Thứ sáu, 10/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cuộc tình đẹp của cô gái Việt và chàng trai Campuchia

Biên giới Long An đã chứng kiến chuyện tình đẹp của những chàng trai, cô gái Việt Nam - Campuchia. Những mối tình đó cứ âm thầm đơm hoa, kết trái, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước láng giềng gắn bó mật thiết với nhau.

Biên giới Long An đã chứng kiến chuyện tình đẹp của những chàng trai, cô gái Việt Nam - Campuchia. Những mối tình đó cứ âm thầm đơm hoa, kết trái, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước láng giềng gắn bó mật thiết với nhau.

1. Từ tình yêu chớm nở trong những ngày đi làm ruộng ở biên giới, trải qua hơn 2 thập kỷ gắn bó cùng nhau vượt khó khăn, thử thách của cuộc sống, chị Nguyễn Thị La - cô gái người Việt và chàng trai người Campuchia - Miet Sam (tên Việt Nam là Nguyễn Văn Sâm) vẫn luôn yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống.

Căn nhà nhỏ là tổ ấm của anh Miet Sam và chị La

Nằm yên bình trên đường bờ Nam kênh Hưng Điền, ấp Tà Nu, xã Khánh Hưng, huyện Vĩnh Hưng là ngôi nhà nhỏ của anh chị. Căn nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, dù nhỏ nhưng luôn ấm cúng, sạch sẽ, ngăn nắp. Gặp và trò chuyện cùng anh chị, chúng tôi phải hỏi lại nhiều lần rằng anh có phải người Campuchia không vì anh nói tiếng Việt rất sành và nhìn cách ăn mặc, sinh hoạt chẳng khác người Việt là mấy. Lúc ấy, anh cười đùa: “Người lạ nào gặp tôi cũng hay hỏi vậy, thì tôi giờ là người Việt mà, chỉ khác người Việt là gốc người Campuchia thôi”.

Bên hiên nhà, vợ chồng anh dành một góc nhỏ để trà nước tiếp khách. Thông thường, khách là Trưởng ấp Tà Nu hoặc người dân 2 bên biên giới qua lại mua bán, trò chuyện về việc làm ăn cũng như sinh hoạt của người dân khu vực biên giới.

Anh Miet Sam kể, anh là người ở xã Chambak, huyện Svay Chrum, tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia. Nhà đông anh em nên anh phải đi làm từ nhỏ và sang Long An làm mướn để sinh sống. Làng quê bên anh, mọi người cũng sinh sống bằng nghề làm ruộng, căn nhà của ba mẹ anh bên đó là nhà sàn - một nét đặc trưng của văn hóa Khmer ở nông thôn Campuchia.

“Còn nhớ hồi đó nhà tôi ở làm ruộng đối diện là nhà của vợ tôi bây giờ. Khi mở cửa ra là 2 nhà thấy nhau, rồi chẳng biết yêu nhau từ khi nào. Chúng tôi nhận thấy tuy là 2 nước nhưng vì biên giới gần nhau, cả nhà cũng hay qua lại nên chẳng có gì khó khăn khi chúng tôi đến với nhau. Phong tục, tập quán cũng như sinh hoạt văn hóa, tôi thấy cũng vậy. Tết Cổ truyền của người Việt cũng như Tết Cổ truyền Chol Chnam Thmay của người dân Campuchia, gia đình 2 bên đều qua lại chúc tết. Tôi thấy chỉ khác một điều là người Việt ăn tết khoảng 1 tuần còn bên gia đình tôi ăn tết nhiều ngày nên vợ chồng tôi có thể sắp xếp để trở về Campuchia” - anh Miet Sam chia sẻ.

Tính đến nay, anh chị bên nhau 23 năm, có 2 người con (1 trai, 1 gái). Cách đây không lâu, căn nhà nhỏ cũng tràn ngập tiếng cười của 2 bên nội, ngoại và hàng xóm khi anh chị gả người con gái út. Hồi tưởng chuyện đã qua, anh chị bộc bạch, hoàn cảnh gia đình khó khăn, 2 bên đều đông con nên khi lập gia đình, vợ chồng anh chị xin ra ở riêng. Lúc đầu cả 2 đi làm mướn để đắp đổi qua ngày. Thấy chàng rể hiền lành, chân chất lại chịu khó làm ăn, mẹ của chị La - bà Nguyễn Thị Suônl cho một ít đất để sản xuất. Hiện tại, anh chị nuôi bò, trồng thêm bưởi để tăng thu nhập.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị La, anh Miet Sam cùng nhau lao động để xây dựng hạnh phúc gia đình

