Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Trang bị nghề, tạo việc làm cho người nghèo 

Bên cạnh nhiều chính sách trợ giúp người nghèo, việc lồng ghép dạy nghề ngắn hạn gắn với ổn định việc làm, thu nhập, được thành phố đánh giá là giải pháp giảm nghèo thiết thực, căn cơ

Bên cạnh nhiều chính sách trợ giúp người nghèo, việc lồng ghép dạy nghề ngắn hạn gắn với ổn định việc làm, thu nhập, được thành phố đánh giá là giải pháp giảm nghèo thiết thực, căn cơ. Qua đó, một bộ phận người nghèo nỗ lực học nghề, bám việc, hình thành thói quen chấp hành hành kỷ luật lao động, tác phong chuyên nghiệp...

Lồng ghép vận động người nghèo, cận nghèo tham gia học nghề đan dây nhựa, tạo việc làm.

Khích lệ học nghề, tạo việc làm

Hơn 2 tháng nay, chị Nguyễn Thị Kim Phượng, hộ cận nghèo ở khu vực Thới Mỹ, phường Thới Long, quận Ô Môn, sắp xếp việc mua bán, đều đặn đến lớp nghề nấu ăn. Qua từng buổi học, chị Phượng cẩn thận ghi chép lý thuyết về các nguyên liệu cần thiết; từng công đoạn chế biến món ăn. Hào hứng thực hành theo hướng dẫn của giáo viên, chị Phượng bày tỏ: “Hổm rày, tôi học nấu rất nhiều món trong bữa ăn gia đình, đám tiệc. Lúc mới vào học, tôi lo lắng không sắp xếp được công việc và tiếp thu không bằng chị em. Giờ ổn định rồi, học lý thuyết kết hợp thực hành, thầy dạy dễ hiểu, tôi cảm thấy rất vui. Học nghề xong, tôi mong muốn được làm trong dịch vụ nấu ăn lưu động, vừa có thu nhập, vừa nâng cao tay nghề”. 

Chăm chú, tỉ mỉ từng đường may, học viên lớp nghề may gia dụng Huỳnh Thị Ngộ, hộ nghèo ấp Trường Tây, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, cố gắng hoàn thiện sản phẩm đạt yêu cầu. Do không mấy khéo tay nên lúc đầu chị Ngộ không tự tin đăng ký học nghề. Thế nhưng, được cán bộ phụ nữ ấp động viên, giáo viên nhiệt tình hướng dẫn, chị Ngộ dần thoải mái tiếp thu lý thuyết và thực hành đo, cắt quần tây, áo sơ mi. Chị Ngộ vui vẻ nói: “Tôi lập gia đình và có con 6 tuổi, chi tiêu hằng ngày trông nhờ tiền công làm thuê của chồng. Biết tin lớp nghề may mở tại xã, tôi sắp xếp việc nhà đăng ký học, nhận may hàng gia công, thêm thu nhập”.

Lớp nghề đan dây nhựa xã Trường Thắng, huyện Thới Lai cũng thu hút một số phụ nữ nghèo, cận nghèo việc làm chưa ổn định. Sau 15 ngày học nghề, hầu hết học viên nắm cơ bản kỹ thuật và đan được giỏ xách. Chị Dương Thị Bé Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cho biết: “Các năm qua, xác định các nghề: chằm nón lá, đan dây nhựa, đan đát phù hợp với phụ nữ nghèo, cận nghèo, xã phối hợp tổ chức mở lớp tại địa phương, tạo điều kiện để chị em theo học. Sau đó, chị em nhận đan cần xé, bội hoa cho Hợp tác xã Quốc Noãn hay đan giỏ, khay dây nhựa cho Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hồng Hào hoạt động trên địa bàn, đảm bảo nguồn hàng thường xuyên, giúp thu nhập ổn định”.

