình nhỏ sống chung, hóa đơn tiền điện mỗi tháng gần 4 triệu đồng. Thấy kéo dài tình trạng này không ổn, chị Nghĩa ghi những việc cụ thể để tiết kiệm điện và đề nghị con cháu nghiêm túc thực hiện. Trước đây, các cháu chị Nghĩa có tật đi tới chỗ nào là bắt đèn, bắt quạt, tivi, rồi bỏ quên không tắt, phòng thì thường xuyên mở máy lạnh… Chị Nghĩa nhắc các cháu, ban ngày mở cửa sổ cho không khí thông thoáng, đón ánh nắng, học bài thì ra ban công hoặc phòng khách cho mát, hạn chế sử dụng máy lạnh, chị còn thay bóng đèn cảm ứng tự tắt mở… Tận dụng khoảng sân trống, vợ chồng chị Nghĩa mua thùng xốp trồng các loại rau xanh, đỡ phần tiền chợ. Chị Nghĩa kể: “Từ những hành động nhỏ này mà tạo thành thói quen tốt, giúp gia đình tôi giảm đáng kể tiền điện mỗi tháng, để dành bỏ ống heo. Quan trọng là qua đó huy động và chia sẻ ý thức tiết kiệm đến từng thành viên trong nhà”.

Ðộc thân và còn nặng gánh gia đình nên chị Hồng Thắm ở quận Ô Môn chọn lối sống tối giản và ít tốn kém nhất. Giỏi tích cóp nên giữa năm rồi, chị Thắm mua căn hộ chung cư ở quận Cái Răng, trả trước 40% trị giá, phần còn lại vay ngân hàng. Sau khi mua sắm một số tiện nghi cần thiết, chị Thắm lên kế hoạch dành dụm trả nợ tiếp. Nhà có 2 phòng nên chị rủ người bạn thân về ở chung, có thêm chi phí lo điện nước, sinh hoạt hằng ngày. Chị Thắm và bạn còn hùn nấu ăn, thay vì đến phòng tập thì cả hai tập thể dục tại nhà theo các bài tập miễn phí trên youtube.

Chị Thắm chia sẻ kinh nghiệm: “Tiết kiệm đơn giản là biết cách chi tiêu sao cho hợp lý, biết quản lý nhu cầu thiết yếu của mình, tính toán, lựa chọn những cái mình cần, không phung phí. Tôi luôn đặt ra những mục tiêu ngắn và dài hạn để thực hiện từ từ như mua bảo hiểm dưỡng già cho ba má, mua nhà, mua xe… Có tài sản tích lũy mình sẽ cảm thấy an tâm, chủ động hơn, có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống”.

Bài, ảnh: KIỀU CHINH

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Cần Giuộc: Nam thanh niên tắm sông chết đuối

Lúc 17h ngày 16/7, lực lượng chức năng huyện Cần Giuộc phát hiện thi thể anh Huỳnh Lê Thanh Long, SN 1991, ngụ 6R, cư xá Phú Lâm, phường 10, quận 6, TP.HCM; nạn nhân chết đuối tại cầu Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Sân chơi hè của trẻ em nông thôn

Mùa hè, tham gia các lớp học năng khiếu, nhiều thiếu nhi trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An có thêm sân chơi bổ ích. Các lớp năng khiếu hè trang bị cho các em một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Những năm tháng không quên

Chiến tranh lùi xa nhưng ký ức về năm tháng đấu tranh gian khổ vẫn hằn sâu trong lòng những người từng tham gia cuộc kháng chiến. Và những ký ức ấy trở thành bài học giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần yêu nước.

Bữa cơm công nhân còn nhiều nỗi lo

Theo ghi nhận chung, bữa cơm công nhân hiện nay không đủ chất dinh dưỡng. Đủ hay không đủ chất còn tùy thuộc vào giá cả của suất ăn. Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bữa cơm.

Bí thư Huyện ủy Cần Đước - Nguyễn Việt Cường kiểm tra tình trạng sạt lở ở xã Long Hựu Đông

Chiều ngày 04/7, Bí thư Huyện ủy Cần Đước, tỉnh Long An – Nguyễn Việt Cường và lãnh đạo xã Long Hựu Đông đến khảo sát, chỉ đạo công tác ứng phó tình hình sạt lở tại khu vực ấp Chợ, xã Long Hựu Đông.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.

Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Bình Tâm, TP.Tân An, tỉnh Long An - Trần Thị Kim Thu tích cực tham gia và tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Top