2. Theo bà Suônl (mẹ vợ của anh Miet Sam), mối quan hệ giữa 2 bên gia đình tuy là người Việt - người Campuchia nhưng hết sức hài hòa. Bà cũng nói được tiếng Khmer, ngược lại, vợ chồng sui gia cũng hiểu và nói được một ít tiếng Việt nên không gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt mỗi khi gặp nhau. “Hồi đó, thằng Miet Sam đến vùng đất này làm mướn, thấy nó chịu khó làm ăn, siêng năng, thiệt thà nên chúng tôi ưng thuận rồi 2 đứa nó nên duyên. Câu chuyện sui gia duy trì đến nay đã mấy chục năm. Hồi đó, đám cưới của 2 con diễn ra cũng không có gì trở ngại về khoảng cách địa lý, phong tục. Ở bên mình thì làm đám và đãi món ăn theo bên mình, còn lúc rước dâu về bên nước bạn thì gia đình tôi theo phong tục của bên đó. Nói chung là mọi điều đều suôn sẻ hết” - bà Suônl nói.

Chính nghĩa tình, sự đoàn kết giữa người dân Việt Nam và Campuchia 2 bên biên giới mới là thành lũy vững vàng nhất, giúp biên giới thêm bình yên, vững mạnh. Những chuyện tình đẹp của các cặp vợ chồng người Việt Nam và Campuchia đã "đơm hoa, kết trái" giữa vùng biên giới. Họ là những người tô đẹp thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước láng giềng Việt Nam - Campuchia

Bên nhau nhiều năm, gia đình anh chị ở địa phương đều biết nhưng vì vướng các thủ tục, quy định nên đến nay anh Miet Sam vẫn chưa được nhập quốc tịch Việt Nam. Đây là ước mơ lớn nhất của anh. “Ở ấp, xã cũng tạo điều kiện cấp thẻ tạm trú dài hạn cho tôi nhưng tôi sinh sống ở Việt Nam đã lâu, cũng yêu quý mảnh đất này nên chỉ mong ước vậy thôi. Người ta cứ nói vợ chồng tôi may mắn vì giữa “biển người” thuộc 2 đất nước nhưng lại tìm thấy nhau và nên duyên. Riêng tôi nghĩ chỉ cần có tình yêu thì ở với ai và ở đâu cũng giống nhau thôi. Tôi vẫn luôn tin vào hai chữ định mệnh” - anh Miet Sam bộc bạch. Định mệnh đã khiến họ gặp nhau. Định mệnh đã cho anh Miet Sam ở lại, làm chồng của chị La, học tiếng Việt, học văn hóa Việt Nam để trở thành người Việt.

Theo anh Miet Sam, cũng vì 2 nhà không cách xa nhau và đi lại cũng thuận lợi nên anh không thấy có sự khác lạ trên quê hương thứ 2 của mình. Ngược lại, chị La cũng cảm thấy may mắn tuy là lấy chồng người Campuchia nhưng cũng không có gì khác về văn hóa. Chị cho rằng, phần đông người dân vùng biên này, đều có thể nói được cả tiếng Việt và tiếng Khmer chứ không riêng gì gia đình chị. Điều đó không chỉ cần thiết khi qua lại làm kinh tế mà còn thể hiện sự gắn bó, thắt chặt tình nghĩa giữa 2 dân tộc.

Chị La chia sẻ: “Mối quan hệ sui gia của 2 bên gia đình không có gì trở ngại. Nếu như ba mẹ chồng có chuyện không sang Long An được, mẹ tôi và tôi cùng các con sẽ đến nhà chồng. Sang bên đó, tôi vẫn mặc trang phục bình thường như bên mình thôi, ba mẹ chồng cũng không có đòi hỏi chuyện này. Còn các món ăn của gia đình chồng thì tôi thích nhất là cà ri đỏ Khmer, bún cà ri, bò, cá hấp,...”.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng - Võ Duy Huy Vũ cho biết, trên địa bàn xã cũng có một số trường hợp dựng vợ, gả chồng với người bên kia biên giới. Những gia đình này chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ngoài những chính sách hỗ trợ, xã thường xuyên vận động mạnh thường quân tặng quà, tiền mặt giúp các gia đình ổn định cuộc sống.