Hướng đến căn cơ, bền vững

Quá trình thực hiện giảm nghèo, các quận, huyện chú trọng điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu bức thiết của người dân - nhất là người nghèo, cận nghèo - là được học nghề, tạo việc làm phù hợp. 6 tháng đầu năm 2019, huyện Thới Lai lồng ghép vận động 20 người nghèo, cận nghèo học các nghề: đan đát, đan dây nhựa, chăm sóc da, may công nghiệp, xây dựng, hàn... Kết thúc khóa học, học viên làm việc tại các hợp tác xã, tổ liên kết, cơ sở sản xuất, kinh doanh, với thu nhập bình quân 2,5 - 3,5 triệu đồng/tháng. Quá trình phối hợp dạy nghề, quận Ô Môn cũng nỗ lực tư vấn, động viên người nghèo, cận nghèo chọn học nghề phù hợp, dễ tìm việc làm cũng như giới thiệu tham gia các mô hình làm ăn hiệu quả trên địa bàn. Ở huyện Cờ Đỏ nổi bật mô hình đan lục bình (thị trấn Cờ Đỏ) thu hút rất nhiều phụ nữ dân tộc Khmer thu nhập ổn định, đời sống ngày thêm khởi sắc. 

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, xác định dạy nghề gắn với giải quyết việc làm là giải pháp căn cơ giúp giảm nghèo bền vững, 6 tháng đầu năm 2019, các quận, huyện lồng ghép vận động trên 200 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, chính sách, dân tộc thiểu số, khuyết tật, mất đất canh tác chưa có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh theo học nghề để có việc làm. Các lớp nghề: may gia dụng, may công nghiệp, đan lục bình, đan dây nhựa, đan đát… tổ chức theo hình thức lưu động tại các xã, phường, thị trấn. Tùy đặc điểm từng nghề, thời gian thực học từ  1,5 - 3 tháng. Mỗi người nghèo, cận nghèo được thụ hưởng chính sách học nghề theo quy định. Đồng thời, các quận, huyện đang duy trì khoảng 40 mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm (GQVL), thu hút người nghèo, cận nghèo, dân tộc có việc làm, thu nhập. 

Ông Đào Minh Lợi, Trưởng Phòng Lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, cho biết: Qua kiểm tra, giám sát công tác ĐTN 6 tháng đầu năm 2019, một bộ phận người nghèo, cận nghèo không chịu khó, thụ động, hạn chế trình độ học vấn, đa phần là lao động chính trong gia đình nên chưa “mặn mà” chọn học nghề để có việc làm phù hợp... Đồng thời, chưa xác định có tay nghề, việc làm là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững. Để công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đạt hiệu quả, bền vững, cùng với thực hiện các chính sách trợ giúp giảm nghèo, thành phố quan tâm lồng ghép vận động người nghèo, cận nghèo học nghề ngắn hạn gắn với GQVL tại chỗ hay tại các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, để ổn định thu nhập, từng bước thoát nghèo. Chính quyền đoàn thể các địa phương tăng cường truyền thông làm chuyển biến nhận thức người nghèo về học nghề cơ bản, việc làm ổn định. Qua đó, thuận lợi tiếp cận và thích ứng với thị trường lao động.

Bài, ảnh: ANH PHƯƠNG

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Văn phòng Quốc hội ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Để chia sẻ khó khăn, chung tay góp sức phòng, chống dịch; phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Quốc hội tổ chức đợt quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19.

Văn phòng Quốc hội ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Để chia sẻ khó khăn, chung tay góp sức phòng, chống dịch; phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Quốc hội tổ chức đợt quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19.

Đà Nẵng: Cho phép một số dịch vụ vận chuyển hoạt động trở lại

(ĐCSVN) - Từ 6 giờ ngày 28/5, UBND TP Đà Nẵng cho phép một số dịch vụ vận chuyển hoạt động trở lại sau thời gian tạm dừng để phòng, chống dịch COVID-19.

BHXH VN đề nghị lộ trình điều chỉnh lương hưu cho lao động nữ

Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đây là cách tính hài hòa và lao động nữ cũng có lộ trình áp dụng lương hưu mới như lao động nam.

Nhiều trường mất cả tháng mới có thể khôi phục sau bão

Mái ngói bị lột, trần nhà sụp, thiết bị dạy học hư hại, không điện-nước…các trường ở vùng bão muốn khôi phục có thể phải mất hơn cả tháng.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.

Tâm huyết của người đảng viên

Chuyển sinh hoạt đảng về địa phương năm 2019, đến năm 2022, ông Trần Văn Hòa (ấp Phú Xuân 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.
Top