04/04/2025
x
+
aa
-

Các nước cam kết tiếp tục thúc đẩy mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân

Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu, tuyên bố chung cảnh báo về nguy cơ chạy đua vũ trang hạt nhân và sự gia tăng số lượng quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Ngày 7/3, các quốc gia thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) đã thông qua một tuyên bố chung, tái khẳng định mối đe dọa hiện hữu của vũ khí hạt nhân đối với nhân loại và cam kết tiếp tục thúc đẩy mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này.

Tuyên bố chung được thông qua tại Hội nghị lần thứ ba của các nước thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân diễn ra từ ngày 3-7/3 tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ).

Tuyên bố nhấn mạnh "quyết tâm không lay chuyển" của các quốc gia thành viên trong việc giải quyết mối đe dọa do vũ khí hạt nhân gây ra.

Ngoài ra, các bên đã nhất trí tổ chức hội nghị tiếp theo vào cuối năm 2026 nhằm đánh giá việc thực hiện hiệp ước.

Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh hậu quả thảm khốc mà vũ khí hạt nhân gây ra đối với con người khi đề cập đến những đau thương mà người dân Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản đã trải qua cũng như ảnh hưởng lâu dài của các vụ thử hạt nhân đối với môi trường và con người.

Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị và các cuộc xung đột trên thế giới như cuộc xung đột ở Ukraine, tuyên bố chung cảnh báo về nguy cơ chạy đua vũ trang hạt nhân và sự gia tăng số lượng quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Do đó, tuyên bố kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động "ngay lập tức và quyết đoán" để đối phó với mối đe dọa này.

Tuyên bố chung cũng kêu gọi Mỹ và Nga nhanh chóng tiến hành đàm phán trong bối cảnh Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) dự kiến hết hạn vào năm 2026.

Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân được thông qua tháng 7/2017 và có hiệu lực từ ngày 22/1/2021. Đây là hiệp ước quốc tế đầu tiên quy định cấm toàn diện việc phát triển, thử nghiệm, sản xuất, chế tạo, tàng trữ, chuyển giao, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Khác với hai hội nghị trước vào năm 2022 và 2023, không có bất kỳ quốc gia nào thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cử đại diện tham dự hội nghị lần này với tư cách là quan sát viên./.

Theo TTXVN

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-cam-ket-tiep-tuc-thuc-day-muc-tieu-xoa-bo-hoan-toan-vu-khi-hat-nhan-post1019431.vnp

Other news

Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump gây áp lực đối với cả Mỹ và ASEAN
Giáo sư Kim Beng nhận định các mức thuế đối ứng có thể ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế ASEAN, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Ukraine để ngỏ khả năng ký thỏa thuận khoáng sản mới với Mỹ
Ngoại trưởng Ukraine cho biết đã diễn ra một vòng tham vấn về dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới, theo đó thỏa thuận này sẽ giúp tăng cường sự hiện diện của các doanh nghiệp Mỹ tại Ukraine.
Mỹ tin tưởng Nga sẽ thực hiện cam kết hướng tới chấm dứt xung đột với Ukraine
Phát biểu trước các phóng viên tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không muốn áp đặt các biện pháp thuế quan lên các bên mua dầu của Nga, điều mà ông từng đe dọa trước đó.
Số người tử vong do động đất tăng lên, Thái Lan không hoãn lễ hội Songkran
Lực lượng cứu hộ tìm thấy thêm một thi thể tại Bangkok, đưa số người thiệt mạng tại Thái Lan do ảnh hưởng của trận động đất 7,7 tại Myanmar tăng lên con số 19.
Động đất tại Myanmar: Xác nhận 1.644 người đã thiệt mạng
Thảm họa động đất tại Myanmar khiến 1.644 người thiệt mạng, 2.400 người bị thương, trong khi Thái Lan cũng xác nhận có 10 người thiệt mạng.
Top