Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thầy giáo âm nhạc “biến” đá thành tranh 

Từ những hòn đá granit thô cứng, thầy Nguyễn Hoàng Nam, giáo viên dạy nhạc Trường THCS Cái Dầu, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đã “biến” thành những bức tranh vô cùng độc đáo, mở ra một dòng tranh riêng biệt ở vùng Bảy Núi.

Từ những hòn đá granit thô cứng, thầy Nguyễn Hoàng Nam, giáo viên dạy nhạc Trường THCS Cái Dầu, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đã “biến” thành những bức tranh vô cùng độc đáo, mở ra một dòng tranh riêng biệt ở vùng Bảy Núi.

Bức tranh thiếu nữ mặc áo dài đạp xe đến trường được thầy Nam làm hoàn toàn từ đá.

Ðến phòng tranh của thầy Nam, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những bức tranh với chỉ 2 tông màu sáng - tối nhưng sống động như thật. Từ những bức tranh thiếu nữ với tà áo dài thướt tha, cuộc tranh tài đua bò Bảy Núi sôi động đến những chiếc ghe neo trên dòng sông yên ả thanh bình…, tất cả đều chân thật đến từng chi tiết. Thầy Nam cho biết, vốn rất đam mê nghệ thuật nhưng với hội họa, thầy là người “ngoại đạo”. Rồi trong chuyến hành trình xuyên Việt theo đoàn văn nghệ sĩ tỉnh An Giang đến tỉnh Yên Bái, thầy thấy người dân nơi đây khai thác đá quý làm tranh nên lóe lên suy nghĩ tận dụng chất liệu đá vùng Bảy Núi làm tranh.

Năm 2005, thầy Nam bắt đầu mày mò sử dụng đá granit được khai thác từ mỏ đá vùng Bảy Núi để làm tranh. Suốt 3 năm tự mày mò thử nghiệm, không biết bao nhiêu bức tranh làm ra rồi bỏ đi vì không ưng ý, thầy mới tìm được công thức phù hợp để cho ra bức tranh đầu tiên. “Thời điểm đó, một phần do là tay ngang, một phần vì chất liệu đá rất cứng, lại “nghèo màu” hơn các loại đá quý khác nên tôi mất rất nhiều thời gian để cho ra một công thức và cách làm tranh hoàn chỉnh” - thầy Nam kể.

Ðể cho ra đời một bức tranh đá vô cùng kỳ công, thầy Nam phải tự tìm nguyên liệu tại các mỏ khai thác đá hay lượm lặt dưới chân núi hoặc bên đường. Các công đoạn làm tranh đá khá phức tạp. Ðá khi đem về được đập nhuyễn, rửa sạch bụi, giữ lại đá còn nguyên hạt, phân loại màu sắc, phác thảo bản vẽ, rải đá, đổ keo… “Sau khi phác họa, những hạt đá đập nhuyễn sẽ được xếp lại thành đường nét sáng, tối trên nền. Những hạt đá lớn dùng làm nền, hạt nhỏ sẽ được đính vào điểm chi tiết của bức tranh. Còn những hạt mịn màu xám dùng để kết nối chuyển tiếp giữa 2 mảng màu sáng - tối” - thầy Nam cho biết.

Theo thầy Nam, công đoạn cuối cùng là đổ keo cũng rất quan trọng, bởi dù cho có xếp đá thành hình hoàn chỉnh, nhưng nếu đổ keo để cố định đá thất bại thì xem như bỏ đi bức tranh. Chủ đề tranh của thầy Nam thường là quê hương, hoa, phong cảnh, nhân vật… Do phải qua nhiều công đoạn phức tạp, nên mỗi bức tranh làm ra đôi khi mất hơn 1 tháng và giá mỗi bức tranh thường dao động từ 2 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng. Tiêu chí để định giá mỗi tác phẩm tranh đá tùy theo chủ đề, hình ảnh, nội dung. Cái hay của dòng tranh này là làm người nhìn bị đánh lừa thị giác bởi khi nhìn vào tranh người xem sẽ thấy có màu. Tuy nhiên, các màu này chỉ là sự hòa hợp với nhau trong 2 mảng đen trắng từ màu sắc tự nhiên của đá. Tức là nhìn tranh thì thấy có màu nhưng thực chất nó là tranh đen trắng.

“Trong quá trình tìm kiếm màu sắc của đá, giã nhuyễn và phân loại kích cỡ, tôi đã thu được trên 20 sắc thái màu sắc, có thể áp dụng cho nhiều đề tài. Những sắc màu đá tự nhiên đó khiến người nhìn thấy có màu, mặc dù nó chỉ là 2 màu đen - trắng” - thầy Nam nói.

Ðến nay, thầy Nam đã làm được gần 200 bức tranh đủ các thể loại: chân dung, phong cảnh, tranh chữ... và đã tổ chức 2 cuộc triển lãm tranh đá. Tuy nhiên, thầy Nam rất lo lắng cho việc duy trì và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo này. “Tôi tuổi cao, sức khỏe ngày một giảm nên việc lặn lội khắp nơi tìm đá, giã đá, ngồi hàng giờ để làm tranh… là điều rất khó. Bên cạnh đó, đồng lương giáo viên eo hẹp cũng khiến tôi khó mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng điều buồn nhất là chưa tìm được truyền nhân kế thừa” - thầy Nam tâm sự.

Bài, ảnh: NGUYỄN TRINH

 

Nắng nóng cả nước, tiêu thụ điện lập đỉnh kỷ lục mới

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nắng nóng gay gắt ở cả ba miền đã làm cho tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục. Ngành điện khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm.

An cư trong ngôi nhà tình nghĩa

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Long An luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng...

Trao kinh phí sửa chữa nhà ở và trao xe đạp cho học sinh tại huyện Vĩnh Hưng   

Công an quận 4, TP.HCM đến huyện Vĩnh Hưng trao tiền hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình khó khăn và trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Phát triển ngành Bảo hiểm xã hội theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Phó Thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái đã ký Quyết định nhằm phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sử dụng tài nguyên nước hợp lý

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Triển khai các chính sách phải minh bạch, đến tận tay đối tượng

(ĐCSVN) – Tiếp xúc cử tri tại huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: "Việc gì chưa xong cũng phải giải quyết đến cùng, đặc biệt là triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, người có công, người nghèo phải minh bạch, đến tận tay đối tượng..."

Đề xuất mở rộng đối tượng được hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đề xuất điều chỉnh mở rộng thêm đối tượng gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhưng chưa được hỗ trợ.

Tôn vinh 70 điển hình tiên tiến thanh niên xung phong các thời kỳ

(ĐCSVN) - Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2020), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội cựu TNXP Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Hà Nội và nhiều địa phương.

Trang bị nghề, tạo việc làm cho người nghèo 

Bên cạnh nhiều chính sách trợ giúp người nghèo, việc lồng ghép dạy nghề ngắn hạn gắn với ổn định việc làm, thu nhập, được thành phố đánh giá là giải pháp giảm nghèo thiết thực, căn cơ

An Giang: Hàng chục vụ sạt lở ven sông Hậu

(ĐCSVN) – Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2020, đã xảy 13 vụ sạt lở ven sông Hậu qua địa bàn tỉnh này, khiến tổng diện tích đất bị mất lên đến hơn 0,2ha.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...
Top