Chính nghĩa tình, sự đoàn kết giữa người dân Việt Nam và Campuchia 2 bên biên giới mới là thành lũy vững vàng nhất, giúp biên giới thêm bình yên, vững mạnh. Những chuyện tình đẹp của các cặp vợ chồng người Việt Nam và Campuchia đã "đơm hoa, kết trái" giữa vùng biên giới. Họ là những người tô đẹp thêm tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước láng giềng Việt Nam - Campuchia./.

Thanh Nga

Đẩy mạnh công tác phòng bệnh Thalassemia vì tương lai nòi giống Việt

(ĐCSVN) - Các chuyên gia nhấn mạnh, để giảm thiểu gánh nặng điều trị và chăm sóc người bệnh, có thể phòng bệnh hiệu quả bằng các biện pháp như: Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh...

Thăm hỏi gia đình của người mất vì tai nạn lao động

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An tổ chức thăm, tặng quà cho thân nhân, gia đình người mất do tai nạn lao động năm 2023.

Đồng hành cùng người dân vùng hạn, mặn

Trước tình hình hạn, mặn diễn biến nghiêm trọng trên địa bàn huyện Cần Giuộc, các ban, ngành, đoàn thể huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn tích cực triển khai các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

Tạo động lực để phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cần Đước, tỉnh Long An triển khai nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên, PN.

Những hạt gạo nghĩa tình

Sau 8 năm triển khai, thực hiện, mô hình Hạt gạo nghĩa tình của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình An, huyện Thủ Thừa đã trở thành điểm tựa cho nhiều hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Ra mắt Ban Tư vấn Trung tâm Dịch vụ nhân đạo

(ĐCSVN) - Ban Tư vấn Trung tâm Dịch vụ nhân đạo gồm 5 người luôn dành sự quan tâm đặc biệt của mình đối với phong trào Chữ thập đỏ và Trung tâm Dịch vụ nhân đạo.

Tặng quà Tết gia đình chính sách trên địa bàn biên giới tỉnh Trà Vinh

(ĐCSVN) – Cùng với việc trao 100 suất quà (mỗi suất trị giá 600 ngàn đồng) tới các hộ nghèo, gia đình chính sách, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Trà Vinh còn hỗ trợ hàng chục triệu đồng tiền mặt cho cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Long Vĩnh đón Xuân Tân Sửu 2021.

Tiếp tục giải ngân tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 02/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo. Quyết định 02/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 30/3/2021.

Đẩy mạnh truyền thông về giáo dục nghề nghiệp

(ĐCSVN) – Cần tăng cường công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp để lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị giáo dục nghề nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội, thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội và doanh nghiệp; góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.

Trả lại tài sản trị giá hơn 200 triệu đồng khách bỏ quên trên máy bay

(ĐCSVN) - Tổ tiếp viên Vietnam Airlines Group đã phát hiện và kịp thời trả lại các tài sản có giá trị cho hành khách bỏ quên trên chuyến bay VN220, hành trình Tp Hồ Chí Minh - Hà Nội ngày 19/01 và BL6442, hành trình Tp Hồ Chí Minh - Thanh Hóa ngày 22/01.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Chiến sĩ “sao vuông” trên các mặt trận

Bằng sự tận tâm, trách nhiệm, chiến sĩ “sao vuông” Nguyễn Chí Phương (SN 1996) - Tiểu đội trưởng Dân quân thường trực, Ban Chỉ huy Quân sự thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, có nhiều đóng góp cho địa phương.

Hết lòng vì học sinh thân yêu

Gần 30 năm gắn bó với nghề, Nhà giáo Ưu tú Võ Thị Kim Phượng - giáo viên Trường Tiểu học Bình Thạnh (huyện Thủ Thừa), không ngại khó, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Hoạt động Mai táng 0 đồng - Khi nghĩa tử là nghĩa tận

Với suy nghĩ “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong suốt 3 năm hoạt động, Đội Mai táng 0 đồng của Hội Từ thiện chùa Ân Thọ (TP.Tân An, tỉnh Long An) đã hỗ trợ an táng thân nhân của 102 hộ gia đình qua đời do tai nạn giao thông,...

Tích cực làm công tác dân vận

*Bằng sự tâm huyết, tận tụy, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Chánh, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ - Văn Phước Minh luôn thực hiện tốt công tác dân vận; chủ động phối hợp chăm lo đời sống người dân và phát triển kinh tế.

Bến Lức: Trao yêu thương từ Gian hàng 0 đồng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Bến Lức, Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An tổ chức Gian hàng 0 đồng ngay tại cổng đơn vị (khu phố 8, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức) để người dân ai cần đến lấy sử dụng.
Top